Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 06/02/2022, 12:04 PM

Sau giấc mơ, gia đình cô đã quy y cửa Phật

Tôi có một người bạn hay đi làm từ thiện tại các vùng miền núi Tây Bắc, Đông Bắc. Bạn tôi mỗi lần đi về đều kể cho tôi nghe những mẫu chuyện, những điều hay – lạ trong cuộc sống sinh hoạt và văn hóa vùng miền cho tôi nghe.

Tôi có một người bạn hay đi làm từ thiện tại các vùng miền núi Tây Bắc, Đông Bắc. Bạn tôi mỗi lần đi về đều kể cho tôi nghe những mẫu chuyện, những điều hay – lạ trong cuộc sống sinh hoạt và văn hóa vùng miền cho tôi nghe.

Trong số những chuyện đó có một câu chuyện liên quan đến Phật pháp mà tôi tâm đắc nhất. Sau đó tôi có duyên ghé thăm thì đúng y như bạn tôi đã kể, câu chuyện này tôi thấy có ý nghĩa nên đã chép lại cho những người kính ngưỡng đạo Phật thêm phần tín tâm.

Bạn tôi kể rằng, tháng 01 năm 2015, chúng tôi có chuyến đi tình nguyện trên tỉnh Điện Biên, lúc về tình cờ ghé vào quán cô Khuyên (người Dân tộc Thái) ở Bản Cò Nỏng thuộc xã Búng Lao, huyện Mường Ảng, tỉnh Điện Biên.

Vì sao phải quy y Tam Bảo?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Sau vài câu hỏi thăm xã giao, chúng tôi định chào cô rồi đi tìm chỗ ngủ qua đêm, thấy chúng tôi hơi mệt cô hỏi:

Các cháu ở lại ăn cơm tối với nhà cô, rồi tối ở đây sáng mai về! Chúng tôi lúc đó e ngại, cô liền bảo.

Các cháu cứ ở lại đây sáng mai về sớm, giờ trời sắp tối đi đường giờ này rừng núi vắng người nguy hiểm lắm.

Nhìn cô cởi mở như vậy, chúng tôi nhìn nhau:

Dạ! cháu cảm ơn cô ạ.

Buổi tối hôm đó, hai chúng tôi ăn cơm tối cùng gia đình cô, cô thấy chúng tôi đeo vòng hạt cô hỏi chúng tôi, các cháu theo đạo Phật à.

Dạ, con cũng có tìm hiểu cô ạ.

Rồi cô kể câu chuyện gia đình cô, câu chuyện khiến chúng tôi ngồi im lặng mà lắng nghe chăm chú từng câu, từng chữ.

Cô tâm sự, hồi cô mới lấy chồng cuộc sống khó khăn, cô cũng buôn bán đủ nghề để trang trải cuộc sống. Dần dần cũng có chút vốn để làm ăn, lúc đó cô buôn bán cá, gà, vịt (đủ các loại). Cũng cạnh tranh với người ta để bán được hàng, mỗi khi nhìn thấy người ta bán được, mình chạnh lòng, đố kỵ… có lúc thì cân non cho khách.

Cô bảo, lúc đó suy nghĩ làm sao để bán được hàng với số tiền lời thu về nhiều là mừng, tối về ngủ ngon, còn hôm nào ế thì cơm cũng không muốn ăn!

Dần dần tích góp, có ít vốn cô mở cửa hàng bán cơm, bán phở. Hàng ngày giết hàng chục con gà, cá…chưa kể là thực phẩm mua sẵn.

Bán được một thời gian thì chú Thủ (chồng cô Khuyên) ốm nặng, tiền thuốc thang cho chú cũng nhiều mà bệnh thì không đỡ, đi khám thì không tìm ra bệnh gì. Cô càng ngày càng buồn, đêm nằm ngủ khóc thầm, than vãn, cầu mong cho chú khỏe mạnh.

Một hôm cô nằm mộng thấy có một vị tu hành đến bên cạnh và nói với cô: Con đừng buồn, đây là nghiệp mà gia đình con phải trả, thầy và con đã có duyên từ kiếp trước.

Con kiếp trước xuất gia ở trong chùa, vì lúc ở chùa con khởi lên tâm tham – sân – si, sau khi chết đọa vào địa ngục, rồi làm kiếp súc sinh, kiếp này con sinh ra trên mảnh đất hẻo lánh, khiến con không nghe được Phật pháp. Đấy là nhân quả!

Nghe xong, cô liền bảo: Thế giờ con phải làm sao thưa thầy?

(…)

Nghe xong cô cảm thất tâm nhẹ nhàng, trong lòng có một cảm giác hạnh phúc kỳ lạ.

Rồi thầy cầm trên tay một cái Mõ, còn tay kia thầy cầm một ít Bạc. Thầy bảo, con hãy chọn đi.

Dạ! thưa thầy, cuộc sống con trước đây vốn nghèo khó, khi lập gia đình hai bàn tay trắng do vợ chồng cần mẫn làm ăn, tích góp đến khi có tiền thì chồng con ốm nặng, sức khỏe ngày một yếu, trong tâm con lúc nào cũng bất an, lo sợ không dám nói với chồng….bây giờ con chỉ mong chồng khỏe mạnh, làm việc đủ sống qua ngày là được thưa thầy.

Thầy cho con chọn Mõ!

Thầy mĩm cười, gật đầu hài lòng, rồi bảo:

Con thỉnh một bức ảnh Phật A Di Đà về treo ở nơi sạch sẽ, sang trọng. Sáng tối sám hối trước ban Phật và tụng danh hiệu Phật A Di Đà. Con ăn năn, sám hối thì chồng con sẽ nhanh khỏi bệnh. Nói xong thầy mĩm cười, biến mất.”

Cô gọi mấy tiếng. Thầy ơi, thầy, thầy cho con theo thầy…

Bất chợt tỉnh dậy, hóa ra mình đang nằm mơ, trong giấc mơ cô nhớ rất rõ từng chi tiết.

Sáng dậy, cô kể lại toàn bộ giấc mơ cho chồng, chồng cô nửa ngờ, nửa tin, vì ở vùng này làm gì có ngôi chùa nào, từ nhỏ đến lớn cũng chưa nhìn thấy vị tu hành nào. Cách nhà cô 70 km lên thành phố mới có chùa, mà vợ chồng cô cũng chưa đến chùa lần nào.

Ít hôm sau cô đi tìm đến một vị sư, cô kể giấc mơ của mình cho thầy nghe và thầy đã hướng dẫn cô sáng tối sám hối và tụng niệm danh hiệu A Di Đà Phật.

Về sau cô tập ăn chay trường, nghe theo lời thầy sáng tối tụng kinh sám hối và Niệm danh hiệu Phật A Di Đà.

Cô bảo, ở khu vực miền núi này không có một gia đình nào biết đến Phật pháp cả. Khi bà con đến mua đồ, cô mở băng đĩa lên họ chăm chú xem, khi cô cho xem ảnh Phật A Di Đà, họ nhìn chứ không biết Phật là gì cả!

Gia đình cô không còn bán quán ăn từ đó nữa, chuyển sang bán hàng tạp hóa. Không lâu sau, chú khỏe mạnh, khiến vợ chồng cô càng tin tưởng. Cảm nhận được sự kỳ diệu của Phật pháp, cô mua băng đĩa tặng cho người thân của mình.

Nói về ước mơ của cô, cô bảo:

Sau nay có tiền, đủ nhân duyên cô sẽ xây một ngôi chùa nhỏ ở mảnh đất này cho bà con hàng ngày đến nghe Pháp.

Nghe cô nói mà chúng tôi thấy xấu hổ vô cùng, vì chúng tôi chưa bao giờ khởi được tâm như vậy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Nhập thất: Nhất tâm, lộ trình sơ thiền (5)

Góc nhìn Phật tử 17:30 28/03/2024

Tôi đề cập vấn đề này nhiều lần mà có vẻ như chưa đủ. Hai chữ nhất tâm nó có thể quyết định toàn bộ con đường tu tập, cả về phương pháp luận về các pháp hành mà Đức Phật đã chỉ ra.

Người trồng nụ cười

Góc nhìn Phật tử 10:51 28/03/2024

Thoáng chốc đã hai năm nó gặp Thầy! Người đã thay đổi cuộc đời nó. Từ một cô bé vô tư, ngây ngô, chỉ biết ở chùa cho vui, làm công quả để kiếp sau bớt khổ. Đó là nó nghe được từ các cô, các bà chứ đôi mươi thì nào biết gì.

Nhập thất: Tăng nhất A-hàm (4)

Góc nhìn Phật tử 18:30 27/03/2024

Đàm luận về nhân quả đó là bài học vô cùng hữu ích đối với tất cả mọi người đang hướng đến con đường học Phật. Bạn đọc lại "10 câu hỏi trăn trở và thao thức" để bắt đầu suy nghiệm nhân quả mà tác giả đã gửi gắm vào đấy.

Người có tâm

Góc nhìn Phật tử 13:12 27/03/2024

Chúng ta thường nghe nói, con người “quý ở chữ tâm”, “hơn nhau ở chữ tâm” hay “sống phải có tâm”. Cụ Nguyễn Du cũng nói trong Truyện Kiều rằng “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Vậy thế nào là một người có tâm?

Xem thêm