Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/06/2019, 17:24 PM

Sao Giáo hội không đề nghị Bộ Văn hóa cấm phát hành bài 'Độ ta không độ nàng'?

Bài hát "Độ ta không độ nàng" đang thành một hot trend của giới trẻ nhiều ngày hôm nay. Bài hát này đã phản ánh sai lệch về giáo lý Phật giáo, phá vỡ hình tượng người tu sĩ, đề nghị cấm phổ biến. Sao Giáo hội không đề nghị Bộ Văn hóa công văn cấm bài hát kia ạ?

 Đó là câu hỏi của một Phật tử inbox vào fanpage Phật giáo Việt Nam.

Trả lời:

Xúc phạm tu sĩ, Phật giáo

Trưa nay, Phatgiao.org.vn đã cho đăng bài viết của Thượng tọa Thích Nhật Từ. Trong bài, TT Nhật Từ cho rằng bài hát đã khắc họa bức tranh rất tiêu cực về chuyện tình của vị tu sĩ trẻ và nàng quận chúa. Thượng tọa nhận định, nếu so với bản nguyên tác chữ Hán bạch thoại thì bản phóng tác trong Tiếng Việt là bản phóng tác đậm chất ngôn tình hơn, da diết hơn.

Thượng tọa cho thấy bản Việt thêm thắt rất nhiều, như bản gốc từ "nhãn tình hoàn hồng" là mắt ửng đỏ lại phóng tác thành: "Mắt còn vương màu máu", rất cường điệu, hấp dẫn giới trẻ hơn. Câu "tha dĩ kinh bất tại" nghĩa là nàng ấy không còn nữa, được phóng tác thành: "Hồng nhan chẳng trông thấy đâu".

Bài liên quan

Hay câu "thủ khởi mộc ngư" rất đơn giản là tay gõ mõ nhưng trong bản Tiếng Việt lại dịch thành: "Lại một tay ta gõ mõ, phá nát cương thường biến họa" nghe rất lâm ly. Trong đó cương thường là giáo lý Nho giáo chứ không liên quan gì Phật giáo cả. Bản gốc không nhắc gì tới tiếng mõ “rối loạn”, “phũ phàng”. Việc phóng tác làm đậm thêm tính thất tình, da diết, oán trách. Nhất là chi tiết “Phật trên cao không độ tới nàng” là hoàn toàn thêm vào. Từ đó cho thấy bản nguyên tác ở Trung Quốc được rất ít người nghe nhưng khi đến Việt Nam lại trở thành “hit”.

Thượng tọa Nhật Từ cho rằng nếu mọi người không nghiên cứu, không biết rõ nguồn gốc sẽ rất dễ ngộ nhận rằng tu sĩ vào chùa đều là những người thất tình, chán đời, buồn khổ, bất hạnh…

“Trong khi đó, các tu sĩ đi tu là con đường giác ngộ chân lý, bỏ lại hết các giá trị hưởng thụ để phụng sự giúp đời. Vì vậy, tôi không tán đồng bài nguyên tác chữ Hán đến bài phóng tác “Độ ta không độ nàng” bởi nó tạo ra hình ảnh quá tiêu cực, sai lầm và ảm đạm của một tu sĩ hư cấu rơi vào cõi yêu được, Thượng tọa nói.

Đặc biệt là tên bài hát “Độ ta không độ nàng”, Thượng tọa cho rằng việc “người tu sĩ hư cấu” này hờn trách Đức Phật là hết sức sai lầm. Bản chất của các cuộc tình, hòa hợp hay tan vỡ thì đến 95% là do lối sống và cách cư xử của hai con người...chứ không phải là sự sắp xếp của Đức Phật… Từ đó cho thấy giữa tựa đề và nội dung không có sự hợp lý, phù hợp với nhau.TT. Thích Nhật Từ nhấn mạnh hành vi hận tình trả thù của vị tu sĩ hư cấu là phạm pháp.

“Cậu ấy đã phạm pháp thì không ai độ được cậu ấy cả. Không thể nhân danh thương một ai đó để giết người. Tôi không tin tình huống này có trong thực tế.

Trong lịch sử 2600 năm của đạo Phật, tại 157 quốc gia và vùng lãnh thổ, chưa từng có câu chuyện nào tương tự như thế. Như vậy, mượn hình ảnh tu sĩ Phật giáo để gán ghép hành vi trả thù tình, tôi cho là sự xúc phạm tu sĩ”, Thượng tọa cho biết.

Tất yếu bị loại bỏ

Phật giáo có nguyên tắc hành động dựa trên tinh thần từ bi hỉ xả. Những 'hot trend" này sẽ nhanh chóng lụi tàn, sẽ rơi vào lãng quên trong tâm trí người sử dụng internet vì nó không có tác dụng bồi đắp trí tuệ, tâm hồn cao thượng cho con người, không giúp con người giải thoát khỏi những khổ đau thế tục. Này bạn, không cần làm gì đâu, cát bụi sẽ trở về cát bụi.

Tất yếu, nó sẽ bị loại bỏ.

Chúc quý vị tinh tấn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Làm sao con chuyển hóa được niềm đau trong con thành sự an lạc và tĩnh lặng?

Hỏi - Đáp 15:00 26/04/2024

Hỏi: Thưa Thầy, khi con nhìn thấy Thầy, con cảm nhận được sự định tĩnh và niềm an lạc nơi Thầy, nhưng đồng thời con lại thấy một niềm đau trong con…Con muốn được như Thầy. Làm sao con có thể chuyển hóa niềm đau trong con thành niềm vui, sự an lạc và tĩnh lặng như Thầy?

Sinh viên ở trọ có thể tu tập như thế nào?

Hỏi - Đáp 12:10 26/04/2024

Sau những khóa tu dành cho học sinh – sinh viên, bước đầu chập chững học Phật có rất nhiều bạn sinh viên băn khoăn về hoàn cảnh ở trọ, ở tập thể rất đông đúc và ồn ào…Như vậy tâm muốn hướng về Phật, muốn ăn chay, đọc kinh, tu hành nhưng làm sao để hòa hợp với hoàn cảnh sống?

Siêu độ là gì? Người đã vãng sanh có cần lập bài vị siêu độ không?

Hỏi - Đáp 09:30 26/04/2024

Hỏi: Ý nghĩa siêu độ là gì? Người có thoại tướng, cứ cho là đã vãng sanh, sau này còn phải lập bài vị siêu độ cho họ nữa không ạ?

Làm sao để giữ giới không sát sanh?

Hỏi - Đáp 17:30 24/04/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử tại gia, tốt nghiệp đại học Nông nghiệp và hiện công tác tại trạm bảo vệ thực vật huyện (chuyên phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng). Tôi cảm thấy rất mâu thuẫn và bất an bởi công việc mình đang làm phạm vào giới sát (vì hàng ngày hướng dẫn nông dân diệt trừ sâu bọ).

Xem thêm