Thứ sáu, 16/06/2023, 08:32 AM

Sống với tinh thần ngũ giới

Khi một người quy y theo tam bảo sẽ được hướng dẫn trì giới. Trì là giữ, giới là những gì mang đến sự oai nghi, đúng tác phong, đạo đức của người học Phật. Có 5 giới tu ban đầu của một người con Phật.

Với cách hiểu, cách nghĩ của một phật tử, Diệu Tâm xin phép được chia sẻ góc nhìn của mình hướng đến những ai chưa biết đến đạo Phật.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Không sát sinh

Bạn cần biết là, nếu mà ai cũng sát sinh hại mạng thì thế giới này sẽ rất đau thương và dần đi đến hủy diệt. Các loài vật dẫu cho chưa tiến hóa được như con người nhưng cũng là những động vật hữu tình, biết đau đớn, sợ hãi, yêu thương và cũng sợ chết như con người. Không có loài vật nào lại muốn thí mạng sống của chúng để làm miếng ăn. Và động vật cũng có cặp, có đôi, có gia đình. Khi bạn giết hại một con trong gia đình chúng thì cũng gây ra nỗi đau cho tất cả. Trên mạng xã hội nhiều người ý thức rõ nỗi đau này và cũng đã chia sẻ rất nhiều hình ảnh, clip cảm động về tình mẫu tử loài vật khi bị chia cắt. Khi bạn ra tay giết hại một con vật nào đó bạn đang nhẫn tâm và để cho hạt giống bất thiện, nếu không nói là thú tính trong bạn trỗi dậy. Thay vào đó, bạn hãy yêu thương, bảo vệ, tôn trọng các loài vật, khởi tâm từ khi cảm nhận nỗi đau của chúng bị giết hại.

Khoa học cũng đã có một số bài viết nghiên cứu về luân hồi, tái sinh cho thấy con người từng có nhiều kiếp là động vật (trong các ca thôi miên lượng tử - quy hồi tiền kiếp của Diệu Tâm bằng chứng này rất nhiều bạn có thể tham khảo thông tin từ các nhà thôi miên khác trên thế giới để khách quan hơn).

Nhiều người cứ nghĩ là không có thịt động vật thì thiếu chất. Thực tế là khi con vật bị giết hại sẽ sợ hãi đau đớn, tột cùng và nhiều oán khí nên trong máu thịt của chúng sẽ rất độc. Không phải ngẫu nhiên mà ở một số nước tiên tiến khi buộc phải làm thịt động vật người ta đã chọn cách nhẹ nhàng nhất có thể, không như nhiều người bây giờ rất ác tâm để loài vật chết từ từ ngay trên bàn ăn hay thô bạo sát sinh chúng một cách đau đớn. Sát sinh là tội rất nặng có thể đọa địa ngục và không siêu thoát được, nhiều kiếp sẽ bị đọa đày đau đớn trong ba đường ác là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Nếu có phước may mắn hơn thì người đó cũng phải trả quả báo theo luật nhân quả. Rất nhiều chủ thể đến chữa lành với Diệu Tâm là minh chứng cho việc này. Bệnh tật trên người họ, vấn nạn của họ bây giờ có nguồn gốc từ tội sát sinh trực tiếp và gián tiếp rất nhiều... Ví dụ như rất nhiều người u bướu tuyến giáp là nghiệp báo của việc cắt cổ gà vịt. Có người bị bệnh ung thu khác đến từ nghiệp quả săn bắt thú rừng. Có người bị bệnh máu không đông cũng là nguyên nhân của việc hay sảt sinh loài vật ăn tiết canh. Có người vô cớ đau chân tay cũng là nghiệp quả của một kiếp sống nào đó quá khứ nào đó đã bắn thương loài vật. Có người đau nửa người đi bệnh viện tìm không ra nguyên nhân cũng là do có kiếp sống giết hại loài vật...Đây là những trải nghiệm tâm linh có thật của cá nhân Diệu Tâm và tôi sẽ chia sẻ rộng rãi với đại chúng khi đủ duyên.

Không trộm cắp 

Ở đây có thể hiểu không chỉ giới hạn ở hành vi trộm cắp theo nghĩa đen mà việc lạm dụng, hoang phí của công hay việc tự ý sử dụng vật của người khác khi không được phép hay bớt xén cũng là trộm cắp. Trong một ca thôi miên lượng tử của mình, khi giúp chủ thể thư giãn sau và nhớ về quá khứ thì chủ thể chợt nhớ ra nhiều năm trước đã bớt xén quỹ lớp,ăn cắp trứng gà của người khác nên quả báo phải trả ngay trong cuộc đời này là túng thiếu, nợ nần.

Giới này cũng quy định không chỉ là không được trộm cắp mà cũng không được lừa đảo. Ví dụ có chủ thể khác đến chữa lành tâm lý trị liệu với Diệu Tâm hiện tại cuộc sống túng thiếu, nợ nần dù làm việc chăm chỉ. Và rồi cô ấy đã nhận ra quả báo của vài năm trước khi biết sếp lừa đảo khách hàng khiến cho họ thiệt hại tài sản, vật chất rất nhiều mà vì mưu sinh vẫn làm theo.

Khi bạn phạm tội về của cải vật chất thì rất khó sám hối để chuyển nghiệp dù đã có sửa sai. Nghiệp về tài sản vật chất rất khó chuyển là vì vật chất vốn mang năng lượng cao mà người có tâm địa trộm cắp, lừa đảo thường mang năng lượng thấp nên rất khó để họ có lại tài sản vật chất khác một cách chân chính để bù đắp sai lầm.

Thói quen vô ý lấy đồ mình thích ở nơi công cộng hay bảy cành hái hoa hái quả ở những nơi không được phép cũng là ăn cắp. Và phổ biến nhất là việc ăn cắp ý tưởng vô tư sao chép bài viết của người khác trên mạng xã hội khi không ghi tên tác giả hay không dẫn nguồn.

Không tà dâm 

Giới này nói đến việc không quan hệ tình dục bất chính với người đã có gia đình, người không tự nguyện làm điều đó vì tổn hại sức khỏe, nhân phẩm đạo đức, vi phạm pháp luật. Có một số người hiểu sai về đạo Phật. Đạo Phật không cấm về dục với Phật tử tại gia mà chỉ là không được phép vi phạm đạo đức và lạm dụng quá mức.

Tà dâm không chỉ thể hiện ở hành động mà ngay khi khởi ý nghĩ đã không nên vì tạo ý nghiệp.

Không nói dối

Có thể hiểu mở rộng ra là không nói lời hai chiều, lời chia rẽ, ác khẩu, nói chung là không khẩu nghiệp. Đã có nhiều quả báo của tội khẩu nghiệp diễn ra ngay trong đời sống bình thường mà có thể nhiều người cũng không biết. Ví dụ như có một số người bị nấm lưỡi, đau thanh quản, hôi miệng, đắng miệng vô cớ, tìm không ra nguyên nhân cũng là quả báo của khẩu nghiệp, có thể diễn ra ngay và luôn trong kiếp sống này.

Khẩu nghiệp cũng bao gồm cả những lời nói khiến người khác hoang mang, sợ hãi hay phán xét, đặt điều, vu khống người khác. Ngay cả việc bạn can dự vào thị phi, bình luận ác ý trên mạng xã hội cũng tạo khẩu nghiệp. Có đạo sư đã nói rằng, tội phỉ báng một người có thể đã tu chứng giữa đời thường rồi mà bạn không biết thì sẽ nặng hơn rất nhiều khi phỉ báng phàm nhân bình thường và bạn chỉ có thể hóa giải bằng cách sửa sai, khen ngợi phục, hồi lại danh dự, uy tín cho người đó. Thế nên khi bạn chế giễu niềm tin, tín ngưỡng chân chính của một ai đó thì bạn cũng đã phạm tội khẩu nghiệp rất nặng. Với người phật tử khi có đạo thì giới này cũng nhắc nhở việc không nên chấp pháp, so sánh pháp tu này với pháp tu khác, so sánh thầy nọ với thầy kia, đạo tràng của mình với đạo tràng khác...

Không sử dụng các chất gây say nghiện

Bởi vì trước hết việc này làm lu mờ, hủy diệt hạt giống trí tuệ mà tạo hóa đã ban tặng. Phần lớn con người không biết trong mỗi người luôn có sẵn trí tuệ vô hạn, chỉ vì những mê mờ, vô minh nên nhiều đời, nhiều kiếp đã che lấp. Nếu bạn sử dụng các chất gây say nghiện thì bạn đã hủy diệt kho báu quý nhất của bạn. Với người học Phật thì lấy trí tuệ làm sự nghiệp nên bạn càng không được sử dụng các chất gây say nghiện. Chưa kể các chất này là mầm mống của rất nhiều tai họa trong cuộc sống.

Nói chung, khi bạn giữ được 5 giới này thì bạn xứng đáng là người con Phật chân chính. Trong cuộc sống dù có đạo hay không có đạo, mà có nhiều người biết giữ 5 giới này thì xã hội sẽ bình an hơn rất nhiều và thế giới cũng hòa bình. Khi bạn hiểu và sống trong tinh thần của 5 giới này thì bạn sẽ dần tiêu trừ bớt nghiệp chướng và có thêm phước cho chính mình. Phước chính là tấm áo giáp bảo vệ bản khi hiểm nguy, hoạn nạn.

Chúc bạn luôn là người sáng suốt lựa chọn cuộc sống an lạc cho chính mình.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm