Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 09/03/2022, 16:16 PM

Phật tử nên làm gì khi cha mẹ thúc giục lập gia đình?

Lập gia đình muộn có mang tội bất hiếu không? Trong kinh Phật có dạy về đạo làm con phải lập gia đình cho cha mẹ hài lòng không? Dưới sức ép phải lập gia đình, người Phật tử nên làm gì để vui lòng cha mẹ?

Hỏi:

Năm nay tôi 31 tuổi, là Phật tử, còn gia đình theo đạo ông bà. Tết nào về thăm nhà thì cha mẹ cũng giục tôi lấy vợ. Tôi tự tìm hiểu cũng như được gia đình mai mối vài nơi nhưng đến nay vẫn chưa tìm được ý trung nhân. Tôi không quá kén chọn nhưng cũng có một số tiêu chí cho người phụ nữ của đời mình, như là biết nữ công gia chánh, lý tưởng hơn là Phật tử để chung niềm tin Tam bảo và cùng nhau tu tập. Hiện tại công việc và cuộc sống của tôi chỉ ở mức trung bình. Tôi hơi nhút nhát, sống hướng nội, giao tiếp không được bặt thiệp lắm. Tôi nguyện sống tốt với những phẩm chất đạo đức của người Phật tử. Cha mẹ thì hay thúc giục tôi lấy vợ theo ý của cha mẹ lựa chọn. Không chỉ cha mẹ mà anh chị, bà con, họ hàng đều thúc giục khiến tôi bị áp lực. Tôi muốn hỏi quý Báo là: Lập gia đình muộn có mang tội bất hiếu không? Trong kinh Phật có dạy về đạo làm con phải lập gia đình cho cha mẹ hài lòng không? Dưới sức ép phải lập gia đình, người Phật tử nên làm gì để vui lòng cha mẹ?

Đáp:

Cha mẹ nào cũng thương con, khi con trưởng thành thì mong con sớm thành thân để yên bề gia thất. Bạn đã chớm ngoài 30, công việc cũng tạm ổn, nên việc cha mẹ hối thúc bạn lập gia đình cũng là điều dễ hiểu. Tuy vậy, sự động viên thái quá hay sốt ruột thúc giục của gia đình và người thân sẽ tạo ra áp lực.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bạn đã thiết lập những tiêu chí cơ bản cho người bạn đời tương lai như biết nữ công gia chánh, là Phật tử để cùng nhau tu học thì hãy kiếm tìm. Đây là mong ước giản dị, chính đáng, thiện lành đồng thời là quyền tự do lựa chọn bạn đời của riêng bạn, mọi người cần tôn trọng. Gia đình trợ duyên mai mối mà phù hợp với tiêu chí của bạn thì càng hay, nếu không hợp thì kết duyên bè bạn.

Vợ (chồng) là bạn đời, hợp duyên thì tiến tới hôn nhân, duyên chưa tròn thì chớ gượng ép. Ý của cha mẹ cũng có cái hay riêng nhưng tiên quyết phải hợp ý của mình. Hôn nhân là việc trọng đại của đời người, chấp nhận kết hôn theo ý của người khác không phải là quyết định hay.

Bạn có “hơi nhút nhát, sống hướng nội, giao tiếp không được bặt thiệp lắm” điều ấy cũng khá bất lợi nhưng không phải là điểm yếu, trong khi điểm mạnh là bạn có đạo đức “nguyện sống tốt với những phẩm chất của người Phật tử”. Nồi nào thì vung nấy, nhiều chị em cần tìm bạn đời có những phẩm chất đạo đức của bạn, quan trọng là nỗ lực và chân thành thì chắc chắn bạn sẽ tìm được người phù hợp.

Vấn đề bạn quan tâm là lập gia đình muộn có mang tội bất hiếu? Mỗi dân tộc, truyền thống có quan niệm về chữ hiếu khác nhau. Hiếu trong đạo Phật gồm các phẩm chất: kính trọng, phụng dưỡng, thuận hòa và khuyến hóa cha mẹ hướng thiện. Lập gia đình muộn là do duyên chưa đủ chứ không liên quan đến tâm hiếu hay hạnh hiếu bị khiếm khuyết. Ngược lại vội vàng lập gia đình, không tìm hiểu chín chắn, rồi hôn nhân trục trặc, đổ vỡ, con cái chia lìa, khiến cha mẹ hai bên lo buồn mới là bất hiếu.

Kinh Phật có dạy về năm bổn phận làm con: “Này Gia chủ tử, có bốn trường hợp, người con phải phụng dưỡng cha mẹ như phương Ðông: “Ðược nuôi dưỡng, tôi sẽ nuôi dưỡng lại cha mẹ; tôi sẽ làm bổn phận đối với cha mẹ; tôi sẽ gìn giữ gia đình và truyền thống; tôi bảo vệ tài sản thừa tự; tôi sẽ làm tang lễ khi cha mẹ qua đời” (Kinh Trường bộ, số 31, kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt). Đoạn kinh cho thấy, người Phật tử không có bổn phận hay trách nhiệm phải lấy vợ (chồng) để cha mẹ hài lòng.

Muốn cha mẹ vui thì trước hết phải làm cho cha mẹ hiểu bạn, hiểu được mới cảm thông. Cha mẹ bạn có thể đang lo bạn bị ế, có vấn đề về giới tính hay còn bông lông, lêu lổng. Bạn phải tìm cách tâm sự với cha mẹ, bày tỏ cho cha mẹ biết bạn cũng đang muốn tìm bạn gái để lập gia đình, đang tìm người vợ đảm đang đồng thời là Phật tử, nhất là bạn không có vấn đề về giới tính hay ham chơi lêu lổng. Mặt khác, bạn hãy giải thích cho cha mẹ biết chuyện kết hôn cần phải hội đủ nhân duyên, thúc ép quá sẽ tăng thêm áp lực, miễn cưỡng sẽ không hạnh phúc. Hiểu được nỗi lòng của bạn rồi, cha mẹ sẽ cảm thông hơn.

Thời điểm kết hôn thì tùy duyên nhưng có bạn gái sẽ là liệu pháp tích cực nhằm hóa giải buồn lo của cha mẹ. Hy vọng bạn cũng hiểu được nỗi lòng của cha mẹ mà nỗ lực, mạnh dạn mở lòng ra để tìm được chiếc vung cho nồi của mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm