Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 25/05/2019, 07:18 AM

Phật tử B.R. Ambedkar và sự cống hiến cho cuộc đời

Từ một tín đồ của Ấn giáo, B.R. Ambedkar đã trở thành một Phật tử thuần thành với sự cống hiến không mệt mỏi cho nhân sinh và góp phần không nhỏ trong việc khôi phục Phật giáo tại Ấn Độ vào những thập đầu thế kỷ 20.

1.Bối cảnh Ấn Độ thời B.R. Ambedkar

Thực dân Anh đặt nền đô hộ Ấn Độ từ đầu thế kỷ 18. Ấn Độ dần bị thôn tính và chuyển sang nằm dưới quyền quản lý của Công ty Đông Ấn Anh, rồi nằm dưới quyền quản lý trực tiếp của Anh Quốc từ giữa thế kỷ 19. Thời điểm này Ấn Độ rất lộn xộn, bởi sự cai trị của người Anh, của người Hồi giáo và hàng trăm tiểu lục địa Ấn khác, khoảng 565 tiểu vương quốc ở tiểu lục địa Ấn Độ vào thời điểm người Anh trao trả độc lập cho Ấn Độ vào tháng 8 năm 1947.

Trong thời kỳ thuộc Anh, Ấn Độ luôn chịu phải nạn đối, dịch bệnh, số người chết nhiều gấp 5 lần số nạn nhận chết đói ở Việt Nam năm 1945. Tuy nhiên dưới sự thống trị của người Anh lại là một cơ hội tốt cho những người thuộc giai cấp thấp bởi họ được đối xử công bằng hơn, nhân quyền hơn ví dụ như là những bài kinh Vedas được xuất bản rộng rãi trong quần chúng, trước kia bị giới hạn thậm chí những người Shudras không được nghe. Tuy hạn chế những người tiện dân được đi học và một trong số họ trở thành người đại diện một số hội đoàn, phong trào giải phóng dân tộc Ấn Độ.

Gia đình của ông là ở làng Ambadawe thuộc bang Ratnagiri nay là Maharashtra nơi có nhiều gia đình Phật tử nhất ở Ấn Độ hiện nay và nơi tập trung đông đảo những người Dalit.

Gia đình của ông là ở làng Ambadawe thuộc bang Ratnagiri nay là Maharashtra nơi có nhiều gia đình Phật tử nhất ở Ấn Độ hiện nay và nơi tập trung đông đảo những người Dalit.

2. Xã hội về giai cấp ở Ấn Độ.

Khác với Phương tây xã hội Ấn Độ phân chia theo Giai cấp (Varna). Sự phân chia này được ghi rõ trong hệ thống kinh điển Vệ đà của Bà la môn giáo và trong thời kỳ Anh đô hộ nó được gọi là Hindu giáo cho đến ngày nay. Giai cấp là một vấn đề nan giải đối với Ấn Độ thậm chí một vài học giả bản xứ nhận định cho dù 200 năm sau nữa thì sự phân chia này cũng không bỏ được. Bốn giai cấp theo thứ tự trên dưới như sau :

1 - Brahmana : Những nhà lãnh đạo tôn giáo,

2 - Ksatriya : Lãnh đạo và công chức nhà nước,

3 - Vaisya : Giới thương gia và nghề nghiệp giàu có,

4 - Sudra :  Tầng lớp nghèo khổ, nông dân.

Ngoài bốn giai cấp vừa kể, còn một tầng lớp nữa không được xếp vào một đẳng cấp nào cả, đó là những tiện dân, những người thấp hèn, sống bên lề xã hội không được trà trộn với các giai cấp khác. Thì Ambedkar là người thuộc vào tầng lớp cuối cùng này gọi là những người Dalit (tiện dân) tiếng anh là untouchable people những người không thể động đến, bị coi khinh, đụng đến họ coi như là bị dơ bẩn, phạm tội theo quan niệm Ấn giáo.

Feature9

Feature9

Theo truyền thống những người Dalit bị phủ nhận nhân quyền hầu như ở những nơi công cộng, không được sử dụng đường làng, đi đến đền đài hoặc sống trong những khu trung tâm của làng và thậm chí không được lấy nước từ giếng làng hoặc bình đựng nước công cộng.

Sự kiện năm 1927 xảy ra cuộc đấu tranh về việc sử dụng nước tại một thị trấn nhỏ thuộc Mahad khi Ambedkar có cuộc họp ở đây cùng với những người cùng đinh khác. Sau đó họ đi uống nước lập tức những người Hindu hành động “tịnh hóa” bình chứa nước [Gail Omvedt, Buddhism in India Challenging Brahmanism and caste,  Page 247]. Đó như một sự xúc phạm nặng nề đối, vô lý với Ambedkar và những người Dalit.

3. Tiểu sử về B.R Ambedkar

Bhimrao Ramji Ambedkar (1891-1956) sinh ra trong gia đình nghèo tại khu đóng quân Mhow nơi mà cha ông phục vụ cho quân đội Anh tại đây nay là bang Madhya Pradesh miền trung Ấn Độ. Cha ông tên là Ramji Maloji Sakpal và mẹ là Bhimabai Sakpal. Gia đình của ông là ở làng Ambadawe thuộc bang Ratnagiri nay là Maharashtra nơi có nhiều gia đình Phật tử nhất ở Ấn Độ hiện nay và nơi tập trung đông đảo những người Dalit.

Bài liên quan

Vì cha ông là lính trong quân đội Anh nên ông được gửi đến trường tiểu học nhưng cũng như bao đứa trẻ cùng đinh khác cậu bé Ambedkar bị đối xử rất tệ và ít được sự quan tâm giúp đỡ từ thầy giáo. Khi cha ông nghỉ hưu vào năm 1894 thì gia đình chuyển đến Satara thì sau đó mẹ ông qua đời. Cuộc sống trở nên khó khăn hơn nhưng sự may mắn dường như cũng đến với người học trò thông minh ham học này khi ông được một người thầy Brahmin tốt bụng đổi họ thành Ambedkar đó chính là họ của thầy giáo để ông có cơ hội học tập, làm việc và đặc biệt tránh được sự chà đạp chỉ vì sự xuất thân giai từ cấp thấp kém của mình

Sau đó ông thi đỗ vào đại học ngành Kinh tế và Chính trị thuộc đại học Bombay là một trong những người thuộc giai cấp tiện dân vào Đại học. Tốt nghiệp cử nhân 1912 ông chuyển về làm việc cho chính quyền Baroda nay là tiểu bang Gujarat được một năm. Đến năm 1913 ông nhận được học bổng của bang Baroda du học tại trường ĐH columbia New York, Mỹ . Giai đoạn 1913-1917 Ông hoàn thành thạc sỹ và Tiến sĩ Kinh tế Chính Trị tại ngôi trường danh giá này

Từ năm 1916-1923 ông tiếp tục đạt được bằng tiến sĩ về lĩnh vực Kinh tế của trường đại học London. Tuy nhiên để đạt được thành tựu này Ambedkar gặp nhiều trở ngại buộc phải ngừng học do thiếu nguồn tài chính khi học bổng đã hết hạn. Quay trở về quê hương ông vào làm việc như là nhân viên bình thường cho chính quyền bang Baroda, nhưng ông đã từ bỏ công việc này vì sự đối xử tệ của những nhân viên ở đây đối  Ambedkar bởi sự xuất thân từ giai cấp cùng đinh. Ambedkar đi đến Bombay dạy học.

Thủ tướng đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru, mời Bhimrao Ambedkar, người đã được bầu làm Ủy viên Hội đồng Lập hiến từ Bengal, tham gia nội các của Nehru với tư cách là Bộ trưởng Luật pháp.

Thủ tướng đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru, mời Bhimrao Ambedkar, người đã được bầu làm Ủy viên Hội đồng Lập hiến từ Bengal, tham gia nội các của Nehru với tư cách là Bộ trưởng Luật pháp.

Năm 1927 ông thành lập phong trào bảo vệ những con người nghèo cùng khốn khổ lập hội Samaj Samata Sangh với mục đích tuyên truyền sự bình đẳng xã hội giữa tiện dân và giai cấp Hindu. Như là quyền được sử dụng nước và được phép vào đền thờ Kalaram tại Nasik.

Năm 1935 ông được bổ nhiệm làm Giáo sư tại Đại học Luật tại  Bombay và sau đó là Hiệu trưởng của trường này. Năm 1947, khi Ấn Độ trở thành Độc lập, Thủ tướng đầu tiên Pt. Jawaharlal Nehru, mời Bhimrao Ambedkar, người đã được bầu làm Ủy viên Hội đồng Lập hiến từ Bengal, tham gia nội các của Nehru với tư cách là Bộ trưởng Luật pháp.

Hội đồng Lập hiến đã giao nhiệm vụ soạn thảo Hiến pháp cho một uỷ ban và Tiến sĩ Ambedkar được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban Soạn thảo vào ngày 29 tháng 8.

Vào tháng 2 năm 1948, Tiến sĩ Ambedkar trình bày bản thảo Hiến pháp trước người dân Ấn Độ; nó được thông qua ngày 26 tháng 11 năm 1949 bởi Hội đồng Lập hiến. Ông cũng đã đóng góp vào việc soạn thảo dự luật Đạo luật Hindu, khiến ông được gọi là "Manu hiện đại". Tiến sĩ B. R. Ambedkar được xem là cha đẻ của Bản Hiến pháp nước Cộng hòa Ấn Độ. Có thể nói rằng Ambedkar là một trong những người đầu tiên có học vị tiến sĩ kinh tế tại Ấn Độ lúc bấy giờ [Mishra, Socio, Economic and Political Vision of Dr B. R. Ambedkar, NewDehli, p173-174 ].

Ông luôn luôn nhấn mạnh vào việc đầu tư phát triển công nghiệp như là ngành then chốt của kinh tế Ấn để đảm bảo an ninh lương thực cho toàn xã hội, luôn coi trọng sự phát triển giáo dục, chăm sóc sức khỏe cộng đồng... trong đó cơ chế hoạt động của Ngân hàng lưu trữ nhà nước Ấn độ được dựa theo những ý tưởng của ông.

Từ kinh nghiệm của một nhà kinh tế Ambedkar cho rằng chế độ giai cấp của Hindu giáo làm tổn hại rất nhiều đến nền kinh tế Ấn. Do đó Ambedkar thẳng thắn tuyên bố sự ủng hộ giai cấp của Gandhi là lạc hậu và tại buổi diễn thuyết năm 1939 ông nói: Trong suy nghĩ của ông không còn nghi ngờ gì để nói rằng thời kỳ của Gandhi là thời kỳ đen tối của Ấn Độ. Đó là một thời đại thay vì luôn nhìn về tương lai nhưng nó lại quay trở lại thời cổ xưa [Mishra, Socio, Economic and Political Vision of Dr B. R. Ambedkar, NewDehli, p 253].

Chủ trương của Bhimrao Ramji Ambedkar là đòi hỏi sự bình đẳng tuyệt đối của người tiện dân trong xã hội.

Chủ trương của Bhimrao Ramji Ambedkar là đòi hỏi sự bình đẳng tuyệt đối của người tiện dân trong xã hội.

Chủ trương của Bhimrao Ramji Ambedkar là đòi hỏi sự bình đẳng tuyệt đối của người tiện dân trong xã hội. Ông tổ chức những cuộc kháng cự bất bạo động, bênh vực và nhất định đứng về phía giai cấp tiện dân. Năm 1948 ở tuổi 57 Ambadkar kết hôn lần thứ hai (ông mất người vợ đầu tiên của mình vào năm 1935). Lần này, cô dâu không phải là giai cấp của chính mình. Cô ấy là một người thuộc dòng dõi Bà La Môn. Hoặc khi người vợ cũ của ông trước khi mất bà ao ước lần cuối được đi hành hương đến vùng thánh địa Pandarpur [Là một khu thánh địa của Hindu giáo ở bang Maharashtra ] của Hindu giáo, yêu cầu này bị ông khước từ và hứa sẽ xây dựng một Pandarpur mới cho bà.

Gandhi ủng hộ Bà la môn giáo, Ambedkar bảo vệ Phật giáo và những giai cấp cùng đinh.(dnaindia.com)

Gandhi ủng hộ Bà la môn giáo, Ambedkar bảo vệ Phật giáo và những giai cấp cùng đinh.(dnaindia.com)

Ambedkar cũng nhiều lần bất đồng quan điểm với Gandhi. Gandhi là được xưng là “Thánh” là “Linh hồn” của dân tộc Ấn Độ, đường lối đấu tranh xuyên suốt của ông là bất bạo động. Do đó Ambedkar cũng hy vọng ở Gandi một chính sách mềm dẻo là mang lại sự công bằng cho tiện dân (Dalit). Gandhi nói rằng: ông sẽ quyết định cứng rắn rằng bãi bỏ những quy định về giai cấp tiện dân trong luật Manu của Hindu. Nhưng Ambedkar vẫn nhìn thấy được tuy bề ngoài Gandhi có nhiều khác biệt so với Bà la môn nhưng đây chỉ là mưu lược mà thôi.

Giai đoạn 1930- 1932 khi thực dân Anh đã mời những người đại diện các đảng phái Ấn Độ tham dự hội nghị bàn tròn tại Luân Đôn để bàn về quyền lợi chính trị của Ấn. Ambedkar đã đại diện cho những người Dalit [tiện dân] bày tỏ mong muốn giành lại độc lập cho quê hương ông và từ sâu thẳm trái tim ông bảo vệ quyền lợi cho người cùng đinh.

Ambedkar yêu cầu thành lập ban bầu cử riêng cho người Dalit giống như những người Hồi giáo tại Ấn Độ. Nhưng Gandhi và đảng phái của ông không đồng tình. Trong khi thủ tướng Anh bấy giờ là MacDonald đồng ý cho phép những người Dalit được quyền bầu cử riêng. Nhưng Gandhi đã tuyên bố biểu tình cho đến chết vào tháng 20-9-1932 để phản đối quyết định này.

Vì sự ảnh hưởng sâu rộng của Gandhi với nhân dân Ấn sẽ có cuộc nổi loạn lớn chống lại người Dalit nên Ambedkar buộc phải nhượng bộ. Tại “hiệp ước Poona” Ambedkar đã tham gia bầu cử chung với các giai cấp Hindu được ký ngày 24-9-1932 như là sự kiện đau thương đối với người Dalit cho đến hôm nay bởi sự bầu cử của người Dalit vẫn còn chịu sự quản lý bởi giai cấp Hindu. Gandhi đối đầu với Ambedkar về tôn giáo cũng như quan điểm chính trị cho sự phát triển của Ấn Độ. Theo đó Gandhi ủng hộ Bà la môn giáo, Ambedkar bảo vệ Phật giáo và những giai cấp cùng đinh.

4. Nhân duyên tiếp cận Phật giáo của ông

Từ những lần bất đồng quan điểm căng thẳng với Gandhi, Ambedkar muốn xóa bỏ hẳn chế độ phân biệt giai cấp nhưng điều đó không được thực hiện.  Ông vô cùng bất mãn và đã có những quyết định mạnh mẽ là tuyên bố từ bỏ đạo: Tôi sinh ra là người Hindu nhưng khi tôi chết không phải là Hindu.

Mặc dù ông tuyên bố cải đạo nhưng ban đầu ông chưa quyết định theo Phật giáo. Trong hồi ký của mình Ambedkar viết: sẽ không thoát khỏi sự bóc lột của giai cấp trên khi trở thành Phật tử hoặc Arya Samajist vì thế không có ý nghĩa gì để đi theo con đường này. Để thành công trong việc chống đối với những người Hindu chúng ta nên theo Thiên chúa hay Hồi giáo nhằm thực hiện xóa bỏ giai cấp tiện dân.

Rõ ràng hình ảnh của Phật giáo bấy giờ như một hình thức mới của Bà la môn giáo vì khi ấy những người Bà la môn cố tuyên truyền rằng đức Phật như là một hóa thân (Avatar) của Vishnu hoặc Phật giáo không khác gì Vedanta mà thôi và bản thân Phật giáo cũng bị pha tạp ít nhiều tư tưởng giáo lý của Bà la môn. Vấn đề này có thể thấy trong 22 lời phát nguyện của Ambedkar: tôi phản đối sự truyền bá Đức Phật như là hóa thân của thần Vishnu, điều đó là sai và có tác hại.

Những lời dạy đầy thuyết phục của đức Phật nhất là ông tìm thấy sự đồng cảm về giai cấp giữa ông và đức Phật.

Những lời dạy đầy thuyết phục của đức Phật nhất là ông tìm thấy sự đồng cảm về giai cấp giữa ông và đức Phật.

Có nhiều người cho rằng cơ duyên để ông theo Phật giáo là lúc còn học trung học ông được tặng quyển sách về cuộc đời của Đức Phật vào năm 1908. Nhưng vấn đề đặt ra tại sao ông không theo Phật giáo một vài năm sau đó mà phải mất rất nhiều năm (Khoảng 30 năm )?.

Bài liên quan

Có thể nói con đường đến với Phật giáo của Ambedkar do ảnh hưởng bởi phong trào Phục hưng Phật giáo tại Ấn Độ diễn ra một cách mạnh mẽ, được khởi xướng bởi ngài Dhammapala qua hội Mahabodhi society.

Sau khi Ambedkar tuyên bố bỏ đạo Hindu thì được những người Dalit ủng hộ. Một hội đoàn thanh niên tại quê nhà Nagpur của ông được thành lập. Họ vận động không tham gia vào các lễ hội hoặc đền thờ của Hindu như trước đây.

Sau đó họ gặp được một Bàlamôn thông tuệ của Nagpur người đang truyền bá Phật giáo như là thành viên của hội Mahabodhi Society, họ nhiệt nhiệt tình tham gia, thành lập một thư viện Phật giáo và bắt đầu đọc những lời dạy của đức Phật [Bahiskrut Bharat, July 29, 1929, page 6 ]  Ambedkar đã đến viếng thăm tổ chức này

Có thể nói trong giai đoạn dài, ông tìm hiểu kỹ đến lịch sử Ấn độ và những bài kinh Phật giáo, đóng vai trò quan trọng cho sự chọn lựa của ông và khoảng năm 1950 ông đã chính thức quay về với Phật giáo. Những lời dạy đầy thuyết phục của đức Phật nhất là ông tìm thấy sự đồng cảm về giai cấp giữa ông và đức Phật.

Trong phong trào chấn hưng Phật giáo thu hút nhiều cao tăng từ các nước đến nhắm mục đích khôi phục lại Phật giáo Ấn Độ sau nhiều thập kỷ suy tàn nhất là ở những nơi thánh tích liên quan đến cuộc đời của đức Phật và tăng đoàn trong đó phải kể đến vị tỳ kheo người Miến Điện Ven. U. Chandramani(1876-1972). Ngài là người khôi phục, giữ gìn chăm sóc nơi Đức Phật nhập Niết bàn tại Kusinagar. Và cũng chính ngài là người khơi nguồn cảm hứng, ảnh hưởng đến sự quy y tam bảo của Ambedkar, là thầy của ông.

Ông chính thức quy y Tam bảo nhằm ngày 14/10/1956. Sự kiện này đã kéo theo khoảng 500.000 người ủng hộ ông cải đạo và quy y theo Phật giáo chưa từng có trước đây.

Ông chính thức quy y Tam bảo nhằm ngày 14/10/1956. Sự kiện này đã kéo theo khoảng 500.000 người ủng hộ ông cải đạo và quy y theo Phật giáo chưa từng có trước đây.

Ông chính thức quy y Tam bảo nhằm ngày 14/10/1956. Sự kiện này đã kéo theo khoảng 500.000 người ủng hộ ông cải đạo và quy y theo Phật giáo chưa từng có trước đây.

B. R. Ambedkar đã qua đời vào ngày 6 tháng 12 năm 1956, ông đã cố gắng hoàn tất tác phẩm The Buddha and His Dhamma (Đức Phật và Giáo lý của Ngài) chỉ cách ba ngày trước sự ra đi mãi mãi của ông. Đạo Phật mà Ambedkar xây dựng không phải là Nguyên Thủy Phật giáo hay Đại thừa Phật giáo, về cơ bản dựa trên giáo lý Theravada và có chút ảnh hưởng từ Đại thừa và mật giáo. Nó có tên: Navayana [Christopher Queen, Buddhism and World Order: A Turning Point for Humanity in Mungekar and Rathore. 2007, p.25] (phong trào Phật giáo Ambedkar, hay Phật giáo ấn Độ) mới.

Kết luận

Tại Ấn Độ, những người cùng đinh của Ấn giáo chiếm gần một phần ba dân số và họ phải sống theo truyền thống phân biệt giai cấp lâu đời của tôn giáo này. Những người cùng đinh bị đối xử ngược đãi. Mặc dù Ambedkar đã đóng góp rất nhiều vào công cuộc thay đổi xã hội Ấn Độ vào thế kỷ XX. Nhân cách, tài năng và những đóng góp của ông vượt hơn cả những chính khách lỗi lạc của Ấn Độ lúc bấy giờ như Periyar E. V. Ramaswamy và Ram Manohar Lohia.

Ambedkar là người duy nhất thuộc giai cấp nô lệ đã thành công trong lãnh vực học thuật và chính trị và ông còn là một Phật tử hữu tâm đầy nhiệt huyết muốn khôi phục lại nền văn minh tâm linh của đất Ấn.

Ambedkar là người duy nhất thuộc giai cấp nô lệ đã thành công trong lãnh vực học thuật và chính trị và ông còn là một Phật tử hữu tâm đầy nhiệt huyết muốn khôi phục lại nền văn minh tâm linh của đất Ấn.

Ambedkar là người duy nhất thuộc giai cấp nô lệ đã thành công trong lãnh vực học thuật và chính trị và ông còn là  một Phật tử hữu tâm đầy nhiệt huyết muốn khôi phục lại nền văn minh tâm linh của đất Ấn mà trước đây đã là trung tâm học thuật, tư tưởng cả nhân loại đều hướng về.

Qua bài viết trên đã cho chúng ta thấy sự thật mặt trái của giai cấp được bó buộc bởi tôn giáo. Tôn giáo là một thứ bó buộc tinh thần, một thứ luật bất thành văn và có quyền năng bó buộc con người trong một quy định do những nhà sáng tạo tôn giáo đặt ra. Khi con người con ham muốn thì, người ta tìm cách để vin vào những nguyên tắc, quy định bất thành văn của tôn giáo để áp đặt sự không chế lên người khác mà thôi. B.R. Ambedke sẽ công hiến cho nhân loại nhiều hơn nếu không bị thứ phân cấp của tôn giáo bản xứ ràng buộc.

--------------------------------------------                                                           

Tài liệu tham khảo.

1. Christopher Queen, Buddhism and World Order: A Turning Point for Humanity in Mungekar and Rathore. 2007.

2. Bahiskrut Bharat, July 29, 1929, page 6.

3. Mishra, Socio, Economic and Political Vision of Dr B. R. Ambedkar, NewDehli.

4. Gail Omvedt, Buddhism in India Challenging Brahmanism and caste,  Page 247.

5. Britannica.com/biography/Bhimrao-Ramji-Ambedkar.

6. https://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/nguoi/ambedkar.htm.

7. Sangharakshita (1989), Ambedkar and Buddhism (Ambedkar và Phật Giáo), Glasgow, Windhorse Publiscations, Ed. 1986.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kỳ quan chùa cổ nghìn năm tạc thẳng vào vách núi

Quốc tế 10:30 25/03/2024

Mạch Tích Sơn là một trong bốn quần thể hang động Phật giáo lớn nhất Trung Quốc với hàng nghìn bức tượng, tranh Phật quý giá và được biết đến là địa điểm hấp dẫn dọc theo Con đường tơ lụa của Trung Quốc cổ đại.

Cậu bé ở Mỹ nhớ chi tiết về “tiền kiếp”, chính xác đến mức không thể giải thích

Quốc tế 15:35 23/03/2024

Một cậu bé ở Mỹ có những ký ức rất chi tiết - và chính xác đến đáng sợ - về những điều mà cậu gọi là “tiền kiếp” của mình. Đến bố mẹ của cậu cũng không hiểu vì sao con mình lại “nhớ” được những việc như vậy.

Lào phát hiện kho báu hơn 100 pho tượng Phật chưa xác định được nguồn gốc và độ tuổi

Quốc tế 14:10 23/03/2024

Mới đây, chính quyền tỉnh Bokeo (Bắc Lào) đã khai quật được hơn 100 pho tượng Phật lớn nhỏ và nhiều đầu tượng Phật có hình dạng khác nhau ở huyện Tonpheung, tỉnh Bokeo.

Phát hiện ngôi chùa cổ đầy kho báu, ít nhất 1.500 tuổi ở Trung Quốc

Quốc tế 15:30 14/03/2024

Một hố hình vuông chứa ngọc trai, đồ trang sức quý và hàng trăm tượng Phật đã được khai quật trong tàn tích ngôi chùa cổ.

Xem thêm