Thứ, 04/03/2019, 11:17 AM

Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết được lộ trình sinh tử của mình

Trong Tử thư Tây Tạng - Người Tạng coi cái chết như một lộ trình “tích cực” trong tiến trình thay đổi đời sống kiếp sau của mình. Và họ đón nhận cái chết với một thái độ “hân hoan” và coi đó là sự chuyển sinh tất yếu của quy luật vô thường.

Còn với hầu hết chúng ta, thời gian dành tất cả để khai thác triệt để kiếp sống hiện hữu này, và ít người quan tâm đến cái chết, nếu ai nghĩ về nó chỉ thoáng thôi, thì người ta thường xua đuổi né tránh sợ hãi. Và khi cơn bạo bệnh ập tới – cái chết đến gõ cửa thì chúng ta bàng hoàng lo sợ, bởi coi cái chết là chấm dứt mọi chuyện.

Với sự ám ảnh về cái chết đeo bám, nên sự sợ hãi kinh hoàng về nó xuyên suốt kiếp nhân sinh?

Vậy, sống có lộ trình, thì chết cũng có lộ trình chăng? Đây là câu hỏi nhạt nhòa, ít có lời giải đáp khả ái.

Trong giáo lý đạo Phật có pháp tu hành “Một pháp” và Đức Thế Tôn dạy các Tỳ kheo:

“Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ…đến chỗ vô vi trừ các loạn tưởng, đạt quả Sa môn, tự đến Niết bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là “Niệm Chết”.

Vậy người Tạng, khi nghĩ về cái chết không thấy lo lắng và sợ hãi, phải chăng họ đã hiểu sâu sắc pháp tu niệm chết mà đức Thế Tôn đã chỉ dạy?

Vậy người Tạng, khi nghĩ về cái chết không thấy lo lắng và sợ hãi, phải chăng họ đã hiểu sâu sắc pháp tu niệm chết mà đức Thế Tôn đã chỉ dạy?

Vậy người Tạng, khi nghĩ về cái chết không thấy lo lắng và sợ hãi, phải chăng họ đã hiểu sâu sắc pháp tu niệm chết mà đức Thế Tôn đã chỉ dạy?

Bài viết này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về “cái chết” dưới góc nhìn của giáo lý đạo Phật và cách hành sự hay nói đúng hơn là cách đối xử của người Tạng về cái chết của con người.

Thấm nhuần giáo lý đạo Phật, người Tạng coi con người là hợp phần của 2 thực thể: Thân xác và Tinh thần. Khi con người chết, thì Tinh thần rời bỏ xác thân này và đi đầu thai vào một cảnh giới nào đó trong lục đạo. Tinh thần ấy theo ngôn ngữ nhà Phật gọi là Trung Ấm Thân hay còn gọi Trung Ấm . Còn các tôn giáo khác và theo tín ngưỡng dân gian thì gọi là linh hồn, vong linh, hương linh, hoặc hồn vía…

Một số đặc điểm của thân Trung ấm

Bài liên quan

Thân Trung Ấm là giai đoạn trung gian của kiếp sống đã qua và chuẩn bị cho một tái sinh (kiếp sống mới) bởi vậy, trong giáo lý Phật giáo nói chung cũng như quan điểm của người Tạng rất coi trọng giai đoạn này của thân Trung Ấm. Đặc biệt là vào thời điểm cận tử nghiệp. Chính vì vậy, việc cứu độ vong linh trong giai đoạn thân Trung Ấm được đặt ra đối với người Tạng rất nghiêm ngặt.

Để chúng ta có được khái niệm rõ hơn về thân Trung Ấm, theo Phật học tử điển của Đoàn Trung Còn giải thích: “Thân Trung Ấm còn có tên khác gọi là Trung-Âm, hay Trung hữu. Trung ở đây được hiểu là khoảng giữa. Âm là Ngũ âm, thân mạng. Trung-âm là thân mạng ở khoảng giữa.

Người ta sống rồi thác (chết). Sau khi thác rồi mà chưa sinh lại, trong thời gian ấy ở âm cảnh, người ta vẫn có đủ Ngũ âm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) tức có đủ thân mạng, nên kêu là Trung-Âm. Thân mạng đời này kêu là Hiện-âm (hiện tại âm). Thân mạng sau khi thác gọi là Trung âm. Và thân mạng khi đầu thai trở lại gọi là Hậu-âm.

Trong Niết bàn Kinh quyển 29, khi đề cập về cái Trung-âm có nói: Nhục nhãn (tức mắt phàm) chẳng thấy được Trung-âm; phải có Thiên nhãn mới thấy được. Cái Trung- âm có ba cách ăn:

1/ Tư thực:  Suy nghĩ đến món ăn (tức là ăn no).

2/ Xúc thực:  Đụng tới món ăn (nt).

3/ Ý thực:  Trong ý cho là thức ăn (tức là ăn no).

Trung ấm có hai hạng: Hạng Thiện nghiệp quả và hạng Ác nghiệp quả. Hạng Thiện nghiệp quả thì nhìn thấy điều lành việc tốt; hạng Ác nghiệp quả chỉ nhìn thấy điều dữ việc xấu mà thôi.

Nương khi cha mẹ giao hội, cái Trung-âm thiệp vào thế ( hợp vào) là nhập thai. Chừng ấy, cái Trung-âm dứt, nhường chỗ cho cái Hậu-âm (tức là thân mạng hậu lai).

Niết bàn kinh quyển 34 nói rằng: Bậc A-na-hàm (người đắc thánh quả thứ ba) có hai hạng:  một hạng ngay đời này nhập Niết bàn; một hạng nữa sau khi thác thì thọ lấy Trung-âm rồi mới nhập Niết bàn.

Cái Trung-âm thân căn được sáng suốt thông minh là nhờ thủa làm người đã làm những hạnh nghiệp trong sạch, dường như bánh sữa đề hồ.

Cái Trung-âm của những chúng sinh tệ ác, dường như cái áo cũ rách, thô, nhám của người đời. Cái Trung-âm của những chúng sinh thuần thiện, dường như cái áo trắng tinh làm ở xứ Ba-la-nại”.

Như trên đã đề cập, việc cứu độ vong linh trong giai đoạn Trung-ấm thân này là rất quan trọng. Theo kinh điển Phật giáo cũng như Tử thư tây Tạng nói: Thường thì sau khi chết người cực thiện vãng sinh ngay về cõi lành, kẻ cực ác thì nghiệp lực lôi kéo về tam đồ (địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh) tức thời.

Số phần đông còn lại phải trải qua giai đoạn thân Trung Ấm, đây là giai đoạn tạm thời chờ đợi để chiêu cảm thêm nghiệp lực quyết định cho nẻo tái sinh cuộc sống kế tiếp.

Diễn tiến trong các giai đoạn của thân Trung Ấm

Thân trung ấm (bardo) được hiểu nôm na là sự sống sau khi chết trước khi thần thức người ấy đi tái sinh vào một trong sáu cõi nào đó (Trời, Người, Atula, Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh). Thân trung ấm là thân không có xác thịt mà chỉ lấy “tư tưởng” làm thân (thân này có điện từ). Sau khi người ấy chết, thần thức thoát ra khỏi xác thì trụ lại ở thế giới trung gian này từ một đến bảy tuần lễ (tức 49 ngày) rồi sau đó tìm kiếm một nơi thích hợp với nghiệp lực của mình mà đi tái sinh. Nếu trong thời gian này, thân trung ấm chưa tìm thấy một nơi tương ứng với mình để tái sinh thì nó lại chết đi sau mỗi bảy ngày, và sau đó thần thức lại chuyển qua một thân trung ấm khác, chu kỳ sinh diệt này cứ lặp lại cho đến khi thần thức đi tái sinh.

Theo sách Tử thư Tây Tạng cho hay, trong thời gian ở lại với cõi thân trung ấm này, vào những ngày đầu, vong linh không nhận ra mình đã chết, họ quay lại gia đình để gặp những người thân nhưng không ai hay biết, họ hỏi thăm từng người nhưng không ai trả lời, họ cố gắng sinh hoạt trở lại bình thường như lúc còn sống nhưng không thể được, cho đến khi họ tự phát hiện ra họ không có bóng hình trên mặt đất, không có ảnh trên gương, họ mới biết là mình đã chết. Giờ đây, họ lần lượt nhớ lại những thiện và ác mà họ đã tạo ra trong đời sống vừa qua. Tất cả những cảnh tượng hạnh phúc hay khổ đau trong suốt đời họ hiện ra trước mắt như một cuốn phim. Nếu là vong linh của người vốn từng tạo phước, tu tập tâm linh, thì luôn có những cảm giác yên bình, thanh thản và dễ dàng để tìm đường tái sinh vào cõi lành. Còn nếu những người từng tạo ra ác nghiệp, sống cuộc đời tiêu cực thì luôn đối mặt với những cảnh tượng khổ đau, kinh hoàng, sợ hãi, thất vọng và chán chường. Họ lang thang một cách tuyệt vọng trong cõi trung ấm và muốn tìm một thân xác để tái sinh tương xứng với nghiệp lực của họ.

Giai đoạn thứ nhất, trung ấm chỉ kéo dài bảy ngày, nếu chưa tái sinh thần thức phải qua một kinh nghiệm chết rồi sống trở lại với thân trung ấm mới trong bảy ngày nữa, diễn tiến sống chết tiếp nối này có thể kéo dài thân trung ấm trong thời gian tối đa là 7 tuần (49 ngày)

Thân trung ấm: Người chết an lành sẽ trải nghiệm lại cái chết an lành; người chết vật vã, đau đớn kinh hoàng…thì trải qua kinh nghiệm đau khổ đó mãnh liệt gấp 7 lần khi chết (nguyên nhân vì thân trung ấm thuần tâm linh-không có thân xác thịt ngăn trở, nên ý thức khổ đau hay an lạc đều mãnh liệt gấp bảy lần lúc sống).

Thân trung ấm: Người chết an lành sẽ trải nghiệm lại cái chết an lành; người chết vật vã, đau đớn kinh hoàng…thì trải qua kinh nghiệm đau khổ đó mãnh liệt gấp 7 lần khi chết (nguyên nhân vì thân trung ấm thuần tâm linh-không có thân xác thịt ngăn trở, nên ý thức khổ đau hay an lạc đều mãnh liệt gấp bảy lần lúc sống).

Mỗi lần thân trung ấm lập lại cái kinh nghiệm chết, nó phải tái diễn trọn vẹn tình tiết của lần chết chính thức: người chết an lành sẽ trải nghiệm lại cái chết an lành; người chết vật vã, đau đớn kinh hoàng…thì trải qua kinh nghiệm đau khổ đó mãnh liệt gấp 7 lần khi chết (nguyên nhân vì thân trung ấm thuần tâm linh-không có thân xác thịt ngăn trở, nên ý thức khổ đau hay an lạc đều mãnh liệt gấp bảy lần lúc sống).

Điều cần lưu ý khác là trong giai đoạn thoáng qua của trung ấm tái sinh, mọi nghiệp ác của các đời trước đều chiếu hiện trở lại một cách cô đọng cường liệt, làm cho thần thức bối rối tột cùng. 

Đây là lý do tại sao Phật giáo có lệ niệm cho người chết liên tiếp “bảy thất”, mỗi thất nếu tổ chức sắp xếp kịp thời trước phút thân trung ấm phải trải nghiệm lập lại cái chết thì quý giá vô cùng, sự kiện đó giúp thân trung ấm cảm nhận niềm bình an, đây là một nhân tố lợi lạc cho việc tái sinh.

Theo Tạng thư nói, thân trung ấm có thần thông, một trạng thái tinh tế: thấy, nghe, biết tâm ý người sống và có thể đi khắp nơi trong chớp mắt, xuyên qua tất cả chướng ngại vật; tóm lại tâm người chết ở giai đoạn này hết sức nhạy bén, nhưng cũng rất bị phân tán và thường bất an. (do đó, tang quyến nên luôn luôn sinh tâm yêu thương và đối xử quý kính với người chết) nếu không dầu chỉ một móng niệm trong lòng có ý khinh bạc, bất hiếu cũng bị người chết khám phá được mà sinh tức giận đọa lạc vào ác đạo; nếu thân quyến cãi vã tranh chấp nhau thì tình trạng càng tệ hại hơn.

Nên nhớ, thời gian 49 ngày là giai đoạn quan trọng nhất để người sống giúp đỡ người chết, giúp họ tạo lập cận tử nghiệp lành, tức là giúp họ chuyển vọng về chân, chuyển phàm thành Thánh một cách dễ dàng.

Theo Đại sư Dudjom Rinpoche giải thích thì trong 21 ngày đầu của thời gian Trung ấm, người chết vẫn còn một số ấn tượng mạnh về đời sống vừa qua, vì vậy đây là giai đoạn quan trọng nhất để người sống giúp đỡ người chết.

Sau đó, kiếp tái sinh dần dần (tượng hình) và trở thành ảnh hưởng chính, nên cơ hội chuyển nghiệp cho họ khó khăn hơn 21 ngày đầu.

Sau 49 ngày nếu chưa đầu thai, thì thần thức sẽ không còn dưới dạng thân Trung ấm nên cũng không còn chịu tái diễn kinh nghiệm sống chết sau mỗi bảy ngày nữa, vì sau đó đã chuyển sang kiếp quỷ thần rồi. Từ thời điểm này, thì việc cứu độ vong linh trở nên khó khăn vô vàn.

Phương pháp cứu độ vong linh trong giai đoạn Trung ấm

Như đã đề cập ở phần trên, khi gần đến ngày tái sinh, thần thức của người ấy bị lôi kéo về nơi tái sinh tương lai (tức kiếp sau) thậm chí có thể nơi ấy là địa ngục. Ví dụ, một đồ tể nhìn thấy một con cừu hay một con bò hoang, anh ta muốn đuổi bắt và giết nó, và lập tức anh ta thấy bóng mờ xuất hiện, nên anh ta giận dữ, cơn giận đã làm kết liễu thân trung ấm và thần thức của anh ta rơi vào địa ngục hay súc sinh. (chúng ta nên nhớ, theo giáo lý đạo Phật- sự chuyển tiếp sự sống từ kiếp này sang kiếp khác là do nghiệp dẫn). Vậy mới có câu nghiệp là nguyên nhân, nghiệp là thai tạng.

Nghiệp (karma) có một năng lực đặc biệt và đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh con người. Nghiệp được hình thành dưới tập hợp của tam độc (tham, sân, si) hay vô minh và ái dục. Chính vô minh và ái dục là cội rễ của mọi ác nghiệp.

Nghiệp (karma) có một năng lực đặc biệt và đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh con người. Nghiệp được hình thành dưới tập hợp của tam độc (tham, sân, si) hay vô minh và ái dục. Chính vô minh và ái dục là cội rễ của mọi ác nghiệp.

Vậy nghiệp (karma) có một năng lực đặc biệt và đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấu tạo tâm tánh con người. Nghiệp được hình thành dưới tập hợp của tam độc (tham, sân, si) hay vô minh và ái dục. Chính vô minh và ái dục là cội rễ của mọi ác nghiệp.

Do ác nghiệp này mà khiến con người trôi lăn trong vòng sinh tử luân hồi. Để thoát khỏi vòng tuần hoàn khổ đau này, con người (tức chúng ta) phải nỗ lực tu tập đoạn diệt cho bằng được cội rễ của vô minh (ignorance).

Khi vô minh bị tận diệt thì ái dục (desire) cũng bị tận diệt, ái dục diệt thì sinh, lão, bệnh, tử, sầu bi, khổ não cũng không còn, khi ấy con người mới thật sự thoát khỏi vòng vây của sinh tử luân hồi.

Để có được một tái sinh tốt đẹp, trở lại vấn đề nêu trên, chúng ta phải có một thái độ tích cực đối với Trung ấm thân trong giai đoạn chuẩn bị tái sinh. Với sự bén nhạy và quá mẫn cảm của Trung ấm, lúc này người thân trong gia quyến phải khống chế mọi bất lợi đến với vong linh (người chết). Bởi giai đoạn này họ rất dễ sân hận (nóng nảy) và luyến ái (dính mắc) nên chúng ta phải đối xử với họ thật nhẹ nhàng bi mẫn, để họ an nhiên có được một tái sinh ở cảnh giới an lành mà không bị đọa lạc vào tam đồ khổ.

Vậy, vai trò và phương pháp cứu độ vong linh ở đây được đặt ra là tối ưu quan trọng. Vấn đề này trong giáo lý đạo Phật đã đề cập, và người Tạng cũng rất chú ý ở giai đoạn cận tử nghiệp (lúc lâm chung) chúng ta nên tìm hiểu và học ở họ điều này:

1/  Vai trò tự tu - tự độ của hương linh:

-Phải ý thức rõ rệt rằng, tự thân hương linh phải độc lập thức tỉnh và chuyển hóa thì sự vãng sinh-siêu thoát mới có cơ thành tựu, nếu hương linh cố chấp, bám chặt vào si mê, tham đắm danh lợi, giận hờn chất ngất thì tất cả nỗ lực hỗ trợ của người thân và các tu sĩ đều vô ích.

Vì vậy, nếu hương linh đã có nếp sống đạo đức, và từng quy ngưỡng Phật pháp thì chỉ cần nghe lời khai thị, nghe tụng niệm, nghe nhắc nhở, một lòng niệm Phật…cũng có thể tức thời chuyển hóa được.

Hương linh dẫu chưa từng niệm Phật nhưng nhờ có căn lành, nương vào thành tâm của thân quyến, mà quy ngưỡng Phật, một lòng niệm Phật không loạn động, cũng có thể được Thánh chúng tiếp dẫn về cõi Tây phương Tịnh độ.

2/  Vai trò của thân quyến:

Bài liên quan

-Gia quyến cũng đóng vai trò tối quan trọng trong việc cứu độ người chết, vì chỉ có thân quyến do những cộng nghiệp ràng buộc, và nhưng dính mắc sâu xa với người chết mới có đủ nhân duyên giao cảm khiến người chết hoan hỷ đón nhận mà phát thiện tâm, chuyển biến nghiệp dữ thành nghiệp lành.

Do đó thân quyến phải nên thường trực giữ lòng chân thành hiếu thảo đối với người chết. Và nên nhớ là trong thời gian 49 ngày, thần thức người chết rất bén nhạy họ hiểu biết rõ rệt tâm tư người sống đối với họ. Vi vậy điều kiện tiên quyết khi làm bất cứ Phật sự gì thân quyến cũng nên hướng tâm thành về người chết. Nếu ta thành tâm cầu nguyện thì thần thức họ sẽ cảm ứng mà an vui, nhờ có niêm lành sanh khởi mà được siêu sinh; (ngược lại, trong thời gian này con cháu sinh tâm ngỗ nghịch, phát ngôn bừa bãi, sinh sự bất hòa thì thần thức người chết biết rất rõ chuyện này, nên sinh lòng khổ sở, giận hờn mà bị đọa lạc)

Thân quyến cũng có thể trợ duyên cho hương linh chuyển hóa bằng phương pháp ăn chay, tụng niệm, làm các việc thiện…hồi hường cho hương linh. (Theo kinh Địa Tạng Bồ tát Bổn nguyện, phẩm thứ 7 có nói, thì trong bảy phần công đức, hương linh cũng hưởng một phần)

Thân quyến trong thời gian này nên nhớ, tránh sát sinh hại vật nhân danh tang lễ để tổ chức đãi đằng khiến hương linh phải liên đới trách nhiệm về nghiệp sát. Nếu có tổ chức cúng hương linh thì nên làm chay thanh tịnh, còn gia quyến ăn uống nên tổ chức đơn giản, gọn nhẹ và tránh mọi thứ ồn ào bất lợi thì càng tốt.

3/  Vai trò Tăng Ni chủ lễ:

Theo HT Thánh Nghiêm thì “không nhất thiết phải mời Tăng Ni đến tụng kinh. Tăng Ni khi được cúng dường thì chỉ chú nguyện cho thí chủ mà thôi”, có thể hiểu là trong các lễ cầu siêu nếu mời được Tăng Ni thì tốt, nếu không thuận duyên hay vì một lý do nào đó không thể mời đươc thì chính gia quyến chí thành tụng niệm cũng có giá trị lợi ích.

Dù sao, trong lúc tang gia bối rối, nếu có được vị thầy kinh nghiệm hướng dẫn thì người sống cảm thấy an lòng, mà hương linh cũng có điều kiện chuyển hóa tâm thức tốt hơn.

Nếu vị chủ lễ là bậc thầy đạo đức từng được hương linh kính trọng thì pháp nhủ hay (thuyết linh) của thầy sẽ giúp hương linh chuyển hóa rất mạnh và hiệu quả. (cũng nên lưu ý một điều, lúc này thần thức hương linh tinh tế, nếu một vị thầy dầu lễ tụng nhuần nhuyễn mà bụng dạ kém đoan chính, điều này hương linh cũng có thể biết được mà sinh tâm phiền não chướng).

Được chư Tăng Ni chủ lễ với lòng thành thật thì tang lễ có thể hoàn mãn đầy đủ mọi tế hạnh theo Phật giáo; ngược lại, nếu vì một lý do nào đó (tức không thuận duyên với Phật giáo) thì sử dụng thầy theo tín ngưỡng dân gian, nhưng cũng phải  thanh tịnh và thành thật mới đem lại lợi ích.

Trường hợp nào đó mà không có điều kiện mời Tăng Ni chủ lễ: trong hoàn cảnh này, theo lời dạy của chư hòa thượng, gia chủ nên mạnh dạn tự mình hay nhờ cư sĩ hiểu biết, tùy tiện nương theo kinh Phật mà đọc tụng kinh và Niệm Phật cầu siêu, thì cũng có kết quả tốt đẹp. Thật ra, Pháp Phật là pháp để tu học, lắng nghe tìm hiểu mà chuyển hóa, chứ không phải là một pháp mầu cần phải tụng theo âm điệu chuông mõ “rinh rang” cầu kỳ cố chấp mới hiệu nghiệm.

Vấn đề là gia chủ cần phải có tâm thành, hết lòng vì hương linh mà tha thiết thưa thốt nhắc nhở, thì mặc dầu tang lễ đơn sơ mộc mạc mà giá trị tinh thần vẫn có thể rất sâu xa. Theo cố hòa thượng Tuyên Hóa: “Một lời chúc, một lời mong cầu chân thật cũng là một câu chú nguyện linh ứng và mầu nhiệm”.

Ngoài nghi lễ chính thức, hằng ngày hằng giờ nếu chúng ta tưởng nhớ đến người quá cố, thân quyến nên tiếp tục niệm Phật hồi hương (cho họ) với niềm tin, đức tin vững chắc sẽ có rất nhiều cảm ứng lợi lạc đến với vong linh. (Xin nhớ một điều là lễ mọn (nhỏ), nhưng tâm thành thì vẫn đem lại lợi tâm linh.)

Thời gian tốt nhất để tu tập cho người chết khi còn giữ ở dạng thân trung ấm thì 3 tuần đầu là quan trọng nhất, vì trong thời điểm này người chết còn liên hệ mạnh mẽ với cuộc đời, nên họ dễ dàng nhận sự giúp đỡ của thân quyến; tóm lại sự tu tập của thân quyến ảnh hưởng đến tương lai của người chết rất nhiều, có thể giúp họ giải thoát, hoặc tái sinh tốt đẹp.

Vài điều tản mạn thay lời kết

Pháp giới Duyên sinh của Phật giáo giúp chúng ta sống lạc quan hơn khi nghĩ về cái chết của con người, bởi sự sống ở thế gian chỉ là một giai đoạn ngắn ngủi (sáu bảy mươi năm) trong tiến trình sinh tử luân hồi mà thôi.

Nói như thế không có nghĩa là Phật giáo đồng tình với cái chết và cho rằng linh hồn tồn tại bất biến không thay đổi như các tôn giáo khác.

Pháp giới duyên sinh của đạo Phật cần một cái chết, hay nói đúng hơn là cần ở sự chết một điều tỉnh thức, chứ không phải là đọa lạc. Vậy đức Phật dạy, “Duy tuệ thị nghiệp”. Và nghiệp ở đây được hiểu là trí tuệ của con người trong toàn bộ tiến trình sống và chết của chúng ta.

Vậy sống có lộ trình, thì chết cũng có lộ trình, chứ không phải sống buông thả thiếu trách nhiệm để rồi chờ chết và chết là chấm dứt mọi chuyện…!

Đạo Phật đâu coi kiếp người là giả tạm, mà coi kiếp người là khó được! Vậy đức Phật mới dạy, “thân người khó được Phật pháp khó gặp”. Đó là đức Phật khuyên chúng ta: được cái thân này rồi, mượn nó mà lo tu giác ngộ - giải thoát, đừng mê mải với lợi dưỡng. Đây là đích thực pháp giới Duyên sinh của đạo Phật. Và đây là điều Phật dạy, chỉ có nghiệp (tức trí huệ và thần thức) theo ta, mọi thứ khi chết đều buông bỏ.

Đạo Phật đâu coi kiếp người là giả tạm, mà coi kiếp người là khó được! Vậy đức Phật mới dạy, “thân người khó được Phật pháp khó gặp”. Đó là đức Phật khuyên chúng ta: được cái thân này rồi, mượn nó mà lo tu giác ngộ - giải thoát, đừng mê mải với lợi dưỡng. Đây là đích thực pháp giới Duyên sinh của đạo Phật. Và đây là điều Phật dạy, chỉ có nghiệp (tức trí huệ và thần thức) theo ta, mọi thứ khi chết đều buông bỏ.

Bài liên quan

Đạo Phật đề cập về sinh tử có nghĩa là sống và chết như thế nào? Chết đọa lạc hay vãng sinh giải thoát. Đây là toàn bộ giáo lý mà đức Phật dạy và khuyên nhủ chúng ta tu để thoát vòng sinh tử luân hồi khổ đau (chỉ có pháp giới duyên sinh của đạo Phật mới có cái nhìn lạc quan và cởi mở về cái chết như thế).

Khác với tín ngưỡng dân gian thần quyền, coi cái chết là chấm hết mọi chuyện, bởi vậy nên dính mắc, bám giữ.. thương tiếc mà kêu khóc thảm thiết- bi ai. Báo hiếu kiểu này, là báo hiếu trong vô minh đọa lạc sinh tử luân hồi.

Báo hiếu theo Phật giáo là “nhất nhân hành đạo cửu huyền thăng”. Có nghĩa là một người tu gian khổ thành đạo sẽ giúp cho nhiều đời được giác ngộ-giải thoát.

Có một thời, đạo Phật bị hiểu lầm cho là yếm thế, yếm ly, bởi không ít người vì không tìm hiểu giáo lý và cho rằng đạo Phật coi kiếp người là giả tạm. Việc xả bỏ (tham, sân, si) để sống thật sự là con Người thì bị coi là mơ hồ.

Đạo Phật đâu coi kiếp người là giả tạm, mà coi kiếp người là khó được! Vậy đức Phật mới dạy, “thân người khó được Phật pháp khó gặp”. Đó là đức Phật khuyên chúng ta: được cái thân này rồi, mượn nó mà lo tu giác ngộ - giải thoát, đừng mê mải với lợi dưỡng. Đây là đích thực pháp giới Duyên sinh của đạo Phật. Và đây là điều Phật dạy, chỉ có nghiệp (tức trí huệ và thần thức) theo ta, mọi thứ khi chết đều buông bỏ.

Nhân bài viết này, chỉ xin gợi mở bạn đọc cùng đạo hữu sơ cơ cùng tìm hiểu về giáo lý đạo Phật, để chúng ta có một cuộc sống thực sự có ý nghĩa trên lộ trình sinh tử của kiếp nhân sinh. Điều này không chỉ là lời nhắn gửi mà là lời nguyện chân thật đối với ai tìm về con đường giác ngộ-giải thoát theo giáo lý Đức Phật.

---------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

-Tạng thư sinh tử - Sogyd  RinPo Che – dich giả: Trí Hải (Nxb Văn hóa thông tin 2008)

-Mỗi ngày trầm tư về sinh tử - Sogyd  RinPo Che (Nxb, Tôn giáo 2006)

-Chết và tái sinh (Death & Rebirth) – (Thích Nguyên Tạng dịch 2002).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm