Thứ sáu, 03/04/2020, 16:08 PM

Hy sinh người già cả để cứu vãn nền kinh tế?

Lệnh 'cách ly tại gia" của Tổng thống Donald Trump nhằm kiềm chế sự lan tràn của dịch cúm Corona tại Hoa Kỳ…dĩ nhiên là phải trả giá về kinh tế. Nạn thất nghiệp gia tăng, sự thiệt hại về kinh tế có thế ước lượng cả chục ngàn tỉ Mỹ kim.

Thông điệp đặc biệt từ Đức Đạt Lai Lạt Ma về đại dịch coronavirus

Và nếu tình trạng khẩn trương kéo dài trong ba tháng có thể đưa đến kinh tế suy sụp. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều chấp nhận hy sinh kinh tế để cứu mạng người.

Thế nhưng tại Hoa Kỳ có khác. Trước nhu cầu tái tranh cử vào tháng 11 tới đây, nếu kinh tế cứ như thế này thì hy vọng tái cử rất mong manh. Do đó ông Trump gợi ý có thể hủy bỏ sắc lệnh phong tỏa vào 12/4 tới đây, tức sinh hoạt sẽ trở lại bình thường. Khi đó, hai tình huống có thể xảy ra. 

Thứ nhất: Khi lệnh cách ly hủy bỏ, dịch cúm Corona sẽ lan nhanh và lúc đó vô phương cứu chữa, người ta sẽ chết hàng loạt. 

Thứ hai: Có thể dịch cúm cũng sẽ lan tràn nhưng ở tốc độ vừa phải. Người trẻ có sức chịu đựng sẽ không chết. Còn người già nếu có chết vài ngàn "cũng không sao' nhưng kinh tế hồi phục.

Ông Dan Patrick – Phó thống đốc Tiểu bang Texas – 69 tuổi, một đồng minh của Trump trong một cuộc hội thoại trên Fox News nói rằng các cụ ông cụ bà (grandparents) Hoa Kỳ sẵn sàng chết vì dịch cúm corona để cứu vãn nền kinh tế. Ông lên án việc phong tỏa và đóng cửa các cơ sở không cần thiết. Nếu việc phong tỏa kéo dài ba tháng thì nền kinh tế Mỹ sẽ sụp đổ và ông không muốn cả quốc gia phải hy sinh. Ông còn nói rằng ông sẵn sàng hy sinh tính mạng mình cho nền kinh tế.

Trong khi đó Andrew Cuomo, Thống đốc Tiểu bang New York lại có quan điểm ngược lại. Là tiểu bang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch cúm Corona với 20,875 người nhiễm bệnh và 157 người chết [thời điểm viết bài], Cuomo nói rằng, “Mẹ tôi không thể bị hy sinh, mẹ của bạn cũng không thể bị hy sinh và các anh chị em của chúng ta cũng không thể bị hy sinh và chúng ta sẽ không chấp nhận tiền đề cho rằng mạng người có thể bỏ đi  và chúng ta chũng không đặt đồng dollar lên sinh mạng của con người.” (New York Gov. Andrew Cuomo took issue with the ethical choices implied by Trump’s priorities, saying, “My mother is not expendable and your mother is not expendable and our brothers and sisters are not expendable, and we’re not going to accept a premise that human life is disposable, and we’re not going to put a dollar figure on human life.”)

Chúng ta nghĩ gì về chủ trương “hy sinh người già để cứu vãn kinh tế”?

Là một Phật tử với tinh thần Từ bi và “Khẩu hòa vô tranh”, tôi không dám tranh luận về vấn đề này mà chỉ đưa ra ý nghĩ là: Nhân đạo là gì? Nhân đạo là tôn trọng mạng người, bảo vệ mạng người, cứu người mà không phân biệt, tuổi tác, màu da, chủng tộc và không thể có bất cứ lý do gì để hy sinh mạng người. Nếu vì lý do kinh tế mà chúng ta phải hy sinh người già tức là chúng ta theo “Chủ nghĩa nhân đạo có điều kiện”. Xin nhớ, ngoài nhân đạo chúng ta còn có tình đồng loại theo câu nói, “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ” và “Máu chảy ruột mềm”. Khi gặp khốn khó chúng ta phải chung sức, chung lòng, chia ngọt xẻ bùi và chia xẻ trách nhiệm chứ không phải ích kỷ chỉ nghĩ tới mình. Chúng ta không thể hy sinh một tầng lớp nào đó cho phúc lợi của một tầng lớp nào đó.

Trong lịch sử nhân loại có một thời kỳ bi thảm đó là chủ trương thanh lọc chủng tộc của Hitler. Theo Biên Niên Sử Thế Kỷ XX (Chronicle of the 20th Century), vào ngày 26/7/1933, bằng một loạt các sắc lệnh, Hitler ra lệnh lành mạnh hóa chủng tộc để không còn người mù, câm, điếc, thân thể méo mó, di truyền, khờ dại, động kinh…ngăn cấm lai giống để chỉ đẻ ra giống Aryan thuần chủng thông minh, đẹp đẽ, thân hình cao lớn, tóc vàng. Bằng ý tưởng điên rồ và man rợ, Hitler vì muốn có một giống Đức thuần chủng và đẹp đẽ, đã giết chết biết bao nhiêu người vô tội. Ai cũng có quyền sống dù đó là người già nua, tàn tật, dui mù, câm điếc. Đó là lòng nhân đạo hay lý tưởng nhân đạo. Là lãnh đạo đất nước chúng ta phải có trách nhiệm bảo vệ mạng sống của toàn dân chứ không phải hy sinh lớp người này để cứu lớp người kia.

Là người Phật tử, hành động cần thiết trong cơn đại nạn là không kinh hoảng, không kỳ thị, nhẫn nại chịu đựng, cầu nguyện và phát triển tâm lành, đồng thời tin tưởng vào các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ và những quyết định đúng đắn của chính quyền.

Nam Mô Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Quán Thế Âm Bồ Tát!

(*) Bài được tác giả viết và gửi tới Phatgiao.org.vn ngày 26/3/2020 tại Califonia, Hoa Kỳ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm