Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 26/07/2021, 14:04 PM

Phóng sinh: Thiện tâm đi đôi với trí tuệ mới thực sự giúp ích cho đời

Phóng sinh như thế nào là hợp đạo, không gây thêm tội nghiệp? Hãy đọc bài viết này...

Phóng sinh chân chính

Hỏi: ...Thưa Thầy, nếu muốn phóng sinh các loài động vật như Gà, Vịt thì có thể thả ở đâu được ạ. Con đi ra chợ thấy mấy con vịt kêu chờ người mua đem về giết thịt, thấy thương quá mà con chẳng biết làm sao được. Thầy giúp con với!

Trả lời:Thế mới biết muốn làm Bồ-tát cứu độ chúng sinh không phải dễ. Chắc nhất là cứu độ mình trước, khi đã thông suốt mọi việc thì sẽ biết cứu độ chúng sinh ra làm sao. Biết đâu mấy con vịt đó phải chịu cái nghiệp nhân quả để học ra bài học sinh tử của mình nên chư Bồ-tát từ bi nhiều như vậy mà không ai xuống cứu! Và biết đâu con cứu lại như người gỡ con bướm ra khỏi vỏ nhộng không đúng lúc để rồi chỉ làm cho nó không còn đủ sức sống nữa?

Để việc phóng sinh thực sự đúng với ý nghĩa của Phật giáo, chúng ta nên thực hiện nó một cách tự nhiên, xuất phát từ tâm của mỗi người.

Để việc phóng sinh thực sự đúng với ý nghĩa của Phật giáo, chúng ta nên thực hiện nó một cách tự nhiên, xuất phát từ tâm của mỗi người.

Hỏi: Kính bạch thầy cho con được hỏi. Phóng sinh đúng theo lời Phật dạy là như thế nào ạ? Con định phóng sinh để hồi hướng công đức cho người thân nhưng con lại nghĩ, ví dụ bây giờ con phóng sinh con Ếch thì khi thả nó về tự nhiên thì hằng ngày nó lại ăn vô số côn trùng để sống. Vậy mình phóng sinh con này lại gián tiếp sát sinh con khác, xin Thầy từ bi giải đáp giúp con ạ.

Trả lời: Con phóng sinh với lý trí như vậy là sai rồi. Phóng sinh là tùy duyên khi thấy con vật gặp nạn thì cứu thôi chứ không vì ý đồ nào khác.

Hỏi: Thưa thầy khi phóng sinh thả một con cá xuống hồ nước thì con cá đó lại ăn rất nhiều những sinh vật nhỏ khác như con giun trong hồ. Như vậy thì việc phóng sinh sẽ tội nhiều hơn phước phải không ạ?

Trả lời: Phóng sinh là cứu một sinh vật đang gặp nguy hiểm đến tính mạng ra khỏi cạm bẫy của nó. Như vớt một con ong, con kiến ra khỏi bể nước chẳng hạn, chứ không nên phóng sinh như một phong trào nhằm cầu nguyện gì cho mình. Vì một khi có ý đồ thì đàng sau cái phước rất dễ ẩn náu cái tội. Nên phước có thể làm duyên cho tội và tội cũng có thể làm duyên cho phước trong vòng tương đối nhị nguyên. Vì vậy, một tâm thiện phải đi đôi với trí tuệ mới không bị rơi vào tình trạng phản tác dụng.

Kinh Phật và các nghi lễ: Nghi thức phóng sinh

Hỏi: Bạch Thầy, con có một điều suy tư khi con đọc một bài báo viết một số nơi làm phóng sinh là gián tiếp giết chết con vật được phóng sinh đó. Họ nói rằng, người bẫy chim muốn có một số lượng lớn, họ phải bẫy nhiều ngày, nhốt chúng lại nên có nhiều con bị đói khát, yếu và chết. Khi được thả ra, một số con bay không nổi cũng phải chết. Chúng con thành kính xin ý kiến của Thầy về việc này.

Phóng sinh là cứu một sinh vật đang gặp nguy hiểm đến tính mạng ra khỏi cạm bẫy của nó.

Phóng sinh là cứu một sinh vật đang gặp nguy hiểm đến tính mạng ra khỏi cạm bẫy của nó.

Trả lời: Họ nói rất đúng, phóng sinh vốn là tốt để cứu sinh mạng những sinh vật bị nạn thoát khỏi bị nhốt và chết chóc, nhưng đã trở thành một tệ nạn của người thiểu trí, không phải vì thương yêu và tôn trọng mạng sống mà vì để cầu lợi cho mình, khiến tạo điều kiện cho những người làm nghề bất chính hại đến biết bao sinh linh vô tội.

Ở một số nước văn minh, biết tôn trọng các loài động vật, họ có luật pháp nghiêm cấm việc săn bắt bừa bãi, thậm chí xe cán một con vật bị chết có thể bị ở tù 3 năm. Ở những nước thiếu tôn trọng sự sống, những tệ nạn vẫn còn là nỗi nhức nhối của những người có lương tâm...

Hãy chia sẻ nếu bạn thấy ý nghĩa và có thể giúp ích cho ai đó!

Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

Nam Mô Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!

*Tổng hợp từ các Hỏi & Đáp Trung Tâm Hộ Tông 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Tu tập trong hoàn cảnh không có Phật

Hỏi - Đáp 10:00 17/11/2024

Tôi thích lạy Phật nhưng vì không có bàn thờ nên tôi tự hình dung Đức Phật trước mặt rồi lễ bái. Tôi tu tập như thế và cảm thấy an yên, được Tam bảo che chở rất nhiều. Có lúc tôi tự hỏi mình tu tập trong hoàn cảnh như thế có đúng Chánh pháp không?

Xem thêm