Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 03/09/2020, 16:34 PM

Phật Di Lặc là ai trong kinh điển Phật giáo

Theo truyền thuyết và kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên Trái Đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật.

Hình tượng Phật Di Lặc trong kinh điển Phật giáo 

Theo kinh điển Phật giáo, Di Lặc là vị Bồ tát sẽ xuất hiện trên trái đất, đạt được giác ngộ hoàn toàn, giảng dạy Phật Pháp, giáo hóa chúng sinh, và chứng ngộ thành Phật. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật kế thừa Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Cõi giáo hóa của Bồ tát hiện nay là trời Đâu suất (sa. tuita). Bồ tát Di Lặc được tiên tri sẽ giáng sinh trong kiếp giảm của tiểu kiếp kế tiếp, khi nhân thọ là 80.000 năm, tức khoảng 9 triệu năm nữa theo năm trái đất, khi Phật pháp đã bị lãng quên trên cõi Diêm phù đề. Sự tích về Phật Di Lặc được tìm thấy trong các tài liệu kinh điển của tất cả các tông phái Phật giáo (Nguyên thủy, Đại thừa, Kim cương thừa), và được chấp nhận bởi hầu hết các Phật tử như là một sự kiện sẽ diễn ra khi Phật pháp đã bị lãng quên trên trái đất, và Bồ tát Di Lặc sẽ là bậc giác ngộ Pháp và thuyết lại cho chúng sinh, tương tự như những vị Phật khác đã làm trong quá khứ.

Tượng Di Lặc Nghệ thuật Gandhara thế kỷ thứ 2 (Tây bắc Ấn Độ xưa).

Tượng Di Lặc Nghệ thuật Gandhara thế kỷ thứ 2 (Tây bắc Ấn Độ xưa).

Tượng Phật Di Lặc và những điều Phật tử cần biết

Theo Đại Nhật Kinh Sớ, Từ Thị nghĩa là chủng tính từ bi, gồm hai chữ: Từ trong Tứ vô lượng tâm (Từ, Bi, Hỷ, Xả) của Phật, Thị là chủng, họ, tộc, do lòng Từ đó sanh ra từ chủng tính Như Lai, có năng lực làm cho tất cả thế gian không đoạn dứt Phật chủng. Còn theo phẩm Tùy Hỷ trong Kinh Pháp Hoa và Kinh Bình Đẳng Giác, Di Lặc chính là A Dật Đa. Ngài là một vị đệ tử của Phật Thích Ca. Nhưng theo Kinh Thuyết Bản trong Trung A hàm 13, Kinh Xuất Diệu 6 và Luận Đại Tỳ-bà-sa 178, Di Lặc và A Dật Đa là hai nhân vật khác nhau. Trong bài kệ tựa phẩm Bỉ Ngạn Đạo (Pàràyana) của Kinh Tập (Sutta - nipàta) thuộc Đại Tạng Kinh Pàli đều nêu cả hai tên A Dật Đa (Ajita) và Đế Tu Di Lặc (Tissametteyya), tức hoàn toàn cho đó là hai người khác nhau.

Tượng Di Lặc ở Tây Tạng thế kỷ thứ 10.

Tượng Di Lặc ở Tây Tạng thế kỷ thứ 10.

Từ Thị được đề cập sớm nhất ở Cakavatti (Sihanada) Sutta, Digha Nikaya 26 trong Kinh tạng Pali. Trong tranh hay tượng ở Ấn Độ, Di Lặc ngồi trên mặt đất, biểu tượng sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh. Ở những hình ảnh ban đầu, Di Lặc được mô tả như một vị hoàng tử thanh mảnh, tuấn tú, thường mặc trang phục hoàng gia Ấn Độ. Tại Trung Quốc, Bồ tát Di Lặc thì được trình bày với tướng mập tròn vui vẻ, trẻ con quấn quýt xung quanh. Người ta tin rằng đó chính là hình ảnh của Bố Đại Hòa thượng, một hóa thân của Di Lặc ở thế kỷ thứ X.

Có thuyết cho rằng, chính Bồ tát Di Lặc là người khởi xướng hệ phái Duy thức của Đại thừa. Một số học giả cho rằng, vị này chính là Maitreyanatha (sa.maitreyanâtha), thầy truyền giáo lý Duy thức cho Vô Trước (sa.asaga). Truyền thống Phật giáo Tây Tạng cho rằng, Ngài là tác giả của năm bài luận, được gọi là Di Lặc (Từ Thị) ngũ luận:

1. Đại thừa tối thượng luận hoặc Cứu cánh nhất thừa bảo tính luận (sa.mahâyânottaratantra).

2. Pháp pháp tính phân biệt luận (sa.dharmadharmatâvibanga).

3. Trung biên phân biệt luận (sa.madhyântavibhâga-úâstra).

4. Hiện quán trang nghiêm luận (sa.abhisamayâlankâra).

5. Đại thừa kinh trang nghiêm luận (sa.mahâyânasutralankâra).

Nói về tương lai của Phật Di Lặc thì trong Kinh Di Lặc Hạ Sinh chép rằng: "Hiện nay đức Di Lặc là một trong bốn vị Bổn Xứ Bồ Tát đang ở nội viên cung trời Đâu Suất, đợi đến khi thế giới này hết kiếp giảm thứ chín, đến kiếp tăng thứ mười, lúc ấy Ngài sẽ hóa thân xuống cõi trần này trong nhà của một vị Bà La Môn tên là Tu Phạm Na.

Thân mẫu của Ngài tên là Phạm Na Bạt đề. Khi sinh ra Ngài có nhiều tướng tốt, đức hạnh vẹn toàn, thông minh quán chúng, lớn lên Ngài xuất gia tu hành, đến núi Kê Túc để nhận lãnh Y Bát của đức Phật Thánh Ca, do Tổ Ma Ha Ca Diếp trao lại. Rồi Ngài đến ngồi dưới gốc cây Long Hoa dùng Kim Cang trí trừ sạch vô minh, chứng đắc Vô Thượng Bồ đề. Ngài bắt đầu thuyết pháp tại Giảng đường Hoa Lâm dưới cây Long Hoa.

Hội thứ nhất độ được 96 ức người thành A la Hán. Hội thứ hai độ được 94 ức người thành A La Hán, Hội thứ ba độ 92 ức người thành A La Hán.  Do vậy mà gọi là "Long Hoa Tam Hội". Ngài thuyết pháp đến sáu vạn năm, hóa độ vô số chúng sinh tu hành thoát khổ ".

Tượng Phật Quan Âm và những điều Phật tử nên biết

Một trong những hóa thân của Ngài mà chúng ta thường nghe nhất là Bố Đại Hòa Thượng trong Phật Giáo Trung Hoa, đó là một vị Hòa thượng ở đất Minh Châu, huyện Phụng Hóa (Trung Hoa), Ngài thường mang cái đãy bằng vải đi khắp chợ búa xóm làng, ai cho gì cũng bỏ hết vào đãy mang đi. Ngài thường giảng kinh cho người nghèo, làm nhiều điều mầu nhiệm, lạ thường. Trong thiên hạ không ai hiểu được Ngài là người như thế nào, chỉ cùng nhau gọi là vị Bố Đại Hòa thượng (vị Hòa thượng mang túi vãi lớn), đến đời Lương, niên hiệu Trình Minh năm thứ ba, Ngài nhóm chúng lại tại chùa Nhạc Lâm, Ngài ngồi ngay thẳng nói bài kệ:

"Di Lặc Chơn Di Lặc,

Hóa thân thiên bách ức,

Thời thời thị thời nhơn,

Thời nhơn giai bất thức ".

Có nghĩa là:

"Di Lặc thật Di Lặc,

Biến trăm ngàn ức thân,

Thường hiện trong cõi đời,

Người đời chẳng ai  biết ".

Nói xong bài kệ, ngài an nhiên thị tịch.

Ý nghĩa hình tượng Phật Di Lặc 

Trong Phật giáo, nụ cười của Đức Thích Ca được gọi là nụ cười an lạc, nụ cười của Đức Phật Di Lặc là nụ cười hoan hỷ. Nếu trong cuộc sống chúng ta luôn trao đổi với nhau bằnng nụ cười vô nhiễm thì đời sống này sẽ an lạc biết bao.

Tướng mạo tượng Phật Di Lặc ngày nay được miêu tả với hình ảnh cơ thể khỏe mạnh, mập mạp, áo mặc hở bụng căng tròn phô cả rốn, đi chân đất. Tính tình Phật Di Lặc cũng được miêu tả kì lạ không kém so với thân hình, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ. 

Điểm đặc biệt nhất mỗi khi nhìn vào tượng Phật Di Lặc đó chính là nụ cười hoan hỉ bất diệt, là tấm lòng bao dung độ lượng không bờ bến. Tướng nụ cười của Phật cho người nhìn cảm giác vô lượng từ tâm, thanh thản nhẹ nhàng.

Tướng lỗ tai dài biểu thị sự từ ái, lỗ tai biết lắng nghe ai khen cũng cười, ai chê cũng cười chằng phật lòng ai. Tướng bụng tròn thể hiện lòng từ bi rộng lớn sẽ chứa hết mọi chuyện buồn thế gian.

Thờ tượng đức Di Lặc hay lễ bái ngài, chúng ta phải nhớ hạnh hỷ xả là pháp tu chánh yếu để giải thoát mọi khổ đau.

Thờ tượng đức Di Lặc hay lễ bái ngài, chúng ta phải nhớ hạnh hỷ xả là pháp tu chánh yếu để giải thoát mọi khổ đau.

Phật tử nên thờ tượng Phật nào trong nhà?

Chúng ta học theo gương Đức Di Lặc, xả tất cả cái chấp ngã, chấp pháp. Ngã pháp đã xả thì lục tặc có phá phách đến đâu cũng không làm não loạn tâm ta. Ta đã thắng được chúng và hàng phục chúng trở thành quyến thuộc công đức. Lúc chúng ta giác ngộ, sáu cơ quan ấy trở thành sáu thứ thần thông (thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, thần túc thông, tha tâm thông, túc mạng thông, lậu tận thông).

Biết như vậy chúng ta tập sống hỷ xả không cố chấp. Tất cả đều hỷ xả thì lòng chúng ta nhẹ nhàng như quả bóng bay vào hư không, trí tuệ vô nhiễm phát sanh, tâm luôn an lạc vui vẻ hồn nhiên như tâm một đồng tử chưa vướng bụi trần. Được thế, còn gì làm ta đau khổ, như trời cao biển sâu, không còn bực bội, đắm mê, tâm linh được rỗng rang tỏ ngộ mặc tình thuyền bè xuôi ngược không lưu lại dấu vết!

Thờ tượng đức Di Lặc hay lễ bái ngài, chúng ta phải nhớ hạnh hỷ xả là pháp tu chánh yếu để giải thoát mọi khổ đau. Có hạnh hỷ xả là có giải thoát, có an vui. Hỷ xả là thần dược trị lành mọi bệnh chấp trước của chúng sanh. Nụ cười của đức Di Lặc là nụ cười muôn thuở, không bao giờ biến đổi.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Nhập thất: Ba pháp giải độc (3)

Góc nhìn Phật tử 18:30 26/03/2024

Các bạn tự tin vào chính mình rằng đang tu đúng chánh pháp thì thôi, xin miễn chấp những lời này, còn khi tham chiếu thấy có những dấu hiệu sau đây thì có thể điều tiết, giải độc tâm lý ức chế để không phải chịu những hậu quả nặng nề hơn.

Xem thêm