Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 05/09/2019, 15:22 PM

“Tâm” khỏe rồi hãy mong “Thân” khỏe

Tâm làm chủ thân, nếu tâm suy nhược, khiếm khuyết thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thân thể. Cho nên, thân bệnh có thể chữa lành thông qua việc chữa tâm bệnh.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Nếu chúng ta tế nhị quan sát những người tính tình nóng nảy, hay bực tức sẽ dễ dàng phát hiện họ đang mắc một số bệnh như chức năng gan suy nhược, tuyến nội tiết không đều... Mỗi khi tinh thần suy nhược, chán chường, đó là lúc thân tâm đều mệt mỏi, không đủ sức làm việc, xử lý tình huống. Trường hợp đó chúng ta thường quy kết rằng do tâm bất an nên ảnh hưởng đến sức khổe. Nỗi đau vật chất quả thực ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe tinh thần. Có thể nói rằng, tâm làm chủ thân, nếu tâm suy nhược, khiếm khuyết thì nhất định sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của thân thể. Cho nên, thân bệnh có thể chữa lành thông qua việc chữa tâm bệnh.

Trước hết, chúng ta phải chấp nhận một sự thật rằng thân thể vốn luôn tiềm ẩn các mầm bệnh. Chỉ có người đã chết mới không còn có nơi để sinh bệnh chứ người còn sống thì ai cũng có bệnh cả.

Bệnh là “được phúc nhờ họa”, tức bệnh là họa nhưng thông qua bệnh hiểu được nhiều thứ, đấy là phúc.

Bệnh là “được phúc nhờ họa”, tức bệnh là họa nhưng thông qua bệnh hiểu được nhiều thứ, đấy là phúc.

Bài liên quan

Sinh, già, bệnh, chết là quy luật tự nhiên, từ khi sinh ra con người đã không ngừng tiến đến cái chết, không ngừng bị lão hóa, không ngừng phát triển các mầm bệnh, thậm chí nó còn để lại trong gen di truyền. Có thể nói, ai cũng đang mang bệnh, chỉ là bệnh nặng, nhẹ khác nhau thôi chứ không phải đợi đến già, sinh bệnh rồi mới chết.

Bất luận bạn có cảm thấy đau hay không thì thực tế ai cũng đang mắc bệnh cả. Bệnh là “được phúc nhờ họa”, tức bệnh là họa nhưng thông qua bệnh hiểu được nhiều thứ, đấy là phúc.

Ngược lại, có người hiếm khi mắc bệnh, nhưng một khi có bệnh đều là bệnh hiểm nghèo. Thực ra, người khỏe mạnh thường cậy khỏe, ăn uống bừa bãi, không biết tiết chế nên càng làm tăng thêm cơ hội cho mầm bệnh trong người phát triển. Từ điều này chúng ta thấy, người thường cảm thấy có bệnh trong người cũng là một điều phúc, nên trong luận Bảo vương tam muội có nói “nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không tật bệnh”.  Tuy  vậy cũng không có nghĩa là chúng ta cần sống trong thấp thỏm bất an vì tật bệnh. Có người thường than thân trách phận rằng đâu đâu trên thân cũng mắc bệnh, có lúc than rằng có lẽ không sống nổi đến tháng sau! Cách nói và nghĩ như thế sẽ ảnh hưởng không tốt đến mình và mọi người, đấy cũng không phải là người có đời sống nội tâm lành mạnh.

Chúng ta cần có cái nhìn thấu đáo, chính xác về thân bệnh. Biết vận dụng các quan điểm vào cách nhìn nhận, đánh giá tật bệnh của bản thân thì tuy thân thể không khỏe mạnh nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tâm lý, không đến nỗi buồn rầu, tuyệt vọng khi mang bệnh.

Chúng ta cần có cái nhìn thấu đáo, chính xác về thân bệnh. Biết vận dụng các quan điểm vào cách nhìn nhận, đánh giá tật bệnh của bản thân thì tuy thân thể không khỏe mạnh nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tâm lý, không đến nỗi buồn rầu, tuyệt vọng khi mang bệnh.

Bài liên quan

Vì thế, chúng ta nên nghĩ rằng “bệnh tật chỉ là một trong những điều tất yếu không thể tránh khỏi của con người”, một là để nhắc nhở chúng ta thêm trân trọng sự sống, hai là để hiểu được cuộc đời vô thường, sinh lão bệnh tử là tất yếu. Khi nghĩ được như thế, một khi sinh bệnh, ta sẽ không bị chao đảo, ảnh hưởng đến tâm lý. Có người mất hết niềm tin và nghị lực sống một khi phát hiện mình mang bệnh nặng. Bị bệnh thì chữa trị, chữa trị không khỏi thì ít nhất cũng không nên để chúng trở thành tâm bệnh. Phát hiện bệnh là điều nên mừng chứ không phải là điều nên lo, vì ít ra trong trường hợp xấu nhất, bạn cũng có sự chuẩn bị trước để hoàn thành những việc cần làm. Nên, biết mình mang bệnh hẳn là một điều đáng mừng vậy.

Theo quan điểm Phật giáo, phàm là con người sinh ra trong đời này ai cũng có vô lượng tội đã làm trong vô lượng kiếp quá khứ. Một khi lâm bệnh nghĩa là một lần nghiệp quả báo ứng, đó là cách trả nợ ác nghiệp mình tạo trong quá khứ, đã làm được thì phải chịu được chứ chẳng có gì phải âu lo cả. Ngoài ra, Đức Phật thường dạy các đệ tử rằng “tỷ kheo thường đới tam phân bệnh” (người xuất gia phải mang trong người một ít bệnh).  Câu nói có ngụ ý rằng bệnh tật cũng là một trong những cách giúp người tu tập hiểu được bản thân, hiểu được cuộc đời vô thường.

Chúng ta cần có cái nhìn thấu đáo, chính xác về thân bệnh. Biết vận dụng các quan điểm vào cách nhìn nhận, đánh giá tật bệnh của bản thân thì tuy thân thể không khỏe mạnh nhưng vẫn không ảnh hưởng đến tâm lý, không đến nỗi buồn rầu, tuyệt vọng khi mang bệnh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tuổi nào cho em

Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024

Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.

Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân

Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024

Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.

Để Sư nấu

Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024

Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.

Nói xấu người

Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024

Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.

Xem thêm