Tam giới trong Phật giáo là gì?
Tam giới nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Người nào vẫn còn trong tam giới là còn bị phiền não chi phối. Chỉ khi nào đạt quả vị giác ngộ thì mới được giải thoát ra khỏi ba cõi, tức là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Cõi Cực lạc của Đức Phật A Di Đà có phải ở trong Tam giới không?
Tam giới là gì?
Tam giới (ba cõi – tiếng Phạn: Triloka) nói về những cảnh giới trong vòng sinh tử luân hồi. Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức, khiến họ không tự phát hiện và thắp sáng được khả năng ấy nên cứ phải quanh quẩn mãi trong tam giới.
Người nào vẫn còn trong tam giới là còn bị phiền não chi phối. Chỉ khi nào đạt quả vị giác ngộ thì mới được giải thoát ra khỏi ba cõi, tức là thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.
Kiến thức cơ bản ngắn gọn về sáu cõi luân hồi theo quan điểm Phật giáo
Tam giới bao gồm: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới
Dục giới (Kamadhatu)
“Dục” là ham muốn. Cõi Dục giới là cõi của thực phẩm, ước muốn vật chất và dục vọng thể xác. Chúng sinh trong cõi này vì đam mê theo các “thú vui” về sắc tướng, âm thanh, mùi hương, ăn uống, chạm xúc và dâm dục cho nên luôn luôn gây ra nhiều tội lỗi, tai họa và khổ đau.
Các loài chúng sinh trong cõi Dục này gồm có: Người, A tu la, Địa ngục, Ngạ quỷ và Súc sinh. Trong 5 loài này thì loài Người có tâm ý phát triển cao hơn hết, là cảnh giới có khổ đau và hạnh phúc lẫn lộn. Bởi vậy, các vị Bồ tát thường chọn sinh vào thế giới loài Người, nơi có nhiều hoàn cảnh thuận lợi, để phụng sự chúng sinh và tu tập các pháp môn cần thiết sau cùng để thành tựu quả Phật.
Cũng bao gồm trong phạm vi cõi Dục này còn có 6 cõi Trời, tuy hưởng được nhiều phước báo hơn loài Người, nhưng vẫn là những phước báo tạm bợ và trí tuệ thì không hơn loài Người. Chúng sinh trong 6 cõi này vẫn có hình sắc, nhưng phần vật chất của họ vô cùng vi tế, mắt người thường không thể trông thấy được.
Họ đều là hóa sinh, cũng mang hình thể nam-nữ với đầy đủ các thứ dục vọng như con người. Sáu cõi Trời của cõi Dục (Lục Dục thiên) này, từ thấp lên cao gồm có: Tứ vương, Đao lợi (cũng gọi là cõi trời Ba mươi ba – Tam thập tam thiên), Dạ ma, Đâu suất, Hóa lạc và Tha hóa tự tại.
Tam giới duy tâm vạn pháp duy thức là thế nào?
Sắc giới (Rupadhatu)
“Sắc” là hình tướng, vật chất. Đây là cõi của các vị Phạm Thiên, có hình tướng, vật chất như thân thể, cung điện…nhưng rất vi tế, đẹp đẽ, tinh diệu. Các vị trời ở đây không có tướng nam nữ, không có tham dục như ở cõi Dục, chỉ sống trong thiền định. Tùy theo mức độ cao thấp của thiền định, cõi Sắc được chia làm 4 bậc, gồm 18 cõi Trời.
Cõi sơ thiền:
Cõi Sơ thiền gồm 3 cõi Trời: Phạm chúng (các vị trời tùy tùng của các vị Phạm Thiên), Phạm phụ (các vị trời thân cận các vị Phạm Thiên), Đại phạm (các vị Phạm Thiên có nhiều hạnh phúc, đẹp đẽ, tuổi thọ cao nhất trong cõi Sơ thiền). Các vị Phạm Thiên ở các cõi này có thân thể khác nhau, nhưng cách suy nghĩ thì đều giống nhau, và trong tám thức thì không còn có tị thức và thiệt thức hoạt động.
Cõi nhị thiền:
Cõi nhị thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu quang (các vị Phạm Thiên có chút ít ánh sáng), Vô lượng quang (các vị Phạm Thiên có ánh sáng vô cùng), Quang âm (các vị Phạm Thiên có ánh sáng rực rỡ). Cõi Nhị thiền này có rất nhiều ánh sáng. Các vị Phạm Thiên ở đây đều có thân thể giống nhau nhưng cách suy nghĩ thì khác nhau, và trong tám thức thì từ cõi Nhị thiền này trở lên, cả năm thức cảm giác đều không còn hoạt động.
Cõi tam thiền:
Cõi Tam thiền gồm 3 cõi Trời: Thiểu tịnh (có hào quang nhỏ), Vô lượng tịnh (có hào quang vô hạn), Biến tịnh (có hào quang không xao động). Cõi Tam thiền này mọi sự đều thanh tịnh, cả thân và tâm của các vị Phạm Thiên đều hoàn toàn giống nhau.
Giác ngộ Tam giới sinh tử luân hồi để sớm được giải thoát
Cõi tứ thiền:
Cõi tứ thiền gồm 9 cõi Trời: Vô vân (cảnh giới quang đãng), Phước sinh (cảnh giới trường cửu), Quảng quả (hưởng phước báo rộng lớn), Vô phiền (hoàn toàn tinh khiết), Vô nhiệt (hoàn toàn thanh tịnh), Thiện kiến (cảnh giới đẹp đẽ), Thiện hiện (hoàn toàn tự tại), Sắc cứu cánh (cảnh giới tối thượng), Vô tưởng (không còn tư tưởng).
Đây là cõi cao nhất của Sắc giới, chúng sinh sống trong cảnh giới thiền định sâu xa, hoàn toàn tịch tịnh, chẳng những năm thức cảm giác mà cả ý thức cũng không còn hoạt động nữa.
Vô Sắc giới (Arupadhatu)
Là cõi giới vô hình vô tướng, không còn sắc, thanh hương, vị, xúc (cảm giác về hình dáng màu sắc, âm thanh, mùi, vị, tiếp xúc). Chúng sinh ở cõi này chỉ còn ý thức, không còn thân thể hình bóng gì cả. Họ cũng không dùng âm thanh ngôn ngữ để giao tiếp vì họ đã hòa lẫn vào nhau, không cần nói, không cần giao tiếp cũng hiểu nhau. Vô Sắc giới có 4 cảnh giới là: Không vô biên xứ là khoảng trống không vô tận, Thức vô biên xứ là sự hiểu biết vô cùng tận, Vô sở hữu xứ là cõi giới không có gì cả vì đã biết tất cả đều là huyễn ảo do tâm thức tạo ra, Phi tưởng phi phi tưởng xứ là cõi giới vô định, không có tư duy mà cũng không phải không tư duy, không phải ý thức cũng không phải vô thức.
Cõi không gian vô biên (Không vô biên xứ thiên):
Cảnh giới của các vị trời chỉ thấy có không gian vô biên, đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là không vô biên xứ định.
Hiểu sai về mục đích của thiền định, bạn khó giải thoát khỏi luân hồi sinh tử
Cõi tâm thức vô biên (Thức vô biên xứ thiên):
Cõi chỉ thấy có tâm thức vô biên, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là thức vô biên xứ định.
Cõi vô sở hữu (Vô sở hữu xứ thiên):
Cõi này không còn có bất cứ một hiện tượng gì, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là vô sở hữu xứ định.
Cõi phi tưởng phi phi tưởng (Phi tưởng phi phi tưởng xứ thiên):
Cõi này không có tri giác mà cũng không phải là không có tri giác, là cảnh giới của chư thiên đã đạt được và đang an trú trong trạng thái thiền định gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ định.
Trong sách “Đức Phật và Phật Pháp” (Phạm Kim Khánh dịch), hoà thượng Narada Maha Thera có nói:
“Nên ghi nhận rằng đức Phật không nhằm mục đích truyền bá một lý thuyết về vũ trụ. Dầu những cảnh giới trên có thật hay không, điều ấy cũng không ảnh hưởng gì đến giáo lý của Ngài.
Không ai bị bắt buộc phải tin một điều nào, nếu điều ấy không thích hợp với sự suy luận của mình. Nhưng nếu bác bỏ tất cả những gì mà lý trí hữu hạn của ta không thể quan niệm được, thì điều ấy cũng không phải hoàn toàn là chính đáng.”
> Xem thêm video: "Hoa sen và thuyết luân hồi trong Phật giáo":
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm