Phóng sinh là gì và phóng sinh thế nào để được lợi ích?
Phóng sinh vào dịp Tết, Rằm tháng Giêng hay Rằm tháng bảy,... đã trở thành một nét đẹp trong văn hóa tâm linh của người Việt. Tuy nhiên ý nghĩa cũng như phóng sinh sao cho lợi ích thì không phải ai cũng biết.
Phóng sinh là gì?
Đại đức Thích Trúc Thái Minh từng chia sẻ: “Phóng sinh, cứu vật là việc chúng ta nên làm, nhất là đối với những người Phật tử”. Và theo quan điểm của đạo Phật, phóng sinh là khi mình nhìn thấy các loài chúng sinh có mạng sống đang bị bắt nhốt, giam cầm, sắp sửa bị giết hại thì phát sinh lòng thương xót, tìm cách cứu chuộc, giải thoát, phóng thích, cứu mạng sống của chúng.
Rằm tháng Giêng cúng phóng sinh như thế nào để tạo phúc?
Ý nghĩa của việc phóng sinh
1. Tăng trưởng phước báu và nuôi dưỡng tâm từ bi
Đức Phật có dạy, đã là người đệ tử Phật, không kể xuất gia hay tại gia thì đều phải tu tập lòng từ. Trong đó phóng sinh là việc làm rất căn bản để tâm từ được nuôi dưỡng và tăng trưởng.
Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ: “Khi thấy người, con vật bị nạn hoặc sắp bị giết, chúng ta tìm cách cứu thì sẽ được phước báu rất lớn. Việc làm này cũng giúp tâm từ bi của chúng ta được nuôi dưỡng và tăng trưởng. Mà tâm từ bi là hạt nhân để thành Phật sau này. Không thể thành một vị Phật mà lại không có tâm từ. Cho nên, ý nghĩa đầu tiên của việc phóng sinh là chúng ta nuôi dưỡng tâm từ”.
2. Đem sự an vui đến cho tất cả các loài
Người có tâm từ thì đi đâu cũng đem an lạc, bình an đến đó và tâm từ còn cảm ứng được cả trời đất. Do vậy, tâm từ rất quan trọng. Có thể những con vật được phóng sinh chưa hẳn được sống lâu dài, nhưng khi chúng ta phóng sinh là đã thể hiện tâm từ của chúng ta.
Chúng ta hiểu rằng cứu các sinh mạng về môi trường sống tự nhiên thì tâm từ bi cũng như phước báu của chúng ta được tăng trưởng.
Trong kinh Phật dạy khi chúng ta tu lòng từ, không sát sinh, trái lại còn phóng sinh thì được rất nhiều lợi ích. Đó là chúng ta sẽ được phúc báu như: ít bệnh tật, có sức khỏe, có tuổi thọ được lâu dài, thường an ổn,... Nếu ai cũng có tình yêu thương, không những với loài người mà với cả muôn loài, thế giới này sẽ rất hòa bình và an lạc.
Tìm về tinh hoa nguồn cội và tinh thần hiếu sinh qua lễ phóng sinh
Phóng sinh thế nào để được lợi ích?
Phóng sinh là việc làm đúng theo lời Phật dạy, vậy để mang lại lợi ích thiết thực cho mình và cho loài vật được phóng sinh thì chúng ta nên làm như thế nào?
1. Phát khởi tâm từ
Để việc phóng sinh mang lại lợi ích cho mình và đúng với tinh thần của đạo Phật, điều đầu tiên chúng ta phải phát khởi được tâm từ. Có thể ta nghèo khó nhưng nếu ta phóng sinh dù chỉ một con cá, hay một con cua, hay bất cứ một con vật nào với tất cả tâm ý của mình thì cũng được lợi ích. Vì tâm từ đó nâng đỡ chúng ta rất nhiều.
Về công đức phước báu của tâm từ, Đại đức Thích Trúc Thái Minh chia sẻ một câu chuyện trong nhà Phật. Câu chuyện kể về người mẹ bệnh tật có con bị rơi xuống sông. Bà mẹ đã nhảy xuống, ôm chặt con với mong muốn vớt con lên nhưng không được. Cuối cùng, hai mẹ con đều chết. Cũng bởi tâm từ yêu thương con như vậy nên sau khi chết, bà mẹ được sinh lên cõi Trời. Đó là do công đức phước báu của tâm từ.
Từ câu chuyện trên, Đại đức Thích Trúc Thái Minh cũng lưu ý: “Chúng ta phải nuôi dưỡng được tâm từ, phải có tâm từ bi với con vật mà mình phóng sinh, chứ không phải phóng sinh lấy lệ, phóng sinh cho có hình thức, hay là nghe người ta bảo thì cũng đi phóng sinh. Phóng sinh như vậy thì công đức được ít, không được nhiều”.
2. Không nên đặt mua trước các con vật để đi phóng sinh
Phật tử không nên đặt mua trước các con vật để phóng sinh. Vì làm như vậy sẽ làm mất ý nghĩa của phóng sinh. Vì phóng sinh là chúng ta thấy con vật đang mắc nặn, đang sắp bị giết hại nên chúng ta mua, rồi phóng sinh chúng.
Trường hợp có những người ác tâm, sẵn sàng đi theo các đoàn phóng sinh để đánh bắt lại những con vật ấy. Đó là việc làm ác, những người đó là làm việc ác và phải chịu quả báo.
3. Không cầu kỳ hương khói
Nhiều người quan niệm, trước khi phóng sinh cần phải lễ, tụng niệm thì mới được phước báu. Vậy nếu không lễ, niệm thì phóng sinh có được công đức gì không?
Chúng ta khi phóng sinh cũng đơn giản lắm, không cần phải làm cái gì cầu kỳ, không phải có hương phải cắm vào con vật mới phóng sinh được đâu. Cái hương nó không quan trọng gì việc đó. Có nhiều người muốn đi phóng sinh lại chưa biết mua hương ở đâu, thế là cứ đợi đến lúc mình mua hương xong thì con vật nó chết mất rồi.
Khi phóng sinh, chúng ta không nhất thiết phải đến chùa để quý Thầy chú nguyện, các Phật tử có thể tự làm được việc này. Các Phật tử có thể đọc: “Các chúng sinh đây phát tâm quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng” hoặc niệm danh hiệu Phật “Nam mô A Di Đà Phật”, “Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni” khoảng 10 lần để gieo duyên Phật Pháp cho các con vật đó.
Thoát chết nhờ phóng sinh trứng cá
Đối với nhà Phật là cứu được mạng sống là phước báu và cái việc đó thì nên làm nhanh, làm ngay không phải đợi chờ và không phải vì chúng ta làm ngay không có bài bản là chúng ta không được phúc. Chúng ta đã khởi tâm cứu vật phóng sinh là sẽ được phước báu.
Phóng sinh thể hiện nét đẹp từ bi của đạo Phật. Hy vọng rằng thông điệp của việc phóng sinh sẽ được lan tỏa mạnh mẽ, góp phần đánh thức tâm từ bi trong mỗi người.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Học Phật giản đơn
Kiến thức 08:00 22/11/2024Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.
Xem thêm