Quốc tang cựu Thủ tướng Shinzo Abe: "Bông lúa cúi đầu"
Hôm nay 27-9, lễ quốc tang cựu Thủ tướng Shinzo Abe bắt đầu lúc 14 giờ địa phương (12 giờ Hà Nội) tại nhà thi đấu Nippon Budokan ở Tokyo, Nhật Bản, với sự tham gia của khoảng 4.300 người.
Có hai cảm xúc khi thế giới hay tin cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo tử vong do bị ám sát sáng 8-7 là tiếc thương và kính trọng về một con người đã sống trọn vẹn cả đời để chăm sóc cho người khác - như cách nói của Đức Dalai Lama.
Và quan trọng hơn là sự thương tiếc, kính trọng ông Abe của thế giới. Mỹ đã treo cờ rủ để tưởng nhớ cựu Thủ tướng Nhật; Việt Nam có điện chia buồn sâu sắc với Nhật và gia quyến ông Abe; Brazil, Ấn Độ làm lễ quốc tang tưởng nhớ… Nhiều người Việt Nam nhìn lại cuộc đời của vị cựu Thủ tướng và cảm thấy thú vị khi hình ảnh ông nhiệt thành đến phút cuối cuộc đời, dù đương nhiệm chức cao hay khi đã rời chính trường đều tận lực cống hiến, đặc biệt gần gũi với dân.
Cúi đầu trước dân khi đi thăm họ, chia sẻ và đồng cảm với đồng bào khi họ bị mất mát trong thiên tai… là cốt cách bình dị mà đi vào lòng người của người lãnh đạo. Quyền cao, chức trọng đối với vị cựu Thủ tướng cuối cùng cũng để phụng sự người dân đất nước mình được bình an, ấm no hơn. Hình ảnh nước Nhật đáng kính đã được đào luyện từ tính kỷ luật và tinh thần chan hòa, gần gũi mà cựu Thủ tướng Abe là một biểu tượng. Tinh thần thép của Nhật qua ông còn là những chính sách bang giao cứng rắn khi cần trước những việc làm trái đạo, trái luật của các quốc gia ỷ lớn hiếp bé…
Nhắc về ông Abe là nhắc về những điều tích cực, dù đối với dân Nhật hay với các chính sách ngoại giao, cũng như bản lĩnh chính trị - chọn từ chức khi cảm thấy không đủ sức khỏe để đảm đương trọng trách - điều ít thấy ở nhiều lãnh đạo khác.
Con người, dù là ai, để lại tiếng thơm là cả quá trình sống, trải qua va chạm mới biểu hiện nhân cách cao thượng. Một người đến, đi khỏi nhân gian, để người ta nhớ và nể phục vì thế không nhiều. Để cả thế giới phải cúi đầu trước họ trong phút rời cõi tạm lại càng ít ỏi, nhưng ông Abe đã làm được điều đó.
Ngày 8-7, nhiều lời chia buồn đã gửi đến nước Nhật. Trong đó, Đức Dalai Lama, một vị lãnh đạo tinh thần Phật giáo Tây Tạng, vị có sức ảnh hưởng tâm linh toàn cầu đã nhận định: “Cựu Thủ tướng Abe thực sự đã sống một cuộc đời ý nghĩa trong việc chăm lo cho những người khác”.
Và, thật sự với nước Nhật và thế giới, ông Abe quả thật rất lớn như thành ngữ của người Nhật: “Bông lúa chín là bông lúa cúi đầu”.
Sống và được công nhận giá trị, đó phải là lẽ sống tự nhiên chứ không phải là biểu diễn trên sân khấu chính trị. Rất hiếm để có một con người như vậy. Bài học nhận về từ những vĩ nhân không gì khác hơn là phải chọn sống tận hiến cho cuộc đời trong khả năng, dù ở vị trí nào. Và, dù có làm được bao nhiêu việc, ở vị trí cao bao nhiêu thì cúi đầu trước người khác và nghiêng mình trước cuộc đời, tự thấy mình nhỏ để học hỏi, cố gắng sống và làm việc tốt hơn sẽ giúp ta càng lớn hơn, đáng kính hơn trong lòng người.
Thế giới rất kỳ diệu, nhân dân rất tinh tế - luôn có đôi mắt để thấy những giá trị của những con người có nhân cách lớn để lại cúi đầu trước họ một cách tự nhiên, tự nguyện.
Cựu Thủ tướng Abe thực sự đã sống một cuộc đời ý nghĩa trong việc chăm lo cho những người khác
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm