“Phát triển mạnh mà kỷ cương kém thì nguy hiểm vô cùng”
Vài lời thưa gửi tới Đức Trưởng lão Hoà thượng Thích Trí Quảng, Đệ tứ Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
“Về sở học của Tăng già có nhưng đạo hạnh có phần khiếm khuyết, nặng phần lý luận, tranh chấp, hơn thua, cho nên Ngài rất lo. Ngài gọi tôi (Trưởng lão Thích Trí Quảng- BTV chú thích) tới ký thác: Tôi đã lớn tuổi, muốn làm nhiều việc nhưng không thể làm được. Mong các Hòa thượng cùng chư tôn đức trong Hội đồng Chứng minh cố gắng xây dựng Hội đồng Giám luật để chấn chỉnh đạo phong của tăng, ni. Nếu đạo phong, cốt cách mà khiếm khuyết thì làm tổn thương cho giáo hội cũng không ít…”.
Tâm thư kính gửi Trưởng lão Hoà thượng Đệ tứ Pháp chủ Thích Trí Quảng
Thưa Đức Pháp chủ, đọc Đạo từ và bài trả lời phỏng vấn của Pháp chủ sau Đại hội IX, mỗi Phật tử sẽ cảm nhận được nỗi băn khoăn, trăn trở của Ngài và Đức Đệ tam Pháp chủ trong giai đoạn phát triển về lượng thật rực rỡ nhưng về chất đáng phảỉ suy tư, lo lắng. Việc chấn chỉnh đạo phong cốt cách thật sự cấp thiết. Taọ ra hướng đi đúng (như lời Phật dạy) để tăng chúng noi theo đó cũng chính là một thứ kỷ cương mạnh mẽ, hiệu quả, là trách nhiệm nặng nề mà Đệ tam Pháp chủ để lại cho Ngài, cho những người truyền thừa. Chúng ta thừa nhận thực tế là sau khi Tăng đoàn Đức Phật không còn, Đạo Phật bắt đầu chia ra nhiều tông phái. Và tông phái nào cũng kiên trì theo giáo pháp của mình và đều tạo nên sự phát triển như thực tế đã cho thấy. Có lẽ không quá lời khi bảo đó là một thê giới vàng thau lẫn lộn.
Thưa Đức Pháp chủ, trong một bài viết của mình, tôi (xin cho phép tôi xưng hô theo cách của mình để dễ trình bày liền mạch và chân tình), là một nhà báo, hiện đã hưu trí. Trước đây, ở giai đoạn sắp về hưu, tôi bệnh nhiều (suyễn, rối loạn tiền đình, thoát vị đĩa đêm, tuần hoàn não kém, tiêu hoá…) và duyên lành đã đưa tôi đến pháp môn Trường sinh học Dưỡng Sinh (TSHDS) Bình Dương - một trong nhiều pháp thiền chữa bệnh thu hút mạnh mẽ học viên cả nước.
Tại đây, tôi ở lại làm công việc thiện nguyện nhiều năm và chứng kiến một thực tế học viên mới nhập môn rất nhiều là Phật tử, là tu sĩ. Có lớp hàng chục, vài chục chiếc áo lam, áo tràng ngồi kín một góc Thiền đường. Hình ảnh gợi lên nỗi băn khoăn, day dứt khó tả trong tôi, nhất là sự tự đắc của các giảng huấn (TSHDS) khi tự cho mình là Chánh pháp. Cho đến khi có một học viên mới gia nhập hỏi: “Học thiền để chữa bệnh hay để giác ngộ, chú?”. Tôi đã trả lời như lên đồng: “Trước chữa bệnh, sau giác ngộ”. Cho đên giờ, tôi vẫn nhớ như in câu chuyện và cách trả lời của tôi. Tôi thầm cảm ơn và vẫn mong gặp lại cậu học viên ấy. Chữa bệnh và giác ngộ đó là con đường mà người đời vẫn loanh quanh như “kiến bò miệng chén“.
…Hiểu đúng, tư duy đúng để tiếp nhận giáo lý của Đức Phật, tìm đến với chánh pháp không quá khó, bởi những điều Phật thuyết đều là pháp hành cụ thể, đơn giản, dễ hiểu. Đáng tiếc, rất nhiều người học Phật có một sai lầm cơ bản cố nhồi nhét những điều luận, để hơn thua mà không “tiêu hóa” những pháp hành cụ thể kia…”
Giống như một quan niệm còn mập mờ tu sĩ và cư sĩ. Đó là hai thang bậc trên con đương tiếp cận Phật giáo. Tu sĩ và cư sĩ là sự phân biệt tại gia hay xuất gia, mặc nhiên bị hiểu nhầm như một đánh giá thang bậc. Nếu đơn giản vậy thì "nhất tu thị, nhị tu gia, ba tu chùa", vậy có phải 'tu nhà' tốt hơn không, thưa Đức Pháp chủ?
Cho nên,
Một, đối với tu sĩ: Bước hẳn vào lộ trình Giới - Định - Tuệ, thoát ly đời sống thế tục. Bước hẳn vào vạch xuất phát, buông tất cả những dính mắc, chướng ngại, xả bỏ bằng hết lậu hoặc.
Hai, đối với cư sĩ: Đứng ngoài vạch xuất phát, làm bạn với đời sống thiểu dục, chấp nhận bệnh tật, phiền não, lo lắng, sợ hãi…
Chấn chỉnh đạo phong bắt đầu từ đây thưa Pháp vhủ. Tam vô lậu học Giới - Định - Tuệ là ba bậc học từ thấp đến cao là căn bản, đi hết chặng đường của giới tức sơ thiền với ba hạnh: 'Ăn, ngủ, độc cư' và ba đức 'nhẫn nhục, tuỳ thuận, bằng lòng' là xả bỏ dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Sẽ không còn có chuyện tu sĩ tìm kiếm đến với thiền chữa bệnh như tôi đã trình bày và ở cái xuất phát điểm của Đạo con người lao xao bước qua bước lại vạch xuất phát như kiến. Vàng thau lẫn lộn là vậy.
Xin hãy dành chút thời gian đọc chương sách này để thấy Pháp Phật cụ thể, rõ ràng. Chính dục lậu bên trong chiêu cảm ác pháp bên ngoài, tương ưng, tương tác tạo nên bệnh tật (xem chương này ở đây).
Và Giới là một bậc học, là tập hợp cả giới đức, giới hạnh, giới hành, và giới luật nó không phải hình thức nghệ thuật trang trí như ẩm thực cung đình, chọn lọc, phối hợp màu sắc hợp khẩu vị. Trong bài Hiểu đúng, thọ trì đúng, tôi có nhắc đến Tăng đoàn Đức Phật 500/1250 Tăng chúng đổ về dưới chân Đức Phật. Có dữ liệu sai khác nhưng xin không bàn cãi về số liệu vì bài này chủ yếu nhắc lại sự kiện chứ không nhằm soạn lịch sử Phật giáo). Toàn bộ Tăng đoàn về sau đều chứng đắc. Mức thấp nhất 320 tì kheo chứng Giới luật, 90 chứng Thiền định và 90 là A-la-hán. Đó chính là những tì kheo đã trải qua đời sống độc cư, ly dục, xả ly tất cả dục lậu.
Một điều cho đến giờ chẳng mấy người ý thức bệnh tật và dục lậu là sự tương thích, tương ưng; dục lậu là thứ có sẵn bên trong mỗi người. Chỉ khi trải qua hành trình ly dục, trở thành bậc chứng đắc Giới luật, trải qua sơ thiền là đã giải thoát thật sự (Như kinh Bát Thành nói), sơ thiền chính là hành trình cơ bản của ba bậc Giới Định Tuệ.
Thầy Thông Lạc tì kheo chứng đắc A-la-hán đã nỗ lực chấn hưng Đạo pháp. Nếu có tổ chức chặt chẽ tôi tin chắc sẽ không ít Tăng chúng chứng đắc Giới luật. Từ đây không có sự sách tấn nào hiệu quả hơn, không có kỷ luật nào mạnh hơn. Từ khi Đệ Tam Pháp chủ hối thúc, lên tiếng thì Hội đồng Giám luật (HĐGL) chấn chỉnh lại hoạt động tăng chúng trong Giáo hội. Việc thành lập Hội Đồng giám luật cũng đã là một bước tiến đáng kể:
Thứ nhất: Việc tấn phong giáo phẩm, các chức sắc trong Giáo hội để tạo sức mạnh điều hành hoạt động Giáo hội, về mặt này tạm ổn.
Thứ hai: Việc chấn chỉnh đạo phong cốt cách. Đây mới là việc quan trọng mà Đức Đệ tam Pháp chủ nhắc đến.
Thứ ba: Theo tôi, đây mới thực sự là cực kỳ quan trọng mà tôi vừa nêu, liên quan đến nhiều mặt hoạt động. Đó là việc xem xét để Hội đồng Giám luật mang thêm trọng trách tổ chức sát hạch định kỳ Tăng chúng để công nhận chứng đạt theo từng cấp học.
Việc hoạch định thêm chức năng này có lẽ cần đầu tư nhiều về qui chế, tổ chức, cơ sở vật chất, thời gian cụ thể. Tuy nhiên đây không phải là công việc quá khó. Một khi HĐGL sát hạch, công nhận Tăng ni đạt được những thành tựu cụ thể này, đồng thời phân rõ 'vàng thau' trong Tăng giới, trong tổ chức, trong từng hệ phái, góp phần chấm dứt tình trạng hiện nay…Điều này sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt của Giáo hội Phât giáo Việt Nam; không chỉ ở việc xiển dương lý thuyết thông thường mà còn tạo sự khích lệ đối với Tăng chúng hết lòng vì Đạo pháp, tinh tấn tu tập; tôn vinh những trường hợp tu hành nghiêm mật, những người dấn thân vào cuộc đời theo hạnh Bồ-tát; xử lý các trường hợp vi phạm Giới luật và pháp luật trong hàng ngũ tu sĩ.
Rất mong những lời chân thành này là tiếng nói góp phần gửi đến Đức Trưởng lão Đệ tứ Pháp chủ, đến Đức Trưởng lão Chủ tịch Hội đồng Trị sự.
Kỳ Nam (TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương).
(*) Tác giả Kỳ Nam - tên thật là Nguyễn Công Dinh là Phật tử, cán bộ hưu trí tại Bình Dương. Tác giả từng là nhà báo, giữ vị trí Thư ký toà soạn báo Văn nghệ Bình Dương.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tới chùa nhặt bình an
Góc nhìn Phật tử 16:21 05/11/2024Một sáng cuối thu, tôi đón chuyến xe sớm nhất rời thành phố để về ngôi chùa nhỏ nằm trên ngọn đồi xanh. Đã lâu rồi tôi không về chùa, không phải vì không muốn, mà vì cuộc sống cứ thế cuốn tôi đi, bận bịu với những lo toan không hồi kết.
Vì sao con muốn tu tập?
Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?
Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con
Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.
Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời
Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.
Xem thêm