Phật dạy luyện tâm như luyện kim
Trong công nghệ luyện kim, việc thanh lọc các tạp chất ra khỏi quặng là một trong những công đoạn quan trọng để tác thành chất lượng sản phẩm. Cũng vậy, trong lĩnh vực luyện tâm, điều tối cần là phải loại bỏ những cấu uế, dơ bẩn ra khỏi tâm thì mới có thể điều phục tâm trở thành thanh tịnh.
Một thời Thế Tôn trú giữa những người Sumbha, tại thị trấn Setaka dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có năm cấu uế này đối với vàng. Đó là sắt, đồng, thiếc, chì và bạc. Do những cấu uế này, vàng bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn và không chân chánh chịu sử dụng.
Cũng vậy, này các Tỷ kheo, có năm cấu uế của tâm. Đó là dục tham, sân, hôn trầm, trạo hối và nghi. Chính những cấu uế này khiến tâm bị uế nhiễm, không có nhu nhuyến, không có kham nhậm, không có chói sáng, dễ bị bể vụn và không chân chánh được định tỉnh để đoạn diệt các lậu hoặc.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ V, phẩm Triền cái, phần Cấu uế, NxbTôn Giáo, 2002, tr.146)
Phật dạy về năm nguy hại khi Tỳ kheo ở quá lâu một chỗ
Lời bàn:
Trong công nghệ luyện kim, việc thanh lọc các tạp chất ra khỏi quặng là một trong những công đoạn quan trọng để tác thành chất lượng sản phẩm. Cũng vậy, trong lĩnh vực luyện tâm, điều tối cần là phải loại bỏ những cấu uế, dơ bẩn ra khỏi tâm thì mới có thể điều phục tâm trở thành thanh tịnh.
Muốn thành tựu thiền định, trước hết và quan trọng nhất phải vượt qua chướng ngại năm triền cái. Dục tham, sân hận, hôn trầm, trạo hối và nghi ngờ là năm thứ tạp chất, cấu uế khiến cho tâm bị trói buộc vào các dục và làm ngăn che, chướng ngại thiền định. Do vậy, bước đầu thanh lọc tâm cũng chính là nỗ lực tịnh hóa năm món trói buộc và ngăn che này.
Tâm chúng ta chẳng bao giờ yên lặng mà luôn bị khuấy động. Chỉ cần ngồi yên vài phút thôi thì rất dễ dàng nhận ra điều ấy. Bước đầu thực tập thiền định, năm triền cái này là trở lực chủ yếu khiến hành giả khó đạt đến nhất tâm. Tuy nhiên, nếu hành giả tinh tấn nhiếp tâm vào đề mục (niệm hơi thở, niệm Phật hay trì chú…) đồng thời ghi nhận một cách rõ ràng về sự xuất hiện, tồn tại và ra đi của năm triền cái cùng các phiền não khác (nếu có) thì dần dần sẽ thiết lập được chánh niệm, an trú vững chãi trong đề mục.
Chánh niệm tỉnh giác là vũ khí sắc bén để tiêu diệt năm triền cái. Do đó, thực tập để phát huy chánh niệm thường trực đến cao độ là nền tảng quan trọng của thiền định. Vượt qua sự trói buộc và ngăn che của năm triền cái mới có khả năng tiến vào Sơ thiền. Nhiếp phục và chuyển hóa được năm triền cái là hành giả đã bước lên một giai đoạn mới trong lộ trình thăng hoa tâm. Từ Sơ thiền lên đến Tứ thiền cùng với nỗ lực thiền quán về vô ngã, triệt tiêu mười kiết sử tức chứng Thánh vị A la hán là một chặng đường dài, điểm xuất phát vẫn là đoạn trừ năm triền cái. Cũng như vàng ròng có thể làm vô số đồ trang sức quý báu nhưng trước hết cần phải gạn đục khơi trong.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Đánh mất sơ tâm
Lời Phật dạy 17:15 21/11/2024Với người hảo tâm xuất gia, tâm ban đầu khi đến với đạo thật đẹp đẽ, trong veo. Họ nhàm chán sinh tử cùng với những não phiền, nhiễu nhương của đời sống thế tục mà quyết chí ra đi.
Phật dạy 5 điều thân kính với bà con
Lời Phật dạy 08:05 21/11/2024Mối quan hệ bà con cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Có một “tâm oán thù xem như hết thuốc chữa”
Lời Phật dạy 19:35 20/11/2024Nếu không tha thứ được cho nhau lúc cả hai còn sống thì khi kẻ thù mất đi phải buông bỏ niềm đau, khép lại hận thù. Kiếp này không hỷ xả, bao dung được với nhau thì kiếp sau xin đừng oán kết.
Xem thêm