Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 23/12/2019, 13:41 PM

Sự việc tại bệnh viện Xanh Pôn và quan điểm của Phật giáo về đạo đức nghề nghiệp

Đức Phật đã nêu vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong khi giảng về chi phần thứ năm của Bát Chánh đạo là Chánh mạng; mặt khác những nguyên tắc đạo đức của Ngài trong suốt thời gian Ngài hoằng hóa có thể làm tiêu chuẩn áp dụng cho Đạo đức Nghề nghiệp qua mọi ngành nghề.

>>Góc nhìn Phật tử

Từ vụ việc của bệnh viện Xanh Pôn

Theo phóng sự điều tra của Chuyển động 24h, khoa Vi sinh Y học, Bệnh viện Xanh Pôn, đang diễn ra tình trạng kỹ thuật viên cắt đôi que thử HIV và trộn mẫu máu của các bệnh nhân trước khi tiến hành xét nghiệm. Sự việc đang khiến dư luận xôn xao và đặt nhiều câu hỏi về tính chính xác của kết quả xét nghiệm cũng như hậu quả nghiêm trọng của vụ việc.

Cụ thể vào trưa ngày 9/12, bản tin Chuyển động 24h kênh VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam phát phóng sự phản ánh gian lận trong xét nghiệm y tế tại khoa Vi sinh Y học, Bệnh viện Xanh Pôn: "Hàng nghìn que thử HIV, viêm gan B bị cắt đôi trước khi được tiến hành xét nghiệm".

Phóng sự bản tin Chuyển động 24h trên kênh VTV1 do Đài Truyền hình Việt Nam phát sóng. (Nguồn: VTV24)

Ngay sau đó, lãnh đạo viện đã tổ chức họp khẩn với khoa Vi sinh Y học và các khoa, phòng liên quan để làm rõ các nội dung do Đài Truyền hình Việt Nam phản ánh.

Bài liên quan

Bệnh viện đã tạm thời đình chỉ công tác 3 nhân viên y tế có liên quan để tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xác minh sự việc, bao gồm Thạc sĩ, bác sĩ Chu Thị Loan - Phó phụ trách khoa Vi sinh y học; bà Trần Thanh Lam - cử nhân xét nghiệm, kỹ thuật viên trưởng khoa Vi sinh y học và bà Phạm Thị Thùy Linh - cử nhân xét nghiệm y học, lao động hợp đồng công tác tại khoa Vi y sinh.

Sáng ngày 10/12, UBND Hà Nội đã ra văn bản truyền đạt chỉ đạo của Chủ tịch thành phố Nguyễn Đức Chung về kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh việc bớt xén vật tư y tế tại Bệnh viện Saint Paul (Bệnh viện Xanh Pôn).

Cùng ngày, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cũng có có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Y tế khẩn trương xác minh thông tin, công khai thông tin về kết quả xác minh, xử lý.

Bệnh viện đã tạm thời đình chỉ công tác 3 nhân viên y tế có liên quan để tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xác minh sự việc.

Bệnh viện đã tạm thời đình chỉ công tác 3 nhân viên y tế có liên quan để tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xác minh sự việc.

Đạo đức nghề nghiệp qua lăng kính Phật giáo

Bài liên quan

Qua sự việc cắt đôi que thử HIV và trộn mẫu máu của các bệnh nhân trước khi tiến hành xét nghiệm tại bệnh viện Xanh Pôn như phản ánh trong thời gian qua, tiếng chuông về đạo đức nghề nghiệp lại được gióng lên. Qua đó cùng nhìn nhận quan điểm về đạo đức nghề nghiệp qua lăng kính của đạo Phật.

Vào thời Đức Phật, các ngành nghề còn đơn giản, không phức tạp về nhân sự, tổ chức, liên lạc, không có hoạt động quy mô, rộng lớn như ngày nay. Kinh Bồ-tát địa trì, kinh Bồ-tát thiện giới, luận Du-già sư địa có nhắc đến sự thông tuệ về năm môn học tức là ngũ minh hay ngũ xảo minh và có thể được xem là năm loại nghề nghiệp: Thanh minh (về ngôn ngữ, văn chương), Công xảo minh (kỹ thuật, công nghệ), Y phương minh (về ngành y), Nhân minh (luận lý) và Nội minh (Phật học, tông phái tu tập). Đức Phật cũng từng dạy về việc tích lũy tài sản, chi tiêu, về các nghề có thể tạo nghiệp xấu…

Giải thoát chính là rũ bỏ tham, sân, si, tiến hành thực hiện vô ngã bằng con đường bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Giải thoát chính là rũ bỏ tham, sân, si, tiến hành thực hiện vô ngã bằng con đường bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả.

Bài liên quan

Trong kinh Tăng Chi Bộ II, Đức Phật dạy cho trưởng giả Cấp Cô Độc về hạnh phúc gồm bốn loại: về sở hữu tiền của, về thọ dụng tài sản, về sự việc không mắc nợ nần, và về sự tịnh lạc tinh thần. Trong đó, ba loại hạnh phúc đầu mỗi loại không bằng 1/16 của hạnh phúc của sự thanh tịnh tinh thần. Trong kinh Trường Bộ II, và III, Ngài lại dạy về việc sử dụng lợi nhuận kiếm được: 1/4 dùng để chi tiêu hàng ngày, 1/2  để khuếch trương việc kinh doanh và 1/4 để dành phòng khi có cấp sự. Trong kinh Tăng Chi Bộ III, Ngài dạy: “Người Phật tử tại gia phải sống bằng nghề nghiệp chân chính, xa lánh năm nghề nuôi mạng sống có thể tạo nghiệp xấu như: buôn bán vũ khí, buôn bán nô lệ, nuôi thú vật để cho giết hoặc làm nghề đồ tể, buôn bán các chất gây say, và buôn bán các độc được”.

Một giáo lý quan trọng về đạo đức nghề nghiệp rất quan trọng được ghi ở trong kinh Chuyển Pháp Luân của Tương Ưng Bộ. Đó là Bát chánh đạo, con đường chân chánh để đi đến giải thoát khỏi khổ đau, tức Đạo đế của Tứ đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo). Chi phần thứ tư là chánh nghiệp nghĩa là tạo nghiệp lành về thân, khẩu, ý. Có thể áp dụng khi hành nghề, nghề để nuôi sống mình, gia đình mình và giúp ích cho xã hội. Tức là làm thế nào để tạo lợi lạc cho mình, cho những người khác, cho cả mình và những người khác (xem Kinh Catukkanipata, Tăng chi bộ). Những người khác có ý nghĩa là đa số.

Đức Phật đã nêu vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong khi giảng về chi phần thứ năm của Bát Chánh đạo là Chánh mạng; mặt khác những nguyên tắc đạo đức của Ngài trong suốt thời gian Ngài hoằng hóa có thể làm tiêu chuẩn áp dụng cho Đạo đức Nghề nghiệp qua mọi ngành nghề.

Đức Phật đã nêu vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong khi giảng về chi phần thứ năm của Bát Chánh đạo là Chánh mạng; mặt khác những nguyên tắc đạo đức của Ngài trong suốt thời gian Ngài hoằng hóa có thể làm tiêu chuẩn áp dụng cho Đạo đức Nghề nghiệp qua mọi ngành nghề.

Cụ thể hơn nữa về đạo đức nghề nghiệp là chi phần thứ năm, tiếp theo Chánh nghiệp, đó là Chánh mạng, nghĩa là làm các nghề chân chính. Nghề chân chính nghĩa là người hành nghề mang lại lợi ích cho mình và cho đa số người trong xã hội. Chánh mạng rõ ràng đã chứng tỏ mối lưu tâm của Đức Phật vào nghề nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Và ngay trong các chi phần còn lại của Bát chánh đạo cũng là những phẩm chất mà người hành nghề cần phải có để thể hiện đạo đức nghề nghiệp của mình: Chánh kiến (thấy đúng, hiểu lý sự việc…), Chánh tư duy (suy nghĩ đúng), Chánh ngữ (lời nói nhu hòa, chân thật, không dối trá), Chánh tinh tấn (siêng năng, nỗ lực tiến bộ), Chánh niệm (luôn tỉnh giác), Chánh định (ổn định tâm thức).

Bài liên quan

Đạo đức Phật giáo có mục tiêu là nhằm đến sự giải thoát. Đức Phật dạy: “Như nước biển chỉ có một vị là mặn, này Paharada, pháp và luật của ta chỉ có một vị là vị giải thoát” (Tăng Chi Bộ, chương Tám pháp, phẩm Lớn).

Giải thoát chính là rũ bỏ tham, sân, si, tiến hành thực hiện vô ngã bằng con đường bốn tâm vô lượng Từ, Bi, Hỷ, Xả. Trong kinh Chánh niệm của Trung bộ kinh, Đức Phật khuyên tín giả La Hầu La hãy tu tập Từ, Bi, Hỷ, Xả để tiêu trừ các tâm bất thiện như si tâm, hại tâm, bất lạc tâm và hận tâm. Căn cứ quan trọng cho đạo đức học Phật giáo là thuyết nhân quả nghiệp báo, tái sinh luân hồi; nghiệp do mình tạo tác, quả do mình tự tạo, con người trách nhiệm về hành động của mình, cuộc đời vui khổ là do mình tạo nghiệp; nghiệp là nghiệp của thân, khẩu, và ý. Để tránh ác nghiệp, tức tránh quả khổ đau thì phải thực hành thiện nghiệp.

Đạo đức Phật giáo có mục tiêu là nhằm đến sự giải thoát. Đức Phật dạy: “Như nước biển chỉ có một vị là mặn, này Paharada, pháp và luật của ta chỉ có một vị là vị giải thoát” (Tăng Chi Bộ, chương Tám pháp, phẩm Lớn).

Đạo đức Phật giáo có mục tiêu là nhằm đến sự giải thoát. Đức Phật dạy: “Như nước biển chỉ có một vị là mặn, này Paharada, pháp và luật của ta chỉ có một vị là vị giải thoát” (Tăng Chi Bộ, chương Tám pháp, phẩm Lớn).

Kinh Thập thiện nêu 10 thiện nghiệp mà Đức Phật dạy: 1. Từ bỏ sát sinh, 2. Không trộm cắp, 3. Không tà hạnh (đây là ba thiện nghiệp về thân); 4. Không nói dối, 5. Không nói lời ly gián, 6. Không nói lời thô ác, 7. Không nói lời thêu dệt (đây là bốn thiện nghiệp về khẩu), 8. Không nghĩ đến tham dục, 9. Không nghĩ đến giận dữ, 10. Không nghĩ đến tà hạnh (đây là ba thiện nghiệp về ý). Ngược lại với 10 thiện nghiệp này là 10 ác nghiệp vậy. Mười thiện hạnh kia cũng bao gồm ý nghĩa của 5 giới mà người Phật tử khi quy y Tam-bảo phải tuân thủ: 1. Không sát sanh, 2. Không trộm cắp, 3. Không tà dâm, 4. Không nói dối, 5. Không dùng chất gây say, gây nghiện.

Bài liên quan

Giữ 5 giới, thực hiện 10 thiện hạnh là có thể được xem là một con người đạo đức. Phẩm chất đạo đức càng được tăng thêm nếu ta cố gắng thực hành theo 10 Ba- la-mật của Nam tông: Bố thí, trì giới, xuất gia, trí tuệ, tinh tấn, nhẫn nhục, quyết định, từ, xả, (xem kinh Jataka, Bổn sanh, các truyện Mahajanaka, Temiya, Suvannasama, Mahosatha, Bhuridata, Nemiraja, Candakurama, Narada, Vessantara, Vidhura) và 6 Ba-la-mật của Bắc tông (xem các kinh Đại phẩm Bát Nhã, Bồ-tát địa trì, Lục độ tập, các luận Đại trí độ, Đại thừa trang nghiêm kinh).

Nghề nghiệp đã hình thành cả chục ngàn năm, nhưng Đạo đức Nghề nghiệp mới chỉ được đề cập chính thức cách đây chưa tới ba ngàn năm qua bản Lời thề Hippocrates (Hippocratic Oath) mà người hành nghề Y phải tuân giữ; dù trước đó chừng 100 năm, Đức Phật đã nêu vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong khi giảng về chi phần thứ năm của Bát Chánh đạo là Chánh mạng; mặt khác những nguyên tắc đạo đức của Ngài trong suốt thời gian Ngài hoằng hóa có thể làm tiêu chuẩn áp dụng cho Đạo đức Nghề nghiệp qua mọi ngành nghề.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tình mẹ - Bến bờ bình yên cho con

Góc nhìn Phật tử 20:21 04/11/2024

Tình yêu thương của người mẹ dành cho con là tình cảm sâu sắc, thiêng liêng và bền bỉ nhất trên đời.

Kích hoạt sự giàu có của bạn trong đời

Góc nhìn Phật tử 13:30 03/11/2024

Bạn nhận ra được những giá trị nơi bản thân và có thể trao tặng những giá trị này đến cuộc đời, cuộc đời sẽ tặng bạn lại sự thịnh vượng và giàu có. Lúc bấy giờ giàu có là hệ quả tất yếu của hành động trao giá trị.

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Xem thêm