Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 07/03/2023, 17:34 PM

Phật nói: "Oán gia thì không muốn oán gia quá giàu sang"

Người mà luôn mong những người có thù oán mất sạch tài sản thì chính họ bị lâm vào cảnh khốn cùng trước tiên. Vì sao? Bởi “Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy tạo nghiệp thân, khẩu, ý như vậy khiến mất nhiều tài vật”.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ, Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Có bảy pháp oán gia để gây thành oán gia; tức là khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế. Những gì là bảy?

Lại nữa, oán gia thì không muốn oán gia quá giàu sang. Vì sao oán gia không muốn oán gia quá giàu sang? Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy tạo nghiệp thân, khẩu, ý như vậy khiến mất nhiều tài vật. Vì sao như vậy? Vì bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế. Đó là pháp oán gia thứ sáu để gây thành oán gia khi mà bọn nam nữ nổi lên sân nhuế".

Phật nói: “Oán gia thì không muốn oán gia có bằng hữu”

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Đại, kinh Oán gia, số 129 [trích])

Người có tâm oán thù thì không muốn kẻ thù của mình sang giàu. Tâm sân hận, thù oán không chỉ khiến cho mình nhỏ nhen mà còn mong muốn người khác tổn hại, khánh kiệt. Hả hê khi kẻ thù thất bại, cay cú khi họ ngày càng ăn nên làm ra, ác tâm này chưa biết đã hại được ai nhưng trước mắt là tổn hại mình.

Kinh tạng Pali tương đương với đoạn kinh này như sau: “Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: Mong rằng kẻ này không có tài sản! Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được tài sản. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, những tài sản nào của họ thâu hoạch do sự phấn chấn tinh cần, cất chứa do sức mạnh của cánh tay, chồng chất do những giọt mồ hôi, đúng pháp, thâu hoạch hợp pháp, các tài sản ấy được nhà vua cho chở về ngân khố nhà vua, vì bị phẫn nộ chinh phục”.

Rõ ràng, người mà luôn mong những người có thù oán mất sạch tài sản thì chính họ bị lâm vào cảnh khốn cùng trước tiên. Vì sao? Bởi “Người hay sân nhuế bị tác động bởi sân nhuế, bị chi phối bởi sân nhuế, tâm không bỏ sân nhuế, người ấy tạo nghiệp thân, khẩu, ý như vậy khiến mất nhiều tài vật”. Chính tâm sân hận, phẫn nộ rồi tạo ác nghiệp mà bao nhiêu thành quả có được đều bị thất thoát, hao tổn, tiêu tán.

Thế nên, cần xả bỏ oán thù, tập mong cho người được lợi dù đó là kẻ thù của mình. Tâm oán thù khiến người ta quyết chơi xấu nhau, tàn hại lẫn nhau để rồi cuối cùng không ai giữ được tài sản, thậm chí có thể mất thêm nhiều thứ khác. Mặt khác, tâm oán thù luôn thiêu đốt, đánh mất sự an yên, luôn ngồi trên đống lửa thì dù có giàu vẫn không sang, có phúc mà chẳng hưởng được, đó không phải là hành xử khôn ngoan.

Suy cho cùng, cuộc sống ngoài đủ đầy về vật chất thì rất cần sự an yên trong tâm hồn. Muốn an yên thì không có kẻ thù. Tha thứ cho kẻ thù, xả buông những oán hận chỉ nhằm bảo vệ mình, giữ vững hạnh phúc an vui cho mình. Oán thù chỉ mang đến thiệt hại, một niệm sân khởi lên sẽ mở ra vô vàn chướng ngại, mất mát.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Oán gia không muốn kẻ thù có lợi lớn

Lời Phật dạy 18:00 18/11/2024

Người có tâm oán thù thường không muốn kẻ thù của mình làm ăn tấn tới, chẳng vui khi kẻ thù thành đạt, ngược lại luôn mong cho kẻ thù phá sản, thất bại. Đây cũng là thói thường ở thế gian.

Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin

Lời Phật dạy 13:00 17/11/2024

Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.

Đạo nghĩa thầy trò

Lời Phật dạy 17:10 16/11/2024

Trong đạo, sự tôn kính vị thầy được nâng lên tầm thâm ân nan báo, “Nghĩa ân sư muôn kiếp khó đáp đền”. Vì sao vậy?

Ai làm ta đau khổ?

Lời Phật dạy 10:48 12/11/2024

Đi tìm một lý do là tài năng của bản ngã.

Xem thêm