“Tạo điều kiện cho Tăng Ni sinh được phát huy năng lực chuyên môn sau khi tốt nghiệp”
Đại Đức Thích Ngộ Trí Viên, Phó Ban Đại diện sinh viên Học viện Phật giáo Việt Nam TP. HCM nhiệm kỳ 2022 -2023: “Quý Tôn đức là những bậc tiền bối có thể đặt nền tảng cho Tăng Ni sinh ở trường Phật học, đồng thời tạo điều kiện cho Tăng Ni sinh được phát huy năng lực sau khi tốt nghiệp”.
Hiện nay, số lượng quý Tăng Ni sau khi hoàn tất các chương trình Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ ngành Phật học hoặc chuyên ngành gần khá nhiều. Ngày càng có nhiều quý Tăng Ni được đào tạo bài bản, theo chương trình học tín chỉ (course-credit/unit), và do đó số lượng quý vị này được xem như một trong các nguồn mạng mạch Phật Pháp để duy trì và hoằng dương giáo pháp.
Một ví dụ cụ thể, theo kết quả đào tạo năm học 2021 – 2022 của Học viện Phật giáo Việt Nam Tp. HCM (HVPGVN Tp. HCM), có 166 quý Thầy Cô tốt nghiệp Thạc sĩ Phật học các khóa thí điểm (2012 – 2017), khóa 1 (2017 – 2019), khóa 2 (2018 – 2020), khóa 3 (2019 – 2021). Dựa trên lược sử HVPGVN Tp. HCM, hiện đã đào tạo thành công 4.720 vị Cử nhân Phật học hệ chính quy, 1.404 vị Cử nhân Phật học, khoa Phật học từ xa.
Thông qua những thống kê nêu trên, đây chính là nguồn lực cộng đồng để Giáo hội Phật giáo Việt Nam ở các địa phương có thể tận dụng để xây dựng đội ngũ kế thừa Phật giáo, nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của quần chúng nhân dân, nhất là các mảng giáo dục (cho Tăng Ni sinh) và hoằng pháp (cho cư sĩ tại gia). Chính việc mang giáo lý Phật giáo với sự nhiệt tâm, tỉnh thức và trí tuệ cho cộng đồng sẽ là sự trợ duyên tốt nhất cho người dân chuyển hóa khổ đau, giải quyết những vấn đề trong cuộc sống, qua đó quần chúng nhân dân tiếp cận Phật giáo và phát tâm trở thành những người cư sĩ tại gia, vâng giữ các điều thiện, tránh xa các điều ác và thường thực tập tu học.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến vai trò của giáo dục Phật giáo. Giáo dục Phật giáo nhằm vào việc đào tạo đội ngũ Tăng Ni đầy đủ giới đức, tuệ giác để kế thừa sự nghiệp truyền đăng tục diệm, kế vãng khai lai, báo Phật ân đức.
Tuy vậy, một thực tế không thể tránh khỏi là sau khi hoàn tất các chương trình đào tạo Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ Phật học và chuyên ngành gần là số lượng quý vị có trình độ Phật học và các ngành gần ngành Phật học lại chưa được tận dụng tối đa vào các công tác chuyên môn như: biên phiên dịch, thuyết giảng, giáo dục, hướng dẫn Phật tử… ở các cấp Giáo hội, cũng như các Ban ngành, trường Phật học, từ đó những vị có nhiệt tâm cống hiến lại không được cống hiến, phụng sự. Ngoài ra, một số chùa thì không có thường tổ chức các hoạt động tu học cho Phật tử, do đó gây lãng phí chất xám.
Chính vì vậy, quý Tôn đức là những bậc tiền bối có thể đặt nền tảng cho Tăng Ni sinh khi còn là người học ở trường Phật học, để tạo điều kiện thuận lợi cho các vị có thể tham gia các cấp tổ chức chuyên môn nhằm đóng góp vào bổ sung vào các mảng còn khuyết nhân sự hoặc chưa có người đáp ứng yêu cầu chuyên môn. Các chùa cũng cần nên xây dựng định hướng hoạt động tu học và vận động, sắp xếp người có năng lực, hoặc người có nhiệt tâm để phát huy tối đa năng lực của chư vị.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm