Thứ bảy, 31/07/2021, 08:00 AM

Quê hương luôn đón chào ta như vòng tay mẹ hiền

Sài Gòn bệnh nặng, phố xá cỏ cây cũng buồn theo, từ mọi miền quê, cha mẹ người thân luôn thấp thỏm dõi theo từng ngày. Nơi phố thị ấy, bạn bè, con cái, đồng nghiệp… đang chật vật từng ngày.

Thế là vòng tay nhân ái quê hương dang rộng đón ta về. Có những đoàn người đi chuyên cơ, đi cả đoàn tàu xe lửa, đi xe khách và người tây nguyên đi từng hàng dài xe máy…

Trước và sau những chuyến xe ấy, những ca bệnh “hồn nhiên” lan vào xóm làng. Đây đó những lời lo lắng, căng thẳng, dao động và không ít lời gay gắt thốt ra. Ở phía ngược lại, những người con tha hương từ vùng bệnh muốn trở về cũng không khỏi sợ sệt: “tôi có bị kỳ thị khi về từ vùng dịch không? Tôi có được qua trạm không?”.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tôi nghĩ, quê hương không kỳ thị những người con của mình đâu, mà chỉ “lo sợ” thôi. Lo cho cái biến chủng mới nguy hiểm, lo cho ý thức cá nhân, ý thức cộng đồng, lo cho hàng người quá đông khi chờ qua trạm. Nếu đã “kỳ thị” thì quê hương đã không đón ta về, không có những chuyến phi cơ không đồng, không có những chuyến xe miễn phí, và nếu kỳ thị vì bạn ở vùng dịch Sài gòn thì hơn một tháng qua đã không có những chuyến xe tiếp tế lương thực, đã không có những bác tài xế chạy không đồng dấn thân vào vùng dịch, không có những gói quà yêu thương đưa gần sát hàng rào cách ly.

Đây đó một số gia đình xử sự rất văn minh, “thông báo gia đình có người từ vùng dịch về” viết trên tấm ván hoặc bìa giấy. Họ làm như vậy có bị kỳ thị không? Chắc chắn không ai kỳ thị một gia đình biết tôn trọng làng xóm. Có chăng là sự dè dặt khi đi qua nhà, nếu nhờ tiếp tế thức ăn, tôi cũng tin bà con quanh xóm sẽ sẵn sàng thôi.

Thông báo: “nhà có người từ vùng dịch về” hay “gia đình có người cách ly” thì sao đâu, mình và gia đình có thể bệnh mà. Xét nghiệm một hai lần, chích ngừa một lần, tôi cảm thấy khỏe re à…cũng chưa đảm bảo bạn và cả nhà an toàn. Thậm chí thử hai lần đều tốt, cách ly đủ ngày vẫn chưa hết nguy mà. Đừng cứ nghĩ “hồn nhiên” như thế! “Em hồn nhiên rồi em sẽ bình yên” chăng? Lúc này mà “hồn nhiên” là khó bình yên lắm đó bạn.

Đừng “hồn nhiên” nữa nhé, vì dịch bệnh của bây giờ khác năm trước, tháng trước.

Đừng “hồn nhiên” nhé, vì làng xóm và khu phố sẽ không bình yên.

Đừng “hồn nhiên” nhé, khi bao chiến sĩ tuyến đầu đã quá vất vả với công tác dập dịch, truy viết…

Đừng “hồn nhiên” nhé, khi bố mẹ, người thân, con cháu bạn khó đủ sức thoát khỏi bệnh nếu bạn mang mầm bệnh.

Đừng “hồn nhiên” nhé, vì bản thân bạn cũng sẽ không bình an đâu.

Tổ quốc, quê hương, xóm làng, cha mẹ, anh em và mọi người đã rộng vòng tay đón bạn về, thì cớ gì bạn không rộng mở tấm lòng, bớt hồn nhiên, bớt lang thang, bớt quán xá nhỉ?

Quê hương là nơi về ấm áp, vòng tay gia đình là chốn đỗ bình yên, ngõ xóm làng quê khiến lòng hân hoan khi người xa quê trở về, giờ đây cũng “bệnh” rồi. Bệnh thật rồi đó bạn! Quê hương “ốm” thì bạn cậy nhờ ai đây???

Thôi, mọi chuyện “hồn nhiên” thì đã là rồi, mong rằng đừng như vậy nữa. Đừng ai quá lời nữa, mà hãy ở yên và bớt đi. Mười bốn ngày hay một tháng sẽ qua mau. Cơm canh rau muối, thiếu chút cũng không làm ta chết. Trà sữa, món ngon nay chưa có thì rồi cũng có…sẽ có như mọi khi nếu đồng lòng dập dịch.

Đừng hồn nhiên nữa! Bệnh thật rồi!

*Trích lại bài nhật ký của Tiểu Minh ngày 24/7/2021

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Hạnh nguyện độ tha rạng ngời của Đức Phật A Di Đà

Góc nhìn Phật tử 11:35 14/12/2024

Hướng về ngày 17/11 AL, ngày vía kỷ niệm Ngài, là khi những điều thiêng liêng cao cả nhất được tôn vinh, là cơ hội hy hữu để ta hướng tâm về hình ảnh đức Phật, hướng về hình ảnh của một bậc xuất trần thượng sĩ và tam thiên đại thiên thế giới của Ngài.

Tập điều chỉnh chính mình khi phát hiện mình bất ổn

Góc nhìn Phật tử 08:54 03/12/2024

Này bạn, khi tâm trạng rơi vào trạng thái bất ổn, uể oải, hoặc cảm giác như năng lượng tích cực trong ta đã cạn kiệt, việc đầu tiên cần làm là ý thức rõ ràng về tình trạng của mình.

Tôi tin nhân quả

Góc nhìn Phật tử 13:57 02/12/2024

Từ ngày tôi biết đến Phật pháp, câu kinh dạy về nhân quả: “Muốn biết cái nhân trước, hãy nhìn sự thụ hưởng ở hiện tại. Muốn biết cái quả sau, hãy nhìn việc làm hôm nay” luôn khắc sâu trong tâm trí tôi.

Truyện ngắn: Hương từ chữ bay ra…

Góc nhìn Phật tử 11:17 02/12/2024

Mẹ về hưu sau mấy chục năm lăn lộn với nghề. Ngày đi làm cuối cùng để chia tay đồng nghiệp, mẹ mang về một bó hoa nhỏ và mấy tấm bằng khen đạt giải thưởng báo chí toàn quốc trong nhiều năm.

Xem thêm