Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 15/01/2023, 11:00 AM

Tại sao lễ kính Phật hằng ngày mà tâm vẫn nghĩ bậy?

Con có thắc mắc là tại sao một người Phật tử có pháp danh, thiết tha tu tập, lễ kính Phật hằng ngày mà tâm vẫn nghĩ bậy?

Audio

Rất nhiều người bị rơi vào tình huống này nhưng đừng quá lo lắng, hãy kiên nhẫn sám hối rồi sẽ bớt nghĩ bậy thôi. Chính cách ứng xử của con người khi đó sẽ chia con người thành 2 hạng người: Một là tưởng ý nghĩ xấu đó là ý nghĩ của mình rồi làm theo thì sẽ xuống địa ngục thật. Hai là biết dằn vặt, chiến đấu với ý nghĩ xấu, rồi thoát được khỏi nó.

Hạng người khởi ý nghĩ xấu, tưởng đó là của mình rồi trở thành xấu luôn là người không có phước, không biết lễ Phật, không cung kính những bậc Thánh. Còn hạng người biết giằng co, chiến đấu vất vả với ý nghĩ xấu là người biết lễ Phật, biết cung kính bậc Thánh. Nhờ những cái phước đó, họ thoát được khỏi cái ý nghĩ xấu.

Lễ Phật cầu nguyện thành tâm nhưng sao trong năm vẫn gặp chuyện xui xẻo?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Tuy nhiên, quá trình chiến đấu với ý nghĩ xấu nhanh hay chậm là tùy thuộc vào cái phước của ta. Cái phước đó đầu tiên bắt nguồn từ việc lễ Phật, sám hối, sau đó là thương người, khuyên bảo mọi người cùng tu hành. Chính những điều ta muốn cho mọi người tốt thì tâm ta bắt đầu tốt. Tức là ta muốn người khác được cái gì thì ta sẽ được cái đó. Nhiều khi họ chưa được nhưng ta đã được rồi. Cái đẹp trong những lời chúc tết chính là như vậy.

Ngoài ra, muốn quả báo tới thì ta phải thật lòng cầu mong những điều tốt đến với người khác. Chúc mà không thật lòng thật dạ thì không có quả báo. Bên cạnh những điều tốt đẹp, ta cần chúc cho mọi người có một tâm hồn thánh thiện. Mong ước này sẽ giúp tâm ta dần dần trở nên đẹp hơn. Thế mới nói tâm ta không phải của ta mà là do nghiệp tạo nên.

Để ý ta sẽ thấy, mới bước vào cuộc đời tu hành, không bao giờ tâm tốt ngay. Ai cũng phải đi qua giai đoạn có những tâm xấu khởi lên và ta buộc phải chiến đấu với nó. Muốn thắng được nó thì phải khôn, phải biết rằng tâm đó không phải của ta mà là của nghiệp. Hơn nữa, tâm làm chủ và dẫn đầu các Pháp, có tâm rồi mới có lời nói và hành động. Tội, phước hay quả báo cũng từ đó mà ra. Đây là một quy trình. Và quả báo cũng có nhiều nhánh chứ không phải chỉ một. Giống việc ta gieo một hạt xoài thì được một cây có rất nhiều nhánh, nhiều cành, nhiều hoa, nhiều lá và nhiều trái. Từ một nhân thôi nhưng lại được rất nhiều loại quả.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Điều kiện để được công nhận là tu sĩ Phật giáo

Hỏi - Đáp 13:02 19/05/2024

Mấy ngày gần đây, nhiều bạn đọc, Phật tử liên tục gửi câu hỏi về Cổng thông tin PGVN đề nghị giải đáp về những điều kiện để được công nhận là tu sĩ Phật giáo, hay 'tu sĩ Phật giáo' là gì. Đây cũng là câu hỏi có lượng tìm kiếm rất lớn trên Google.

Ý nghĩa của tuyên ngôn “Duy ngã độc tôn”

Hỏi - Đáp 09:30 19/05/2024

Hỏi: Nhân mùa Phật đản, chúng tôi đến các chùa chiêm bái lễ đài đều gặp câu “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” nhưng khi hỏi về ý nghiã thì được các Thầy và Phật tử trả lời khác nhau. Vậy xin cho biết nguồn gốc và ý nghĩa của lời dạy trên?

Tam tịnh nhục và quan niệm chay tịnh

Hỏi - Đáp 14:00 18/05/2024

Hỏi: Xin cho biết về quan niệm chay tịnh trong thời Thế Tôn và những vấn đề liên quan đến thọ dụng tam tịnh nhục trong truyền thống Phật giáo Nam tông.

Tùy duyên và bất biến nên hiểu, ứng dụng như thế nào?

Hỏi - Đáp 11:00 18/05/2024

Hỏi: Tôi nghe giảng thường gặp câu “Tùy duyên mà bất biến, bất biến mà tùy duyên”. Xin cho biết ý nghĩa của câu này. Ứng dụng tinh thần này vào cuộc sống của hàng cư sĩ thế nào? Hai chữ “tùy duyên” này có giống với tùy duyên mà người ta thường nói không?

Xem thêm