Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 11/07/2022, 15:38 PM

Phương pháp quán cơ hội để rèn ý chí

Khi gặp những chướng ngại khổ đau, hãy nghĩ đó là cơ hội tốt để mình rèn luyện ý chí. Đơn cử như khi ta bị mất ngủ. Mất ngủ thường gây cho ta cảm giác khó chịu, làm ta dễ bực bội, nóng nảy.

Thế thì, thay vì nằm trằn trọc, phàn nàn, quý vị hãy nghĩ đó là cơ hội tốt để niệm Phật. Hàng ngày bận bịu, thời gian không có nhiều cho việc niệm Phật, mà mỗi lần niệm lại buồn ngủ. Hôm nay, được lúc tỉnh táo, tranh thủ niệm Phật, cứ như thế, bực bội, mệt mỏi hết lúc nào không hay, giấc ngủ đến lúc nào không biết. Vậy nên, chuyển hóa chướng ngại, khổ đau bằng phương pháp quán, giúp cho chúng ta có nhiều cơ hội tu tập hơn. Có những Phật tử đi đến chùa dự khóa tu phật thất 7 ngày nhưng đến ngày thứ 2 thì họ đã xin về với lý do bận việc.

Nhưng tôi biết họ đi về không phải vì bận việc. Dù họ không nói, nhưng chúng tôi hiểu những cái khó mà họ không vượt qua được. Tu Phật thất phải ăn chay, nằm đất, phải xếp hàng ăn cơm; sống trong khuôn khổ nội quy họ cảm thấy bị ràng buộc, khó chịu. Trong khi đó, ở nhà, thời gian ăn, ngủ là do mình quyết định, thích làm lúc nào cũng được; rồi điều kiện sinh hoạt tiện nghi hơn, nên họ thấy khổ, không chịu được nên mới về. Tôi nghĩ, đã có duyên được tu Phật thất, tại sao chúng ta không biết chuyển hóa những khó khăn đó. Nếu biết quán cơ hội rèn luyện ý chí, ta sẽ nhận ra đó chính là cái phước, cái may. Thời gian tu ở chùa, là cơ hội cho mình được ăn chay, được nằm đất, tu tập một cách thực thụ. Giờ thay vì nói “bị” ta hãy nói là “được”, vì đâu phải dễ để có bảy ngày tu tập.

Như lỗ mọt trong một con đê, nếu không biết lấp lại, lâu ngày cái lỗ đó sẽ lớn và sẽ phá vỡ bờ đê lúc nào không hay.

Như lỗ mọt trong một con đê, nếu không biết lấp lại, lâu ngày cái lỗ đó sẽ lớn và sẽ phá vỡ bờ đê lúc nào không hay.

Đức Phật sống trong cung vàng, điện ngọc, vậy mà vẫn từ bỏ tất cả để đi tìm đạo. Ăn thì phải đi xin, ngủ thì ở dưới gốc cây, đầu đội trời, chân đạp đất, sống không nhà, không cửa, mà Ngài vẫn rất an lạc. Còn chúng ta sống trong môi trường gia đình, giờ vào chùa thấy hơi khác một chút thì đã khổ. Có nhiều người đi tu Phật thất 7 ngày còn xin ở lại nữa, vì họ tìm thấy được niềm vui trong tu tập. Như một số em đến đây để học hè, có những em đến đăng ký ở ba tháng, nhưng mới ở hai ba ngày đã xin về. Còn có những em vào đây, dù phải tuân theo kỷ luật nghiêm khắc của các thầy đưa ra, nhiều lúc còn bị phạt nhưng các em vẫn chấp nhận, vẫn tiếp tục ở lại tu học. Còn có em vì vi phạm kỷ luật nhiều lần bị cho về, vẫn năn nỉ xin được ở lại. Những năm về trước, có nhiều em về đây học hè, rồi xin ở lại tu luôn. Như vậy chúng ta thấy, cùng một hoàn cảnh nhưng những em có lòng ham tu, biết vượt qua trở ngại thì ở được, bằng không sẽ cảm thấy rất khổ sở, khó khăn mà bỏ nửa đường.

Có những người đến chùa xuất gia tu học, với suy nghĩ sẽ gặp được nhiều thuận lợi, nhiều điều tốt đẹp. Nhưng trong quá trình tập sự, gặp nhiều chướng duyên trở ngại, sinh ra phiền não, khổ đau. Tuy nhiên chúng ta thấy rằng, sống trong một tập thể, việc bất đồng ý kiến là không thể tránh khỏi. Cho nên, nếu không biết chuyển hóa những đụng chạm nhỏ nhặt đó mà cứ để âm ỉ trong lòng thì mỗi ngày đau khổ sẽ lớn dần, khiến chúng ta thối thất tâm Bồ-đề. Còn nếu biết quán phương pháp rèn luyện ý chí, chúng ta sẽ chuyển hóa được những khổ đau đó.

Người hoa tiêu tài ba là người phải chống chọi được với sóng to gió lớn; người tu giỏi là người phải vượt qua thử thách chông gai. Như quý vị thấy, những bậc vĩ nhân mà người đời hằng ngưỡng mộ, thường phải trải qua rất là nhiều gian nan, thử thách mới thành tựu được như thế. Cũng như để có những thỏi vàng ròng có giá trị thì phải qua quá trình tinh luyện từ vàng pha tạp. Từ một khúc gỗ sần sùi, thô sơ muốn trở thành một bức tượng đẹp, cũng phải qua sự đục đẽo, bào, gọt… Hạt gạo mà chúng ta thường ăn cũng phải gieo trồng, chăm bón, thu hoạch rồi xay xát mới thành hạt gạo trắng thơm được. Con người cũng vậy, phải chịu những thử thách, khó khăn để trui rèn ý chí của mình. Cho nên, trên cuộc đời này, tất cả những khó khăn, thử thách đều là cơ hội tốt để chúng ta rèn luyện ý chí, thăng hoa nhân cách và làm cho con người chúng ta càng thêm giá trị.

Tóm lại, ví như lỗ mọt trong một con đê, nếu không biết lấp lại, lâu ngày cái lỗ đó sẽ lớn và sẽ phá vỡ bờ đê lúc nào không hay. Cũng như vậy, khi những khổ đau chỉ mới nhen nhóm, hãy học cách chuyển hóa nó bằng việc thực hành năm phương pháp: so sánh khổ đau, quán nghiệp báo, quán nhân duyên, quán từ bi và cuối cùng là quán cơ hội rèn luyện ý chí. Chúng tôi hy vọng quý vị sẽ luôn an lạc, hạnh phúc và bình an trong cuộc sống khi thực hành năm pháp tu này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự yên bình trong lòng là hạnh phúc

Sống an vui 13:00 04/11/2024

Dưới bầu trời rộng lớn, ta cảm nhận được sự tự do và thanh thản. Đôi khi, chỉ cần đứng dưới bóng cây, nhìn những đám mây trôi qua, ta đã cảm thấy nhẹ nhàng và tự do như chim bay trên bầu trời xanh thẳm.

Uống nước ép rau này giúp tránh ung thư, hạ huyết áp

Sống an vui 11:41 04/11/2024

Nước ép làm từ các loại thực vật tự nhiên cung cấp cho cơ thể nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống ô xy hóa. Mọi người thường dùng nước ép trái cây. Nhưng trên thực tế, nước ép từ các loại rau cũng mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Khi tâm không chấp, lòng nhẹ như mây trôi

Sống an vui 09:20 04/11/2024

Khi mọi vọng tưởng tan biến, khi mọi toan tính lắng xuống, ta nhận ra mình và vũ trụ vốn chẳng khác nhau, ta thấy mình là một phần của cái bao la, vô tận.

Tập buông bỏ để có được tâm bình an

Sống an vui 08:28 04/11/2024

Trong cuộc sống, Phật giáo khuyên ta hướng đến trạng thái tốt nhất – đó là buông bỏ những tham cầu vật chất để tâm hồn được thanh thản và nhẹ nhàng hơn.

Xem thêm