Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 25/06/2023, 09:30 AM

Sống và chết?

Sống và chết đó là một sự chọn lựa. Chọn lựa cách sống. Chọn lựa cách để…chết.

Trò chuyện với nhà báo trẻ nhân ngày 21/6

Chia sẻ “Trò chuyện với những nhà báo trẻ” tôi có nói sơ đến “quyền chọn lựa” của mỗi người. Nó giống như quyền chọn lựa của mỗi quốc gia có địa chính trị không thuận lợi, luôn trong sự giằng co trên bàn cờ chính trị thế giới, mà những cuộc đàm phán giữa thiện - ác mình lại không “có quyền tham dự”. Tại sao sự sống chết của chúng ta mà chúng ta lại không có quyền tham dự? Thực ra chính bạn tự đánh mất nó. Bạn không biết chọn cách để sống cho nên không chọn lựa được cách để chết. Mỗi ngày bạn thu hẹp lại một ít cho đến lúc đánh mất nó hoàn toàn. Hãy bắt đầu tự suy nghĩ cho mình, cho riêng bản thân mình thôi cách mà chúng ta hiểu và trả lời về sự sống là gì, cái chết là gì?    

Chúng ta vì vô minh lôi kéo dẫn đi mà luân hồi-sống chết không có ngày cùng, cứ nối tiếp nhau trong ba cõi sáu đường.

Chúng ta vì vô minh lôi kéo dẫn đi mà luân hồi-sống chết không có ngày cùng, cứ nối tiếp nhau trong ba cõi sáu đường.

Sống để chết và chết để sống

Bạn dành thật nhiều thời gian nghiền ngẫm câu này. Có thể là 5 có thể 10 hay 30 phút. Cũng có thể cả ngày. Thậm chí nhiều ngày tư duy đi bạn mới đốn ngộ đến tận cùng nghĩa lý của nó.

Nhiều người, bị cuốn hút vào cuộc sống, bằng tất cả tâm lực, vun vén cuộc sống cho mình, cho đến khi luống tuổi bất chợt hụt hẩng vì sự tệ bạc, sự phản bội hay gì đó của bạn bè, người thân, đôi khi chẳng có gì cả nhưng chợt buồn vì mình chưa bao giờ dành thời gian cho mình.

Trong cuộc đời, họ đi giữa trách nhiệm và hưởng thụ. Hoặc bên này hoặc bên kia. Đoạn đời còn lại sau cùng là hối hả bù đắp cho mình với các niềm vui thế tục, với nghệ thuật ẩm thực, với du lịch, giải trí, và… đủ thứ thuốc men, phương pháp chữa trị bệnh tật, khổ ách…Cứ thế, cả hai trách nhiệm hay hưởng thụ đối với bạn chưa bao giờ là sự chọn lựa có cân nhắc, có hiểu biết. Cách nào bạn cũng đều khởi lên từ cái tư niệm ngàn đời nghề nghiệp là sinh kế, để rồi chẳng bao giờ thoát ra cái vòng tròn trói buộc chật chội ấy để nhận diện rõ ràng về mỗi một vòng đời là sự biến đổi sự định vị trên goolge map.

Giờ này, hôm nay tôi đang ở đây với đây là mẹ, đây là cha, đây là bạn bè, bằng hữu đây con cái, cháu chắt…để rồi sau một biến dịch lại có một vị thế khác, một đời sống khác nhưng vẫn không đổi cái tư niệm bất biến sống để  chết và chết để sống. Những nhà hùng biện thuyết giảng đến say đắm lòng người về cách làm giàu, về kinh nghiệm sống hài hoà với những kẻ khốn nạn nhất cuộc đời, về sự thành đạt, về lý do thành công của những tỉ phú trên thế giới…nhưng chính họ cũng hoàn toàn chẳng hề tư duy về vòng tuần hoàn chật chội, trong tư niệm bất biến. Sống để chết, chết để sống.

Chúng ta khác nhau giữa những người sống, nhưng giống nhau giữa những người chết. Đều đau đớn, oằn quại, khổ sở, bệnh tật, tai ương, hoạn nạn. Nấm mồ hoang lạnh hay lăng tẩm uy nghi cũng chỉ là sự phân biệt đối đãi của những người chủ sở hữu, còn bạn xác thân bên dưới nấm mồ đang tan rửa. Tưởng như tất cả chết là hết, nhưng không, hoàn toàn không. Bắt đầu cuộc định vị mới, một thai nhi khóc ré lên để chào đời. Sẽ chẳng ai biết thai nhi ấy từng là một đại gia, một kẻ hành khất, hay một tử tù. Chỉ biết là bắt đầu. Bây giờ bắt đầu cuộc hành trình mới nhưng với một tư niệm không đổi sống để chết và chết để sống. Đó là thực tế về cuộc sống của những người chỉ thấy sự sống đơn biệt của mình, của gia đình, của người thân… của trách nhiệm, của tư duy ái kiết sử và rồi đột ngột bảo “Tôi quên chưa sống cho mình”.

Sự phản tỉnh mạnh mẽ vẫn không giúp người ta thoát ra khỏi sự u mê, nhưng cứ tưởng rằng thương mình, cho mình mà thực tệ bắt đầu cuộc đầy đoạ hơn thế. Cái tư duy ý thức về cái ta không chỉ nhấn chìm mà còn là sự trôi dạt lênh đênh trên biển khổ (đứng lại thì chìm, bước tới thì trôi dạt, chỉ có vượt qua).

Sinh, già, bệnh, chết

Bạn có hình dung một dân tộc phó thác số mệnh vào tay một nhóm người điều hành xã hội mà tầm nhin cũng thế, quan niệm như thế, tư duy như thế,  không hề có một tí ý niệm gì về cộng đồng, về vận mệnh của dân tộc, về cái ta với tương tác xung quanh. Cái chết của một dân tộc như thế. Và của bạn cũng thế, với cơ thể của mình, ban đang điều hành một hệ thống chức việc mang hai chức năng cảm giác và đối cảm giác. Bọn chúng hoàn toàn bị kéo theo trào lưu, chỉ biết vinh thân phì gia, đang thi nhau làm giàu, thi nhau đối phó lừa dối cấp trên, tắc trách, làm việc một cách phải chăng.

Bạn lại mỗi ngày tiếp thêm cho chúng những thứ nghệ thuật ẩm thực hoành tráng, và đủ loại thuốc, biệt dược, thực phẩm chức năng. Bắt đầu bi kịch của chúng ta là đây. Ba của người bạn con tôi vừa mất ít lâu vì bệnh ung thư. Nó hay hỏi ông, ba có nghe đau ở đâu không. Cơn đau chỉ đến vài tháng trước lúc ông chết. Trước đó khi ung thư đã di căn nhưng với sự chăm sóc gần như tẩm ướp bằng thuốc, biệt dược, bằng mooc phin, khiến ông không hề cảm nhận cơn đau nào. Ba tôi mất vì ung thư gan, người anh lớn rồi đến người anh kế ung thư phổi.

Lẽ ra nếu tính thời gian theo qui trình thì lại đến lượt tôi ít ra cũng vài năm. Tôi sống khác. Gia đình tôi một loạt 5 anh em trai. Hai em gái cách rất xa, đến 7 tuổi so với thằng em Út. Ngủ quỉ thì đều đặn năm hai. Tôi ở giữa gánh hai đầu anh em. Giờ thì hai anh vừa bước qua vạch hưởng thọ với hưởng dương là ra đi. Tôi bây giờ trở thành trưởng nam. Các em tôi thường bảo hai anh đã đoàn tụ vơi ba má ở dưới rồi. Chúng rất lo cho tôi. Tôi chỉ cười, gặp nhau dưới ấy mỗi người là một quả cầu nghiệp lực, chả ai biết ai đâu. Cứ vô tư mỗi người một hướng như chẳng hề quen nhau. Thế giới này vì vậy sinh ra đến sáu nẽo luân hồi. Sinh ra thứ bậc. Cấp hàm. Sinh ra hèn sang. Sinh ra thứ dân và quan lại. Sinh ra muôn vàn sự sai khác, phong phú, của giả hợp vô thường, của biến thiên được mất. Sự biến thiên giả hợp tứ đại trong từng tế bào, trong mỗi con người, trong từng quốc gia, từng vùng đất chính là biến thiên của dâu bể đảo điên. Thế đấy. Căn bệnh nan y nguy hiểm nhất, người ta vẫn hiểu sai về nó rằng đó là sự tăng sinh đột biến của tế bào và vì thế điều trị bằng cách căt hết mọi đường tiếp tế nuôi dưỡng những khối tế bào đó.

Trong khi nguyên nhân của tình trạng thiếu đói ở vùng sâu vùng xa của đất nước đó là do sự tắc trách của chính quyền của hệ thống chức việc vinh thân phì gia lừa dối cấp trên, huênh hoang, đe nẹt cấp dưới. Sự lõng lẽo kết nối giả hợp đó để chuẩn bị cho quá trình sinh diệt, hợp tan. Một khối u trong bạn. Sau kết quả sinh thiết bạn khóc đến sưng mắt và bắt đầu lạy lục thầy thuốc, bênh viện, kể cả thầy bùa, thầy ngãi…Muộn rồi bạn ạ. Sống để chết và chết để sống.

Người phương Tây, các nước văn minh thì gần như họ thoát ra được cái sống thiển cận, nhạt nhẽo và tầm thường của tư niệm sự mưu sinh. Nghề nghiệp đối với họ cần thiết để chứng minh sự tồn tại của mình trong cuộc đời này. Và  quan niệm đó đã đưa họ ra khỏi sự chật hẹp của tư tưởng để ít ra là một bác sĩ giỏi, một nhà khoa học nỗi bật, một nhà sưu tầm, một nhà nghiên cứu lỗi lạc.

Lũ chúng ta sống trong giường chiếu hẹp

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con

(Chế Lan Viên) 

Các bạn đừng bảo với tôi rằng có nhiều người Việt có tên trong QH Hoa Kỳ, trong cơ quan NASA… Sự thực, những con người cá biệt, nổi trội ấy thoát khỏi luỹ tre làng, thoát khỏi sự tầm thường trong quan niệm nghề nghiệp.

Đừng nhìn mọi thứ qua giá trị vật dục. Các bạn ạ. Môi người không ý thức mình là một tế bào trong hệ thống có sự liên kết, tương tác, tương tục vơi tẩt cả xung quanh. Không có sự độ lượng, vị tha, phóng khoáng bạn không thể tạo nên sự tương ưng để kết nối lại, liên thông lại  tất cả hệ thống đang phân rả từng ngày theo đúng qui luật của nó. Con người đã đi đến cái chết theo cách ấy.

Tôi tin chắc không ai, không người nào chịu dành thời gian và nhất trí với tôi rằng tử thầnkhông phải là một thực thể mà là hợp thể tương ưng tất cả ác pháp, sự liên minh của ma vương. Tôi có thể chứng minh một người thọ dụng thực phẩm hoàn toàn thanh tịnh từ bé nhưng vẫn bệnh sơ gan cổ trướng. Câu chuyện tôi đã nói nhiều lần. Đó là bà nhạc tôi. Bà chính là hình ảnh để đối chứng phản biện tôi, cho rằng người ta hoàn toàn không thể làm chủ được bệnh tật, vượt qua bệnh tật. (Tôi sẽ trình bày ở phần sau). Tôi kịch liệt phản bác thứ quan niệm như luận bảo vương tam muội, luận thuyết không tức thị sắc, sắc tức thị không và còn rất nhiều nữa những lắp ghép, tưởng giải pha tạp trong giáo thuyết để rồi ấn chứng mạo danh Đức Thế Tôn, gây nhiễu, làm u mê chúng sinh.          

Mỗi một con người gồm hai phần: thân và tâm, cái nhiễm độc của thân khi bạn tránh được đã là công phu ghê gớm nhưng sự thực lại chẳng là gì so với sự nhiễm độc của tâm. Quan niệm làm chủ cuộc đời mình, làm chủ hoàn toàn bệnh tật và chứng nghiệm đó sẽ trình bày dưới đây.      

Sống để sống, chết để giải thoát. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta

Góc nhìn Phật tử 14:24 01/05/2024

Bước đầu tiên là chấp nhận rằng tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta. Trong pháp thiền quán này, người mẹ được chọn lựa để làm đối tượng tu tập vì nói chung đó là hình tượng mà người ta cảm thấy gần gũi nhất.

Người sống ở đời, thay đổi là điều không ai tránh khỏi

Góc nhìn Phật tử 11:00 01/05/2024

Những năm gần đây, tôi nhận ra mình thay đổi khá nhiều. Đầu tiên, tôi muốn mình trở nên độc lập hơn. Vì tôi hiểu trên đời này, không ai là vĩnh viễn của ai cả. Người khác tốt thế nào thì cũng là người khác, không thể giúp mình cả đời được.

Lá vàng ắt phải rụng rơi...

Góc nhìn Phật tử 13:45 30/04/2024

Sớm nay, tôi ghé chùa lễ Đức Quán Âm. Tôi thấy ba vị Tăng cử hành một nghi thức trước đài Quán Âm.

Kiếp người vốn vô thường

Góc nhìn Phật tử 11:30 30/04/2024

Một người nọ mỗi khi cầm một tờ báo là mở xem những trang cáo phó chia buồn trước nhất. Anh ta chăm chú đọc từng dòng trên trang cáo phó dù không hề quen biết với người đã mất.

Xem thêm