Phật tử chăn nuôi có tạo ác nghiệp?
Riêng về chăn nuôi, nếu chỉ nuôi (để bán, cày kéo, giữ nhà…) mà không giết thịt thì người nuôi không phạm giới sát sinh, không tạo nghiệp ác giết hại.
Với người nông dân thì trồng trọt và chăn nuôi là công việc chính yếu, nghề nông trên thế giới có truyền thống lâu đời và được nhân loại xác định là lương thiện. Vậy thì, người nông dân Phật tử nuôi trồng là công việc mưu sinh chính đáng, không hề tạo ác nghiệp. Điều cần phân định ở đây là chăn nuôi và sát hại vật nuôi là hai việc tạo nghiệp rất khác nhau.
Thời Đức Phật tại thế, Ngài cũng thường thuyết pháp hóa độ cho phần lớn dân chúng Ấn Độ là nông dân trở thành Phật tử, trong đó không ít người chuyên chăn thả gia súc. Đức Phật chỉ khuyến cáo tôn trọng sinh mạng, không sát sinh hại vật và không cấm Phật tử chăn nuôi. Ngay trong giới không sát sinh, trọng tâm của giới này là không được giết người, còn với loài vật là “cố tránh xa” việc sát hại. Nếu phạm giết người thì không thể sám hối và bị đọa ác đạo, còn vì sơ ý hay hoàn cảnh mà làm tổn hại sinh vật thì có thể chí thành sám hối.
Nói về tạo nghiệp thì trồng trọt hay chăn nuôi hoặc làm bất cứ nghề gì trên đời cũng đều có nghiệp; không biệt nghiệp thì cộng nghiệp. Ngay cả những nghề cao quý được tôn xưng là thầy như thầy giáo, thầy thuốc… nếu sơ suất vẫn tạo nghiệp nặng nề. Riêng về chăn nuôi, nếu chỉ nuôi (để bán, cày kéo, giữ nhà…) mà không giết thịt thì người nuôi không phạm giới sát sinh, không tạo nghiệp ác giết hại. Đã không tạo nghiệp sát thì không thể gọi công việc chăn nuôi là tội lỗi. Trong trường hợp này người chăn nuôi chỉ có dự phần vào cộng nghiệp giết hại, mà cộng nghiệp giết hại thì trồng trọt hay bất cứ nghề gì cũng có liên đới xa gần.
Riêng trong trường hợp bạn nuôi gia súc, gia cầm rồi giết thịt làm thực phẩm thì chính hành vi trực tiếp giết hại này đã tạo ra nghiệp sát sinh. Tùy vào tâm thái, mức độ, cách thức giết hại các vật nuôi mà tạo ra nghiệp sát nặng hay nhẹ khác nhau. Như trên đã nói, trừ tội giết người hay giết vật hàng loạt như nghề đồ tể, tạo ra ác nghiệp nặng nề, còn lại các hành vi làm tổn hại sinh vật khác thì đều có thể sám hối.
Để chuyển hóa ác nghiệp giết hại, bạn cần thực hành sám hối. Trước, bạn phải thấy hành vi giết hại vật nuôi là tạo nghiệp sát, là tội lỗi, phải dừng ngay hành vi xấu ác này. Trong những ngày không ăn chay thì bạn mua các thực phẩm làm sẵn, nguyện không làm tổn hại đến tất cả chúng sinh. Tiếp theo là chí thành sám hối tội lỗi và cầu mong sự tha thứ, thiền quán rải tâm từ, nuôi lớn yêu thương với mọi loài. Kế nữa là thực hành phóng sinh đúng cách, phát tâm kiến tạo và bảo vệ môi trường sống cho muôn loài trong khả năng có thể.
Nếu bạn chỉ nuôi mà không giết thì không có gì phải ăn năn, day dứt vì không tạo ác nghiệp. Còn nếu bạn đã lỡ tạo nghiệp giết hại các vật nuôi thì có thể khắc phục và chuyển hóa tội lỗi theo hướng dẫn ở trên. Điều quan trọng là kiên trì, bền bỉ và tinh tấn sám hối cũng như thực hành các thiện pháp. Khi thân tâm của bạn được nhẹ nhàng, thảnh thơi, yêu thương mọi loài vô điều kiện, đó là những dấu hiệu để nhận biết nghiệp sát đã được chuyển hóa.
Theo Giác Ngộ
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Sự cúng dường ý nghĩa nhất là gì?
Kiến thức 15:37 24/11/2024Trong xã hội ngày nay, với nhiều biến loạn và nhiễu nhương, những người phát tâm học Phật chân chính cần phải có một nhận thức sáng suốt. Trong nhà Phật thường nói: “Muôn việc bỏ lại đời, chỉ có nghiệp theo thân”.
Tứ ân là gì?
Kiến thức 14:50 24/11/2024Tứ ân hay Tứ trọng ân là một trong những giáo lý quan trọng của Phật giáo. Người Phật tử, vâng lời Phật dạy, luôn nêu cao tinh thần tri ân và báo ân trong đời sống tu tập hàng ngày.
Xem thêm