Sức mạnh của thực tập im lặng trong tập thể
Thực tập im lặng một mình rất tốt. Nhưng nếu ta im lặng chung với nhau sẽ tạo ra một nguồn năng lượng tập thể rất sinh động, có khả năng trị liệu rất lớn.
Tại Làng Mai, một trung tâm tu học ở miền Nam nước Pháp, có thực tập Im Lặng Hùng Tráng. Phương pháp thực tập rất đơn giản. Khi cần nói thì nói. Nhưng khi làm những công việc khác như ăn cơm, đi lại hay làm việc thì ta chỉ làm những thứ ấy. Ta không vừa làm vừa nói. Ta làm những điều ấy trong sự im lặng hùng tráng, vui tươi. Như vậy, ta có tự do để nghe được tiếng gọi sâu sắc nhất từ trái tim mình.
Gần đây, có một buổi ăn cơm ngoài trời, cả xuất sĩ lẫn cư sĩ. Tất cả mọi người đi lấy thức ăn và ngồi xuống chung với nhau trên bãi cỏ. Chúng tôi ngồi thành những vòng tròn đồng tâm, vòng nhỏ bên trong rồi vòng lớn bên ngoài, nhiều vòng như vậy, rất yên lặng. Chúng tôi không nói gì cả.
Tôi là người đầu tiên ngồi xuống. Tôi ngồi xuống thở trong chánh niệm để thiết lập sự im lặng trong mình. Tôi lắng nghe tiếng chim, tiếng gió và thưởng thức vẻ đẹp của mùa xuân. Tôi không đợi mọi người đến ngồi xuống để bắt đầu ăn cơm. Tôi chỉ ngồi yên buông thư, thưởng thức khung cảnh chung quanh khoảng 20 phút trong khi những người khác khất thực thức ăn và ngồi xuống.
Có một sự im lặng, nhưng sự im lặng này không sâu lắng như tôi từng trải nghiệm, có lẽ mọi người bị tán tâm trong khi đi qua đi lại lấy bát đĩa và thức ăn. Tôi ngồi im lặng và quán chiếu.
Tôi mang theo một cái chuông nhỏ, khi mọi người ngồi xuống, tôi thỉnh một tiếng chuông. Vì ai cũng thực tập nghe chuông và thở trong chánh niệm cả tuần rồi nên tất cả mọi người lắng nghe rất nghiêm túc. Ngay sau khi tiếng chuông chánh niệm đầu tiên được thỉnh lên thì sự im lặng đã hoàn toàn khác rồi.
Một sự im lặng đích thực bởi vì mọi người đã dừng suy nghĩ, tập trung tâm ý vào hơi thở vào ra. Chúng tôi thở với nhau trong im lặng và sự im lặng tập thể tạo ra một vùng năng lượng hùng hậu. Im lặng như thế có thể được gọi là im lặng sấm sét, bởi vì nó rất hùng và mạnh. Trong sự im lặng này, tôi có thể nghe được tiếng gió, tiếng chim rõ ràng và sống động hơn. Trước đó, tôi cũng nghe được tiếng chim, tiếng gió nhưng không giống như vậy, bởi vì sự im lặng chưa đạt tới mức độ sâu lắng nhất.
Thực tập Im Lặng Hùng Tráng để làm tan đi những tiếng ồn trong mình thì không khó. Chỉ cần luyện tập một ít là ta có thể làm được. Thực tập Im Lặng Hùng Tráng ta có thể đi, có thể ngồi, có thể thưởng thức buổi ăn. Im lặng như thế ta có đủ tự do để sống vui và trân quý những mầu nhiệm của sự sống. Với sự im lặng này, ta có thêm khả năng để trị liệu cho thân tâm ta. Ta có khả năng sống, khả năng có mặt.
Bởi vì ta thực sự tự do, vượt thoát được những nuối tiếc, khổ đau trong quá khứ, những sợ hãi, nghi ngờ về tương lai, vượt thoát tất cả những cuộc độc thoại trong đầu. Im lặng như thế một mình rất tốt, nhưng nếu ta im lặng chung với nhau sẽ tạo ra một nguồn năng lượng tập thể rất sinh động, có khả năng trị liệu rất lớn.
Chân Hội Nghiêm chuyên ngữ
(Trích trong Tĩnh lặng - Sức mạnh tĩnh lặng trong thế giới huyên náo, Nxb Thế Giới & Thái Hà Books ấn hành)
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Phật giáo thường thức 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hiểu thêm về chữ đức trong đạo Phật
Phật giáo thường thức 14:01 18/12/2024Đức trong đạo Phật không phải là đức nói suông. Đức là những hành động thiện, lời nói thiện, suy nghĩ thiện được lưu xuất từ tâm. Chữ đức được chia thành 3 loại: Bi đức, trí đức và tịnh đức.
Bài học về nguồn gốc của Tam Tạng
Phật giáo thường thức 13:13 18/12/2024Từ lời dạy của vị đại sư ở Trường An được ghi ở bản Kinh khắc gỗ (Trường A Hàm, Càn Long tạng, số 052), Phật tử có thể học được nguồn gốc của Tam Tạng Kinh như sau:
Tại sao nói chánh báo tốt là y báo tốt?
Phật giáo thường thức 12:33 18/12/2024Mỗi Phật tử ai cũng có gia đình nhà cửa, nếu là một Phật tử biết tu đúng theo lời Phật dạy và là người tài đức thì cảnh gia đình nhà cửa của Phật tử ấy sẽ êm ấm trang nhã sạch sẽ.
Xem thêm