Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 14/05/2020, 14:14 PM

Sự sống bệnh nhân 91 và từ tâm của người Việt Nam

Đến nay, trung tâm hiến mô tạng đã ghi nhận chính thức hai trường hợp người Việt xin hiến phổi cứu nam phi công: một phụ nữ ngoài và một cựu binh hơn 70 tuổi ở Đắk Nông. Tâm sự của chị phụ nữ ẩn danh rất xúc động: cuộc đời vô thường, làm gì tốt cho đời sống cứ làm.

Tình hình dịch COVID-19 ở Việt Nam và thế giới ngày 14/5

Tình trạng sức khỏe của ca nhiễm Covid-19 số 91- nam phi công người Anh, 43 tuổi, đang điều trị tại bệnh viện nhiệt đới TP HCM, luôn được cập nhật trên các bảng tin về Covid- 19, đây là ca bệnh khó, tiên lượng xấu, phổi bị thương tổn cự kỳ nghiêm trọng.

Đến nay, đội ngũ thầy thuốc ở bệnh viện nhiệt đới TP. HCM tập trung cứu chữa nam phi công với những gì tốt nhất có thể, chi phí riêng ca số 91 đã gần 10 tỷ VNĐ.

Phổi của nam phi công bị xơ hóa, chỉ còn chừng 10 % hoạt động, chỉ định ghép phổi là con đường duy nhất cứu bệnh nhân. Một khi đã ghét phổi thành công, cũng rất khó về chuyên môn, nam phi công sẽ được kiểm tra kỹ, nếu sạch virus Covid-19, sẽ chuyển sang điều trị phục hồi nhu một ca bệnh về phổi.

Bệnh nhân 91 đã chạy ECMO được 38 ngày và phải sử dụng thuốc từ nước ngoài nhập về. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Bệnh nhân 91 đã chạy ECMO được 38 ngày và phải sử dụng thuốc từ nước ngoài nhập về. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM

Đến nay, trung tâm hiến mô tạng đã ghi nhận chính thức hai trường hợp người Việt xin hiến phổi cứu nam phi công: một phụ nữ ngoài và một cựu binh hơn 70 tuổi ở Đắk Nông. Tâm sự của chị phụ nữ ẩn danh rất xúc động: cuộc đời vô thường, làm gì tốt cho đời sống cứ làm. Chị vốn nhận được rất nhiều giúp đỡ trong đời sống và muốn chia sẻ với cuộc đời những gì có thể.

Bác cựu binh nôn nóng liên lạc xin hiến phổi chăm lo cho sinh mệnh nam phi công là công dân Vương quốc Anh. Cả chị phụ nữ và bác cựu binh đều không quen biết với bệnh nhân số 91, thuần túy tầm lòng với tha nhân, từ tâm vô lượng.

Nếu bệnh nhân số 91 - phi công người Anh biết hết tất cả những gì mọi người dành cho mình, về hai người tình nguyện hiến phổi hẳn rất cảm động. Một điều đặc biệt, bệnh nhân này cùng bệnh nhân số 158 được xác định là ổ dịch bar lây lan cho mọi người ở quán bar Buddha.

Chị phụ nữ hiến phổi cứu nam phi công không hề quen biết anh, và chị nhắc đến biệt ngữ Phật giáo vô thường khi nói về hành động của mình. Đời vô thường, nhân sinh càng khát khao sống có ý nghĩa...

Người Việt ở Nhật nương nhờ cửa chùa giữa Covid-19

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Bài thơ về cơm chùa

Góc nhìn Phật tử 17:16 26/04/2024

Tôi còn nhớ hôm đó, khi mặt trời đã lừ đừ lặn về hướng Tây xa xa có những rặng núi xanh rì, tôi ra khỏi tam quan của chùa để trở về nhà…

Đối trị phiền não khi niệm Phật

Góc nhìn Phật tử 11:05 26/04/2024

Thực ra không phải tới lúc niệm Phật chúng ta mới có phiền não, hoặc nhận biết ra chúng ta đang có, thậm chí quá nhiều phiền não, mà nói cho đúng: phiền não đã có trong chúng ta từ vô lượng kiếp tới nay.

Trường sinh bất tử qua cái nhìn của nhà Phật

Góc nhìn Phật tử 21:39 25/04/2024

Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.

Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật

Góc nhìn Phật tử 14:37 25/04/2024

Giả như có một lần úp mặt vào lòng bàn tay suy ngẫm, ta sẽ thấy con người ngay từ lúc thoát thai đã chịu bất công: người rạng ngời tướng tốt ủ yên trong gấm vóc lụa là, kẻ đui què câm điếc lại còn sinh trong gia đình bần tiện.

Xem thêm