Sinh lên cõi trời là khó phước báo làm thiên chủ càng khó hơn
Thiên chủ Sakka là vua của cõi trời Tam Thập Tam, có đầy đủ phước báo và uy quyền trong Thiên giới. Địa vị Thiên chủ của Sakka có được nhờ tu tập bảy cấm giới trọn vẹn, đầy đủ khi còn làm người...
Một thời Thế Tôn trú ở Vesàli, tại Trùng Các giảng đường. Rồi Mahàli, người Licchavi đi đến đảnh lễ và bạch Thế Tôn:
Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có biết Thiên chủ Sakka không?Này Mahàli, Ta biết Sakka và các pháp tác thành Sakka. Chính do chấp trì các pháp ấy Sakka được địa vị Thiên chủ.Này Mahàli, thuở xưa, khi Thiên chủ Sakka còn là người, vị này chấp trì và thực hành bảy cấm giới túc. Thế nào là bảy cấm giới túc?
1-Cho đến trọn đời, tôi hiếu dưỡng với cha mẹ.
2-Cho đến trọn đời, tôi kính trọng các bậc gia trưởng.
3-Cho đến trọn đời, tôi nói lời nhu hòa.
4-Cho đến trọn đời, tôi không nói hai lưỡi.
5-Cho đến trọn đời, với tâm xa lìa cấu uế và xan tham, tôi sống với tâm bố thí; hoan hỷ thí xả, nhiệt tình đáp ứng các nhu cầu, sung sướng phân phối vật bố thí.
6-Cho đến trọn đời, tôi nói lời chân thật.
7-Cho đến trọn đời, tôi không phẫn nộ; nếu tôi phẫn nộ, sẽ mau chóng dẹp trừ.Nhờ chấp trì bảy cấm giới túc này, Sakka được địa vị Thiên chủ.
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ I, chương 11, phẩm 2, phần Chư thiên, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.511)

Tương lai của mỗi người đều phụ thuộc vào sự tác nghiệp của chính họ trong hiện tại.
Câu chuyện đôi đũa của cõi trời và bài học sâu sắc về tam độc
LỜI BÀN:
Thiên chủ Sakka là vua của cõi trời Tam Thập Tam, có đầy đủ phước báo và uy quyền trong Thiên giới. Địa vị Thiên chủ của Sakka có được nhờ tu tập bảy cấm giới trọn vẹn, đầy đủ khi còn làm người.
Bảy giới cấm này chính là nhân để tác thành phước báo của một vị Thiên chủ đồng thời đó cũng là bảy nhân cách của một người đệ tử Phật. Chí nguyện cao cả của người con Phật là hướng đến giải thoát và giác ngộ. Tuy nhiên, nếu chưa đầy đủ phước đức, trí tuệ để chứng đắc quả Phật thì chí ít cũng được tái sinh làm trời, người và xa lìa khổ đau của tam đồ, ác đạo; địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh.
Như vậy, muốn tái sinh làm người, hàng đệ tử Phật phải gìn giữ và tu tập năm giới cấm trọn vẹn, đầy đủ. Muốn sinh vào cõi trời, làm vua của trời Tam Thập Tam người Phật tử phải tu tập viên mãn bảy giới cấm. Trong đó, hiếu dưỡng với cha mẹ là vấn đề tối quan trọng, được đưa lên hàng đầu. Tiếp đến là kính trọng các bậc bô lão, tộc trưởng, gia trưởng. Mặt khác, trong lời ăn tiếng nói hàng ngày phải chân thật, nhu hòa, yêu thương và xây dựng. Đồng thời phải biết chia sẻ, bố thí và giữ tâm luôn an vui, không nóng giận, oán thù. Chỉ cần thực tập trọn vẹn bảy điều trên thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều an vui và hạnh phúc trong hiện tại và phước báo Thiên chủ ở vị lai.
Tương lai của mỗi người đều phụ thuộc vào sự tác nghiệp của chính họ trong hiện tại. Vì vậy, mỗi người con Phật phải tự quyết định lấy tương lai của chính mình bằng cách trang nghiêm phước báo tự thân, thọ trì đầy đủ bảy cấm giới.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


Phổ Môn giải thoát
Kiến thức
Phẩm Phổ môn trong kinh Pháp Hoa thường được các chùa Bắc truyền dùng trong thời khóa tụng kinh, nhất là tụng thời Tịnh Độ hoặc vào dịp lễ cầu an, nhưng không phải ai cũng hiểu được những giá trị tư tưởng cao quý thâm sâu, cũng vận dụng được trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.

Ý nghĩa của ngày vía đức Bồ tát Quán Thế Âm
Kiến thức
Hằng năm, Phật tử thường làm lễ vía Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày: 19/2, 19/6 và 19/9 theo âm lịch. Đức Quán Thế Âm Bồ tát còn được gọi là Bồ tát Quán Tự Tại xuất hiện khá nhiều trong các kinh điển của Phật giáo Đại thừa như trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Lăng Nghiêm, kinh Pháp Hoa…

Lời dạy sau cùng của Đức Phật trước khi Ngài nhập niết bàn
Kiến thức
"Này! Các người phải tự mình thắp đuốc lên mà đi! Các người hãy lấy Pháp của ta làm đuốc! Hãy theo Pháp của ta mà tự giải thoát! Ðừng tìm sự giải thoát ở một kẻ nào khác, đừng tìm sự giải thoát ở một nơi nào khác, ngoài các người!..".

Ai là người biết cúng dường Như Lai đúng nghĩa?
Kiến thức
Đức Phật dạy: "Những người tin ta, thương ta, họ sẽ được phước báu nhưng không đủ điều kiện giải thoát. Nhưng những người thực hành giáo pháp, họ sẽ giác ngộ giải thoát". (Vậy muốn được hưởng phước báu hay muốn giải thoát? Quyền nơi bạn.)
Xem thêm