Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 21/06/2023, 08:24 AM

Trò chuyện với nhà báo trẻ nhân ngày 21/6

Các bạn đang khỏe mạnh, cuộc sống đầy lạc thú. Có thể các bạn không quan tâm những gì tôi viết. Tôi đang viết cho những người "nhận chân" cuộc sống là nhàm chán, buồn tẻ, bệnh tật, đau yếu, hoạn nạn, tai ương. Bạn bè cơ bản là lừa lọc, dối trá, đểu cáng...

Gần 20 năm về trước, đó là lúc đương thời, tôi làm báo - tờ  văn nghệ cấp tỉnh thôi. Đời sống chật vật. Lương ba cọc ba đồng. Tôi tranh thủ chạy quảng cáo cho các tờ báo khác...kiếm cơm.

Chồng của cô kế toán cơ quan tôi là tay nhiếp ảnh nghiệp dư, cộng tác ảnh báo chí, cũng thường ra cơ quan, cafe tán chuyện. Tình cờ, tôi biết anh chàng có quen mấy tay bên tạp chí Th. của Trung ương.

Lân la trò chuyện, tôi được biết anh chàng chả phát huy gì được, chỉ cầm “ toa” chạy long nhong. Tôi hỏi mức khoán quảng cáo. 4.000.000 đồng/trang. Hưởng chênh lệch, không hoa hồng. Được. Tôi bảo mang toa đi với tôi. Điều kiện là anh cứ tán gẫu còn phần giá cả quảng cáo để tôi làm việc.

Chúng tôi bắt đầu những ngày tháng tung hoành khắp các tỉnh thành. “Lúa thóc tới đâu, bồ câu tới đó”. Tôi “kê” thành 8.000.000 đồng/trang. Chênh lệch chia đôi. Thời ấy còn chưa có hóa đơn đỏ, chỉ ghi phiếu thu. Phiếu thu thì tôi bảo chuyển phiếu khống, có chữ ký, con dấu. Vậy là được. Cứ mỗi trang chia đôi, mỗi người 2 triệu. Cái thời vàng son nồng ấm ấy kéo dài hơn 1 năm, tôi phát hiện anh chàng phất lên thấy rõ. Sắm xe, sửa nhà…Và tôi phát hiện: Khoán trang chỉ 1 triệu, có nghĩa anh chàng “ăn” trên đầu tôi 3 triệu, cộng 2 triệu. Cứ mỗi trang, anh ăn 5 triệu còn tôi chỉ có 2 triệu thôi. Mỗi tháng kiếm năm 7 trang là thường.

Hôm ấy, một ngày đẹp trời, tôi kết thúc hợp tác và 'tính sổ' về việc ăn chặn ấy, tại nhà anh. Thật ra nói 'tính sổ' cho sang chứ làm gì nhau. Tôi chỉ cười thoải mái nói với anh rằng, tôi coi như đó là học phí. Tôi cảm ơn và gọi anh là thầy. Vậy là xong. Chúng tôi chia tay trong nụ cười gượng gạo của anh.

Cũng nên nói thêm, trước đó, chúng tôi vừa làm quảng cáo vừa chào hàng lịch Tết. Kiếm cũng khá. Việc làm ăn chung rồi kết thúc. Tôi độc hành kiếm cơm. Vừa chào hàng lịch Tết vừa quảng cáo trên tờ Th. đó (do tôi tìm được số máy của thư ký tòa soạn). Tôi cộng tác suốt đến khi toà soạn tạp chí Th. ban hành hóa đơn đỏ.

Đây mới là chuyện vui. Một công ty khá lớn ở quận Tân Bình mà tôi quen vì in lịch nhiều năm. Năm ấy, tôi "đụng hàng". Gửi mẫu in mấy hôm, khi tôi trở lại xem kết quả, chàng Trưởng phòng Hành chính ngồi trò chuyện với mấy cô chân dài, mặc váy, son môi bóng loáng. Tôi đợi họ về. Anh chàng đưa mẫu cho tôi xem và cho biết có bên chào mẫu chỉ có 8.000 cuốn, trong khi của tôi đến 12.000 cuốn. Tôi bảo anh phải biết họ lấy 8.000 và cứ thế thanh toán. Còn ở đây tôi lấy 12.000 cuốn, để lại văn phòng các anh 4.000 cuốn vậy tùy anh chọn. Anh cười. “Giờ mới chịu nhả đây”. Một ngàn cuốn, tôi phải nhả lại cho anh em 4 triệu. Số tiền không nhỏ những năm 1980. Tôi cũng cười vui thôi. Hẹn mấy hôm nữa đến nhận hợp đồng.

Đến ngày hẹn tôi trở lại, anh chàng bảo tôi hôm qua anh gì đi với anh lần trước đến lấy rồi. Tôi choáng thật sự. Nhưng tôi không thể làm trò cười trước mặt đối tác. Tôi bảo: “Vâng. Vậy mà anh ta chưa nói với tôi.”

Bạn cứ hình dung câu chuyện đang xảy ra với bạn, bạn sẽ hành xử ra sao. Phần tôi, có một nỗi tức giận ngấm ngầm. Tôi chỉ muốn đến tận nhà, gặp anh ta "thanh toán". Cô kế toán cơ quan tôi hoàn toàn không hay biết gì câu chuyện diễn ra giữa chúng tôi. Rồi anh ta đến cơ quan, nở nụ cười ngoại giao rất đểu cáng. “Chim trời cá nước thẳng nào bắt được nấy ăn”. Tôi chỉ muốn cho anh ta "ăn" thêm mấy chai nước ngọt lên cái trán hơi hói. Nhưng thôi. Tôi lại cười. (Cũng lạ: Hồi ấy tôi chưa hề thấu đáo nhân - quả là gì, chỉ suy nghiệm nhiều về cuộc đời vay trả, trả vay...).

Những năm cuối của thời kỳ đương chức, tôi xin nghỉ hưu sớm 2 năm. Tôi tham gia một lớp Thiền trường sinh học và tự nguyện gắn bó suốt đoạn đời còn lại. Anh bạn mà tôi nói về sau bệnh nặng, tai biến.

Tôi đến nhà chở anh ta đi học Thiền. Giờ thì anh đi xe lăn luôn.

Đám cưới của con gái anh, tôi đến dự. Anh ngồi xe lăn trước cổng hoa. Anh bắt tay tôi với nụ cười rất lạ. Tôi nhìn thoáng, dường như trong đôi mắt của anh có một nỗi ăn năn, hối lỗi nào đó; hay do tôi tưởng thế không biết. Anh nhìn tôi, sao nay bạn gầy thế?. Tôi cười nghĩ về những gì vay mượn của thế tục đang trả về thế tục nhưng lại đùa vui: “Giảm cân cho nhẹ. Chết dễ khiêng.”

Tôi vào bàn, trò chuyện cho phải phép. Nhiều người cứ gắp thức ăn. Chén đầy ứ thức ăn. Một cô bạn đồng nghiệp hỏi tôi dùng phương pháp gì “ ép form” hay thế. Tôi bảo: Đơn giản, ăn chay ngày một bữa. Em làm được không? Tiệc cưới buổi tối, tôi chỉ ngồi chơi.

Tác nghiệp của nhà báo trẻ. Ảnh: báo Công an Nhân dân.

Tác nghiệp của nhà báo trẻ. Ảnh: báo Công an Nhân dân.

-----------------------------

Các bạn trẻ thân mến.

Chia sẻ trên Cổng thông tin PGVN bài “Nghề luật, nghề báo giữa hai bờ Thiện Ác" vừa rồi, không chắc các bạn ghé mắt đến. Tôi lại viết tiếp “Chuyện những "nhà sư nhập thế" nhưng cũng không chắc các bạn có thời gian mà ghé qua. Thì thôi, tôi lại tiếp thêm bài này cũng tuỳ duyên. Biết sao được. Điều tôi gửi gắm đến các bạn là cái duyên đã đưa các bạn đến với một tờ báo hướng đạo, dẫn tâm, điều hành đời sống tinh thần của chúng sinh. Vì thế các bạn không thể lao đi như những con thiêu thân trong cuộc sống vật dục hàng ngày.

Con người thường có những lúc chợt buồn tự trách mình từ lâu không nghĩ đến bản thân, không biết sống cho mình vì mải mê hy sinh vì trách nhiệm nào đấy. Hình như ai cũng có lần như thế và có người thay đổi lại cách sống giữa hai thái cực trách nhiệm và hưởng thụ. Họ bắt đầu chăm sóc cho bản thân, lo lắng hơn cho bản thân mà không hề, không bao giờ ý thức rằng kể cả khi ấy mình vẫn chỉ chầm chậm đi đến cái chết bằng cách này hay cách khác. Hưởng thụ hay hy sinh đều dẫn đến đấy. Rất ít người suy nghĩ, tư duy về cái chết của chính mình. Đằng nào rồi cũng chết. “Chết cách nào chả được. Chết là hết.” Vậy đấy. Ngay đến lúc ấy vẫn nghe như có tiếng thầm thì, chỉ bảo cho ta cách sống.

Chúng ta ít có thời gian để tư duy vì cuộc sống quá bận rôn. Quá nhiều trách nhiệm với xung quanh. Cho đến khi muốn ném bỏ trách nhiệm để sống cho mình. Nhưng thực tế lại sống theo mệnh lệnh của “thần chết”:  “Cho phép ngươi sống đến bấy nhiêu đấy, bấy nhiêu đấy”!

Và đến cái chết cũng không do ta lựa chọn.

Thần chết - không phải một hình hài, một thực thể. Nó là tất cả sự liên minh, kết dính lại với nhau giữa các Ác pháp, giữa tất cả một lô tính từ xấu ác: đố kỵ, nhỏ nhen, ích kỷ, hờn giận, oán ghét, mưu mô, xảo quyệt,…rất nhiều thậm chí đến sợ hãi, kinh tởm (bạn có thể tra cứu từ điển). Bởi điều này mà tôi lên tiếng phản đối kịch liệt tư tưởng:

Lấy bịnh khổ làm thuốc thần

Lấy hoạn nạn làm giải thoát

Lấy khúc mắc làm thú vị

Lấy ma quân làm bạn đạo

Lấy khó khăn làm thích thú

Lấy kẻ tệ bạc làm người giúp đỡ

Lấy người chống đối làm nơi giao du

Coi thi ân như đôi dép bỏ

Lấy sự xã lợi làm vinh hoa

Lấy oan ức làm cửa ngõ đạo hạnh

(Dục và ác pháp).

Cứ nhìn rộng trên bàn cờ chính trị thế giới, những liên minh ma quỉ xâu kết lại đã tạo nên sức mạnh của thần chết khiến cho thế giới phải hình thành lưỡng cực. Nhiều quốc gia nhận diện rõ điều này đã liên minh để chống lại cái ác, triệt tiêu cái ác. Nhưng đáng buồn cho một số quốc gia nhược tiểu, họ không có quyền lựa chọn mà chấp nhận ăn may ở những cuộc đàm phán quyết định mà thần chết là một bên trong cuộc đàm phán đó.

Chờ đợi trong những cuộc đàm phán ăn may ấy, chẳng phải quốc gia ấy không nhìn ra thiện ác mà chính họ trong tư duy cũng đã có sự lựa chọn cho mình với sợ hãi, khiếp nhược, tự ngã, khoác lác; họ đang nuôi cái dục tự tâm thức nhược tiểu “nước xa không cứu được lửa gần”. Rất nhiều luận điểm hợp lý cho sự đớn hèn, khiếp nhược (tính từ xấu ác). Ukraine đâu được yên bình. Nhân nhượng cái ác tức bạn thoả hiệp. Thoả hiệp cái ác tức sẽ bạn sẽ bị nhiếp phục. Chiến tranh trên thế giới luôn diễn ra như  thế!

Tôi liên hệ vấn đề thời sự thế giới với số phận con người bởi lẽ người ta đã nói không ít đến đại vũ trụ, tiểu vũ trụ. Vâng, nó chỉ là một theo 1 mô hình, 1 qui luật.

Đó là quan niệm sống của tôi. Bạn biết không, ngay cả những người bệnh K, tiểu đường, các bệnh nan y đều hoảng hốt khi phát hiện mình bệnh. Và họ tìm thầy, chạy thuốc, kể cả thầy cúng, thầy bùa để van xin lạy lục nhưng đa phần quá muộn. Và họ chết chung với ác pháp.

Vậy mà lấy ma quân làm đạo bạn, bạn nghe xem có phải bạn đang giết dần chúng sinh trong u mê, trong ngu muội. Cái mà Eistein đã thốt lên có hai thứ vô hạn  trụ và sự  xuẩn của con người. Nhưng tôi nghi ngờ về điều đầu tiên.

Cần học nhiều nữa các bạn ạ. Nhưng học để làm một người minh triết, thấu đáo cái tri kiến giải thoát, thấu đáo cái lý Nhân quả.

Thân chào các bạn!

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao con muốn tu tập?

Góc nhìn Phật tử 09:30 05/11/2024

Thưa sư cô, con muốn tu tập, sư cô dạy cho con tu với được không ạ? Hằng ngày con nghe giảng pháp, niệm Phật và thỉnh thoảng con có ăn chay. Như vậy có phải tu không ạ?

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Xem thêm