Tại sao phải trì giữ các ngày trai hàng tháng?
Ăn chay đã vâng giữ theo lời Phật dạy, có lợi ích, hợp tình lý, thì tất cả Phật tử đều nên tùy hoàn cảnh, khả năng tập dần, để tiến bước lên đường phúc huệ. Không nên vì mê tín phi lý, vì háo danh muốn được tiếng khen mà ăn chay, hoặc sinh lòng kiêu mạn trở lại khinh người ăn mặn.
Ăn chay nên hợp vệ sinh, biết chọn lựa thay đổi thức ăn, không nên ép xác cố ăn một cách quá kham khổ. Cũng không nên nấu chay giả thành đồ mặn mà làm trò cười cho thế gian.
Ăn chay có hai phương diện: chay kỳ và chay trường. Ăn chay trường hay trường trai là hành giả tự nguyện suốt đời dùng chất thanh đạm, không thọ dụng đồ huyết nhục. Ăn chay kỳ thì có những thuyết: Nhị trai, Tứ trai, Lục trai, Thập trai, Nhất ngoạt trai, Tam ngoạt trai.
Nhị trai là ăn chay mỗi tháng hai lần vào ngày mùng 1 và 15.
Tứ trai là ăn bốn lần chay trong tháng, vào ngày mùng 1, mùng 8, 15, 23 (hoặc 30, mùng 1, 14, 15).
Nhất ngoạt trai là ăn chay luôn trong một tháng, vào tháng giêng, tháng bảy, hay tháng mười. Cách thức ăn chay như trên, thật ra không có điển cứ, chẳng qua là bước tập dần để đi đến trường trai mà thôi. Bởi ăn chay dù rằng hữu ích và hợp lý, nhưng cũng tùy theo hoàn cảnh và căn cơ, không phải người Phật tử nào cũng có thể bỏ ăn mặn liền trong một lúc được. Vì muốn đạt mục đích trường trai, có người không y theo lệ trên, mỗi tháng tập ăn chay từ năm, mười, mười lăm ngày, lần lần cho đến trọn tháng.
Lục trai là ăn chay trong các ngày mùng 8, 14, 15, 23, 29, 30 (tháng thiếu 28, 29). Theo kinh Tứ Thiên Vương thì vào những ngày đó, Tứ Thiên Vương xem xét việc lành dữ của nhân gian, và các ác quỷ cũng rình rập chờ người làm ác để gia hại. Nên trong mấy ngày ấy, mọi người cần phải giữ gìn ba nghiệp không nên làm ác. Thêm vào đấy, nếu kẻ nào biết trì trai, giữ giới, tụng kinh, tu phúc, sẽ được tránh khỏi nạn tai, tăng phần phúc huệ. Luận Trí Ðộ nói: "Tại sao trong sáu ngày trai, cần phải thọ tám giới và tu phúc? Bởi vào các ngày ấy ác quỷ rình theo người muốn gia hại, gây những việc tật bệnh hung suy. Vì thế nên thuở kiếp sơ, trong mấy ngày đó, thánh nhân dạy người trì trai, tu phúc, làm lành". Nhưng cách trì trai khi xưa chỉ lấy trọn ngày không ăn, gọi là trai. Ðến khi Phật ra đời, chế lại cho thọ Bát quan trai giới trong một ngày đêm, và lấy quá ngọ không ăn làm trai. Ðức Thế Tôn đã dạy: “Nên như chư Phật, thọ trì tám giới và không ăn quá ngọ trong một ngày đêm. Công đức ấy sẽ đưa người mau đến Niết bàn!". Thập trai là ăn chay mười ngày trong mỗi tháng. Kinh Ðịa Tạng, phẩm Như Lai Tán Thán nói: "Nầy Phổ Quảng! Trong các ngày: mùng 1, mùng 8, 14, 15, 18, 23, 24, 28, 29, 30 (tháng thiếu 27, 28, 29) của mỗi tháng, các tội được kết tập để định phần khinh trọng. Nếu chúng sinh đời sau, vào mười ngày trai, đối trước tượng Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, tụng kinh nầy một biến, thì mỗi phương đông, tây, nam, bắc, trong vòng 100 do tuần, không các tai nạn".
Tam ngoạt trai là ăn chay trong tháng giêng, tháng năm, tháng chín. Thuyết này phát xuất trong các phạm điển như: kinh Phạm Võng, kinh Ðề Vị, bộ Hành Sự Sao Tư Trì Ký. Kinh Phạm Võng nói: "Trong sáu ngày trai và ba tháng trường trai, nếu sát sinh, trộm cướp, phá trai, phạm giới, phạm tội khinh cấu (đối với người thọ giới Bồ Tát)”. Kinh Ðề Vị bảo: "Vào ngày mùng một tháng giêng, mùng một tháng năm, mùng một tháng chín, chư thiên Ðế Thích, Thái tử sứ giả, nhật nguyệt quỉ thần, Diêm La ở địa ngục, trăm vạn chư thần an bố khắp nơi. Vì trừ tội danh, định phúc lộc, mọi người cần trì trai trong ba tháng ấy". Trong Tư Trì Ký cũng có nói: "Tại sao trong sáu ngày trai, cần phải thọ tám giới và tu phúc? Bởi vào các ngày ấy ác quỷ rình theo người muốn gia hại, gây những việc tật bệnh hung suy. Vì thế nên thuở kiếp sơ, trong mấy ngày đó, thánh nhân dạy người trì trai, tu phúc, làm lành".
Theo như trên, thì thuyết Lục trai, Thập trai và Tam ngoạt trai đều có điểm cứ. Nhưng để cho đúng với nghĩa trai, thì trong các ngày tháng ấy chẳng những ăn chay, mà còn phải không ăn quá ngọ mới phù hợp lời Phật dạy, và có lẽ được nhiều công đức hơn. Lại theo kinh Phạm Võng, đức Phật bảo không nên dùng ngũ tân gia vị vào thức ăn, vì những thứ ấy làm cho thân thể hôi và dễ sinh các phiền não như ái dục, sân hận... Như thế thì muốn cho sự tu phúc thêm phần toàn vẹn, vào ngày Lục trai hay Thập trai, người Phật tử nên thọ trì Bát quan trai giới, song phải ăn chay và không dùng ngũ vị tân. Thọ trì Bát quan trai giới là giữ tám giới: không sát sinh, không trộm cướp, không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu, không trang điểm, không tự hành và cố ý xem nghe ca múa âm nhạc, không ngồi nằm chỗ cao rộng sang đẹp; và giữ một phép trai là không ăn quá ngọ. Tám điều trước duy thuộc về giới, vì có công năng đóng ngăn cửa ác, nên gọi là Bát quan. Một điều sau gồm nghĩa trai và giới mà trai là phần chính, nên mới thêm chữ "trai" sau hai chữ Bát quan. Như thế, tổng hợp lại chín điều gọi là Bát quan trai giới. Và đây là nghĩa giải thích của Trí Ðộ Luận.
Về việc trong những ngày tháng Lục trai, Tam ngoại trai ác quỷ đắc thế, có thuyết nói vào thời gian ấy các ngoại giáo ở Ấn Ðộ thường theo thông lệ giết sinh vật cúng tế thần linh, hoặc cắt lấy máu thịt nơi thân để làm phép hộ ma. Và bởi duyên cớ đó, những ác quỷ cũng y theo lệ mà đi tìm ăn đồ huyết nhục. Do sự kiện này, vào các ngày trên, đức Phật khuyên đồ chúng nên giữ trai giới không được sát sinh, vừa để tránh tích lũy ác nghiệp, vừa thể hiện đúng tư tưởng đại từ đại bi của đạo Phật. Nếu quả như thế thì việc ăn chay vào các ngày trai lại càng mang ý nghĩa sâu sắc hơn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Nguyện được Niết-bàn có phải là lòng tham?
Kiến thức 11:44 25/11/2024Nguyện được Niết-bàn (Nibbāna) không phải là tham (lobha) trong ý nghĩa thông thường. Thay vào đó, tâm nguyện này được xem là một thiện tâm (kusala citta) khi xuất phát từ sự hiểu biết đúng đắn (sammā diṭṭhi) và lòng mong muốn giải thoát khỏi khổ đau.
Thế nào gọi là pháp sư?
Kiến thức 09:37 25/11/2024Một thời, Phật ở tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, có một Tỳ-kheo kia, đến chỗ Phật, đầu mặt lạy sát chân Phật, rồi đứng qua một bên, bạch Phật rằng: - Như Thế Tôn nói pháp sư. Vậy thế nào gọi là pháp sư?
Sát na là gì? Sát na được tính như thế nào?
Kiến thức 17:08 24/11/2024Trong “Kinh Hoa Nghiêm” nói với chúng ta, thời gian tồn tại của tất cả hiện tượng này là “khoảng sát na”. Trên “Kinh Nhân Vương” nói với chúng ta, một khảy móng tay có 60 sát na, một sát na có 900 lần sanh diệt.
Giải thích các cõi trong lục đạo
Kiến thức 16:00 24/11/2024Ðức Phật đã bảo thế-giới của chúng ta đang ở có ngũ thú là: Ðịa-ngục, Ngạ-quỷ, Bàng-sanh, Nhơn và Thiên. Các loài hữu-tình do tạo nghiệp lành nên được sanh về thiện thú, và bởi gây nhân dữ nên bị đọa vào ác đạo. Nhân duyên ấy như thế nào?
Xem thêm