Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 02/12/2017, 20:12 PM

Phật giáo cần có một hệ thống giải pháp trước vấn nạn Pháp Luân Công

Qua các bình luận cho chúng ta thấy rằng Phật tử cứ nghe thấy tiếng “Phật”, cứ nhìn thấy hình ảnh “Phật” thì niệm Phật mà không phân biệt được thật giả. Điều này dẫn đến khả năng họ bị cải đạo khi nghe các luận điệu xuyên tạc mà tin PLC là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp.

Các bình luận cũng giải thích tác dụng của việc sử dụng từ ngữ thuật ngữ của Phật giáo, hình ảnh câu chuyện của Phật giáo trong việc cải đạo, thâu nạp tín đồ Phật giáo cũng như những người dân ảnh hưởng của Phật giáo.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công đang thâm nhập cải đạo tín đồ Phật giáo dưới rất nhiều hình thức (khí công, nhân quyền, khỏi bệnh thần kỳ, các đoàn nghệ thuật….) và bất cứ ai trở thành tín đồ Pháp Luân Công lại trở thành những người đi truyền bá những luận điệu trên và cải đạo phật tử. Trước thực trạng tuyên truyền xuyên tạc kinh sách Phật giáo như vậy thì cá nhân tổ chức nào có trách nhiệm nói rõ sự thật này?

Trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo đối với phật tử cũng như đối với chính pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong việc này cần phải làm gì?

Tác giả bài báo kiến nghị và trông đợi hệ thống các giải pháp từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam để cảnh giác người dân và phật tử không được mắc bẫy các luận điệu xuyên tạc, các tuyên truyền lừa đảo của tổ chức Pháp Luân Công.
1. Pháp Luân Công tuyên truyền xuyên tạc kinh sách Phật giáo như thế nào?
Bài liên quan
Một thực trạng đang diễn ra mà tôi cảm thấy hết sức đau trước thực trạng kinh sách, chính pháp của đức Phật Thích Ca Mâu Ni đang bị tổ chức Pháp Luân Công xuyên tạc nghiêm trọng. Hiện tại theo thống kê chưa đầy đủ đã có hơn 50 trang web của tổ chức Pháp Luân Công đang tuyên truyền xuyên tạc kinh Phật cho rằng Phật giáo đã mạt sư tăng không còn tự độ được, cũng không độ được người và tự nhận là Phật gia, là một trong 84.000 pháp môn của Phật pháp. Họ đang giả danh Phật pháp để cải đạo phật tử. Họ liên tục tuyên truyền như vậy, trên hàng trăm nghìn bài, trong suốt hàng chục năm qua. Tại bài viết này tác giả đưa ra một số ví dụ về việc Pháp Luân Công đang tuyên truyền Phật giáo đã mạt và khuyến cáo phật tử bỏ Phật giáo theo Pháp Luân Công.
Ví dụ tại bài: “Chuyện cổ Phật Gia: 7 giấc mơ của Ngài A Nan”. Đăng tại http://vn.minghui.org/news/10874-chuyen-co-phat-gia-7-giac-mo-cua-ngai-a-nan.html
 
Bài báo có nhiều chi tiết xuyên tạc, bài báo đã tự bịa đặt câu chuyện liên quan đến giấc mơ của ngài A Nan và tự nhận đó là của Phật Gia. Nhưng ngược lại Lý Hồng Chí và tổ chức này luôn khẳng định “Pháp Luân Công thuộc Phật gia không liên quan Phật giáo”. Trong khi rõ ràng ngài A Nan là đệ tử của Phật Thích Ca Mâu Ni là thuộc về Phật giáo do vậy nếu quả thật rằng Phật Gia không liên quan gì đến Phật giáo thì riêng câu chuyện và ngài A Nan là của Phật gia thì đúng là bịa đặt xuyên tạc. phật tử cũng cần phải nhận thức rõ rằng không gì nhầm lẫn thì “Phật Gia” để ám chỉ những gì liên quan, xuất sứ, có nguồn gốc….từ Phật Thích Ca Mâu Ni, từ Phật giáo để tránh rơi vào lối ngụy biện của tổ chức Pháp Luân Công. Về chi tiết bài viết khẳng định Phật giáo đã mạt rồi không tự độ cũng như không độ nhân được, và khuyến cáo phật tử tu luyện Pháp Luân Công cụ thể:
Trích: "Tôi thực sự hy vọng rằng các đệ tử Phật giáo có thể tĩnh lặng nhìn vào trong tâm và đọc những dòng này, hãy dùng lý trí để suy ngẫm về thời mạt pháp này. Phật giáo đã thực sự xa rời bản chất Nguyên thủy của nó. Nó đã bị biến đổi đến nỗi không thể nhận ra và không còn có thể cứu độ con người được nữa. Đừng chìm sâu thêm nữa trong thời mạt pháp này mà bỏ lỡ cơ hội tu luyện trong Đại Pháp."
Một bài báo khác tiêu đề “Dự ngôn của Phật Thích Ca Mâu Ni đối với Phật giáo thời kỳ mạt pháp” đăng trên trang chanhkien.org.
"Lúc Phật Thích Ca Mâu Ni tại thế đã từng dự ngôn với các đệ tử về những tình huống Phật giáo sẽ xuất hiện bại hoại trong tương lai, đến nỗi cuối cùng Phật giáo toàn diện bại hoại không thể độ được người nữa. Trong Kinh Phật cũng đều có ghi lại về những điều ấy. Sau khi Phật Thích Ca diệt độ không lâu, các đệ tử của Ngài mặc dù đã tiến hành hồi tưởng lại đối với Pháp của Ngài, nhưng dùng văn tự hệ thống ghi chép xuống những hồi tưởng của các đệ tử đã là sự việc sau khoảng năm trăm năm! "
Đồng ý rằng kinh sách Phật giáo có nói về thời mạt pháp vì đó là theo quy luật tất yếu “Thành - Trụ - Hoại - Diệt” nhưng việc Lý Hồng Chí và tổ chức này đã xuyên tạc lời Phật rằng hiện tại đang là thời mạt pháp của Phật giáo, Phật giáo đã không còn tự độ được là điều xuyên tạc, lợi dụng kinh sách Phật giáo để xuyên tạc hòng cải đạo tín đồ Phật giáo…
Trích: “Pháp mà Thích Ca Mâu Ni giảng, cách đây 2 nghìn 5 trăm năm dành cho những người thường ở tầng cực thấp, mới thoát thai từ xã hội nguyên thuỷ; [là] Pháp giảng cho những người có tư tưởng đơn giản như thế. Thời mạt Pháp mà Ông nói đến, chính là hôm nay; con người hiện tại mà dùng Pháp ấy để tu luyện thì đã không thể được nữa. Vào thời mạt Pháp, hòa thượng trong chùa tự độ còn rất khó, huống là độ nhân.” (Lý Hồng Chí, sách Chuyển Pháp Luân, trang 6)
Đi cùng hệ thống các bài viết tuyên truyền xuyên tạc kinh sách Phật giáo thì cũng có các bài bịa đặt xuyên tạc kinh Phật về Hoa Ưu Đàm 3000 năm mới nở một lần của Phật giáo để gán ghép Lý Hồng Chí là Phật Di Lặc theo kinh sách Phật giáo.
2. Phật tử phản ứng thế nào về điều này?
Đứng trước thực trạng Giáo hội Phật giáo đã im lặng quá lâu về vấn đề này nên hầu như người dân không phân biệt được gần như tất cả những điều mà tổ chức Pháp Luân Công nói về Phật giáo đều là xuyên tạc, ngụy biện và bịa đặt. Với sức ảnh hưởng của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội đa số phật tử và nhân dân đã nghe theo những luận điệu xuyên tạc của Pháp Luân Công.
Hãy cùng xem các nội dung tuyên truyền xuyên tạc của Pháp Luân Công, và cảm nhận phản ứng của phật tử tại một trang truyền bá Pháp Luân:
 
https://www.facebook.com/daiphaphongtruyen.vn/posts/1577524512329326
 
 
 
 
 
Qua các bình luận cho chúng ta thấy rằng tín đồ Phật giáo cứ nghe thấy tiếng “Phật”, cứ nhìn thấy hình ảnh “Phật” thì niệm Nam Mô A Di Đà Phật. Do họ không phân biệt được đâu là Phật đâu là "giả Phật". Điều này sẽ dẫn đến khả năng họ bị cải đạo khi nghe theo các luận điệu xuyên tạc của Pháp Luân Công rằng Pháp Luân Công là Phật pháp, Pháp Luân Công là một trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của Phật pháp.

Bài liên quan
Các bình luận cũng giải thích tác dụng của việc sử dụng từ ngữ thuật ngữ của Phật giáo, hình ảnh câu chuyện của Phật giáo trong việc cải đạo, thâu nạp tín đồ Phật giáo cũng như những người dân ảnh hưởng của Phật giáo. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng Pháp Luân Công đang thâm nhập cải đạo tín đồ Phật giáo dưới rất nhiều hình thức (khí công, nhân quyền, khỏi bệnh thần kỳ, các đoàn nghệ thuật….) và bất cứ ai trở thành tín đồ Pháp Luân Công lại trở thành những người đi truyền bá những luận điệu trên và cải đạo phật tử.
Trước thực trạng tuyên truyền xuyên tạc kinh sách Phật giáo như vậy thì cá nhân tổ chức nào có trách nhiệm nói rõ sự thật này? Trách nhiệm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - một tổ chức đã tự xưng là tổ chức duy nhất đại diện cho Phật giáo Việt Nam đối với phật tử cũng như đối với chính pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni trong việc này cần phải làm gì?

Tác giả bài báo kiến nghị và trông đợi hệ thống các giải pháp từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam để cảnh giác người dân và phật tử không được mắc bẫy các luận điệu xuyên tạc, các tuyên truyền lừa đảo của tổ chức Pháp Luân Công.
Trần Văn Tình
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Tu hành là sự chọn lựa sống một cách có ý nghĩa

Góc nhìn Phật tử 11:40 25/04/2024

Tu hành không chỉ là việc thực hành các pháp môn và nghi lễ tôn giáo, mà còn là một hành trình tâm linh, làm thay đổi bản thân và cách nhìn nhận cuộc sống. Mỗi khi chúng ta bước chân vào con đường tu tập, chính là lúc chúng ta chọn ngược lại với nhịp sống bình thường của xã hội.

Truyện ngắn: Hồi đầu thị ngạn

Góc nhìn Phật tử 09:57 25/04/2024

Nói đến thời gian và số kiếp tôi nhớ có lần nghe người ta nói: Muốn có hình tướng đẹp phải trải qua mấy ngàn kiếp tu.

Xem thêm