Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/04/2023, 08:00 AM

Quay lại cái đầu (Phần 2)

Những kẻ cứng đầu, không chịu quay lại thực hiện một hành vi đơn giản dễ dàng chỉ có một nhãn quan duy nhất, một cái nhìn phiến diện không có cái nhìn toàn diện thông suốt sự vật nên không nhận thức ra Sự Thật tuyệt đối.

Anh trước tôi sau,

Quay lại cái đầu

Anh sau tôi trước

Ta đều bằng nhau.

Anh phải tôi trái,

Quay lại cái đầu,

Anh trái tôi phải

Ta chẳng hơn nhau.

Thương kẻ cứng đầu

Chẳng ngó trước sau,

Chỉ nhìn một phía

SỰ THẬT rõ đâu !

(Trích lại bài thơ ở phần 1)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Nội dung bài thơ

Bài thơ rất giản dị cả hình thức lẫn nội dung. Về hình thức, đây là bài thơ gồm ba đoạn, mỗi đoạn bốn câu, mỗi câu bốn tiếng. Về nội dung, mỗi đoạn trình bày một hành vi cụ thể diễn ý một cách nhìn và hiệu năng của nhãn quan này. Sự trình bày nội dung có tính cách biểu tượng điển hình.

Đoạn 1: Anh và Tôi đứng xếp hàng dọc. Anh đứng trước, Tôi đứng sau. Chỉ cần quay lại cái đầu  180 độ thứ tự xếp hạng sẽ đảo ngược lại thành Anh đứng sau, Tôi đứng trước. Như vậy, chúng ta đều bằng nhau: Mỗi người có một lần đứng trước và một lần đứng sau. Sự xếp thứ tự trước sau chỉ là Sự thật tương đối giả tạm nhất thời. Sự Thật tuyệt đối thường hằng vĩnh cửu là không có thứ tự trước sau.

Đoạn 2: Anh và Tôi đứng xếp hàng ngang, Anh bên phải, Tôi bên trái. Khi quay lại cái đầu 180 độ thứ tự xếp hàng sẽ đảo ngược thành Anh bên trái, Tôi bên phải. Như vậy, chúng ta chẳng ai phải, chẳng ai trái, chẳng ai hơn, chẳng ai kém. Tóm lại, thay đổi cách xếp hàng thì thay đổi thứ tự. Nói cách khác, khi có sự so sánh, đối chiếu, phân biệt, cân đo thì mới có trước sau, phải trái, tốt xấu, trọng khinh, yêu ghét... Khả năng nhận thức này gọi là Tri lượng tâm.

Đoạn 3: Những kẻ cứng đầu, không chịu quay lại thực hiện một hành vi đơn giản dễ dàng chỉ có một nhãn quan duy nhất, một cái nhìn phiến diện không có cái nhìn toàn diện thông suốt sự vật nên không nhận thức ra Sự Thật tuyệt đối. Thật đáng thương cho những kẻ cứng đầu cứng cổ, chỉ biết khư khư chấp kiến, không biết tùy cơ ứng biến thay đổi nhãn quan trong cuộc sống thực tế.

Kết luận: 

Nội dung bài thơ nói đến ba cách nhìn khác nhau ở ba đoạn, có thể rút lại còn hai cách nhìn khác nhau: Cách thứ nhất có quay đầu, cách thứ hai không quay đầu. Quán sâu hơn, cách thứ nhất có quay đầu gồm có rất nhiều cách khác nhau tùy theo mức độ quay đầu nhiều hay ít, từ 1 độ đến 360 độ. Theo Phật học, quay cái đầu là phá chấp, không còn thành kiến, định kiến, cứng đầu không quay là chấp kiến.

Sự lý giải đến đây là hết, chỉ nói được có quay đầu và cứng đầu không quay. Còn câu hỏi thực dụng quay đầu bao nhiêu độ thì đúng mức, nhận thức được sự thật tuyệt đối thì không thể lý giải bằng lý luận lời lẽ được vì lý do ai hành trì thì chỉ có người đó chứng ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Phẩm tính quan trọng của một người học trò từ trường hợp Tôn giả Angulimala

Nghiên cứu 10:10 05/04/2024

Angulimala là một người cực ác trong xã hội khiến ai ai cũng khiếp sợ với danh xưng kẻ sát nhân, chỉ duy nhất tình thương của Phật pháp mới khiến tên cướp quay đầu sám hối, từ một kẻ đại ác trở thành Sa môn Thích tử.

Đạo đức của Phật giáo với đạo làm người

Nghiên cứu 18:00 02/04/2024

Với tư cách là hình thái ý thức xã hội, Phật giáo cũng như mọi tôn giáo, cũng mang trong nó những giá trị tư tưởng, như là sự phản ánh khát khao vươn tới chân - thiện - mỹ của chính loài người, song đặc biệt hơn ở chỗ chú trọng mục tiêu giải thoát khỏi khổ.

Xem thêm