Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 07/03/2021, 09:00 AM

Phật học và kinh tế thị trường

Phật học như mọi kiến thức của con người đều có ba vế: học, hỏi, hiểu và biết nội dung lý thuyết, rồi áp dụng nội dung đó cho mình rồi cuối cùng đi vào thực tế và thực hành tức là chọn người đồng hành đi chung với mình một quảng đường trong xã hội.

Kinh tế học Phật giáo: Hướng tới một xã hội hạnh phúc hơn

Tôi lấy ví dụ về điện nguyên tử hạt nhân. Ta học lý thuyết của Albert Einstein qua sách vở và các thầy. Về cách áp dụng lý thuyết này thì ta ứng dụng vào sản xuất điện hoặc để chế tạo bom nguyên tử là tùy chính sách chính trị và lương tâm con người. Từ đó người dân sống chung và chia sẻ nguồn điện hay sống chung với sự sợ hãi và mối đê dọa của một quả bom treo lơ lửng trên đầu. Ba vế đó là như Tam Bảo. Qui y Phật là lấy gương cuộc sống của ngài Gautama Siddharta. Qui y pháp là trưng dụng các bài học của Ngài để dạy cho riêng mình thêm văn minh. Qui y tăng là chia sẻ và sống chung một cách tập thể với những người đồng hành không phân biệt giới, không giới hạn thời gian. Đấy là chân hạnh phúc đến từ việc cùng nhau chia sẻ một đạo đức và niềm tin. Bây giờ ta gọi bạn ấy là đạo hữu.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Kinh tế thị trường là kinh tế trao đổi hàng hóa. Có hai nghĩa chính. Mọi sự vật có thể biến thể thành hàng hóa. Con người là một đơn vị lao động và đồng thời cũng là một đợn vị tiêu thụ. Đây là một loại phân tâm con người để không suy nghĩ đến "cái nghiệp khổ" của mình do đã biến thể thành món đồ. Khi con người đã là một hàng hóa thì phải có giá trị gia tăng nên chế độ tâm lý con người chuyển sang chế độ kinh tế thị trường. Hàng ngày như luân hồi, con người có cảm giác mình thêm giá trị vì sức "ăn xài" càng ngày càng mạnh, càng ngày càng ích kỷ, đồ vật sử dụng càng ngày càng dư thừa.

Triết lý Duyên khởi xây dựng đạo đức Phật giáo trong kinh doanh

Cuộc đại dịch Covid-19 cho ta hai bài học. Đó là một cơn khủng hoảng toàn cầu đầu tiên và con vi-rút không dừng bước ở các biên giới quốc gia, và ta không ru ngủ nó bằng túi tiền. Sau đó, sức khỏe con người xã hội qui định sức khỏe của kinh tế mà mục y tế là một hàng hóa cho toàn dân chứ không dành cho người có đủ phương tiện. Cái gốc của sự khủng hoảng kinh tế không phải là do một khủng hoản tài chính mà do sức khỏe làm giảm sức lao động của toàn xã hội. Nói cách khác, đạo đức là sức khỏe của loài người nên đạo đức xã hội là gốc rễ cho một nền kinh tế thị trường lâu dài lành mạnh. Lô gíc của kinh tế thị trường là lấy Phật học như một bài bản “kinh doanh” khi các thang đo văn hóa đạo đức của xã hội đã mất uy tín. Do đó, từ từ các cách sống của chúng ta chuyển sang lối sống quá tham, để cho các thang vật chất lấn ép đời sống tâm linh của mình. Rồi tiếp theo đó, lấy vật chất “mua” và biển luôn tâm lý đạo đức thành một thứ hàng hóa.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Như thế người Phật tử đang lo âu về tương lai và yếu thế trong xã hội sẽ luận bài Phật học theo tâm lý kinh tế thị trường là mua tương lai. Đó là “mua và bán” đạo, đức và lương tâm rồi lôi kéo với nhau vào chùa như vào một siêu thị tâm linh để mặc cả đạo đức cùng các người đồng hành của mình. Giá phải trả của nhân quả sẽ thật cao.

Lương Cần Liêm (Paris 05/03/2021)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm