Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/08/2020, 16:54 PM

Tập đế là nguyên nhân dẫn đến các khổ đau

Chúng ta phải dám nhìn nhận sự thật mới thấy thân tâm này là vô thường tạm bợ nên bớt tham đắm luyến ái mà tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mình và người. Chúng ta hãy thường xuyên quán chiếu như vậy nên thấy rõ mạng sống trong hơi thở là giảm bớt tham muốn quá đáng.

Phật dạy: Tu tập bảy pháp này khiến ma không phá hoại

Tham có nghĩa là tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, làm cái gì cũng muốn đem về cho riêng mình, dù có của dư thà để mục nát chứ không dám đem ra giúp đỡ một ai. Ảnh minh họa.

Tham có nghĩa là tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, làm cái gì cũng muốn đem về cho riêng mình, dù có của dư thà để mục nát chứ không dám đem ra giúp đỡ một ai. Ảnh minh họa.

Cái nguyên nhân chính là dục tức là lòng ham muốn không có giới hạn như biển sâu không đáy. Con người khổ vì ham muốn sống đời không chết nên cố luyện trường sanh bất tử, ham muốn chiếm đoạt, ham muốn khoái lạc về vật chất lẫn tinh thần, ham muốn tình cảm, nói tóm lại con người ham muốn đủ thứ hết dù phải rơi vào vòng tội lỗi. Tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến là những nguyên nhân dẫn đến khổ đau của kiếp người.

Có hai loại muốn mà ai cũng có thể bị nó chi phối là tham muốn và mong muốn. Tham muốn là sao? Là nhất quyết muốn cho bằng được, nếu không được thì bất mãn, tức tối, khó chịu; phiền muộn, giận dỗi phát sinh và tìm cách chiếm đoạt. Do đó, tham muốn càng nhiều thì càng phát sinh các thứ phiền não vì tham muốn mà không được như ý, nếu được thì tham càng thêm tham, nếu tham không được thì sinh ra giận hờn, khó chịu rồi tìm cách trả thù.

Như chúng ta đã biết, ít ai trong cuộc đời này sống không tham muốn. Có sự sống là có tham muốn, nhưng tham muốn nhiều hay ít là tùy theo sở thích của mỗi người mà thôi. Tham có nghĩa là tham lam, ích kỷ, nhỏ mọn, làm cái gì cũng muốn đem về cho riêng mình, dù có của dư thà để mục nát chứ không dám đem ra giúp đỡ một ai. Mong muốn có nghĩa là mong cầu, ước mơ, nếu có cũng được, không có cũng không sao. Tham muốn và mong muốn khác nhau ở chỗ đó, một đàng muốn cho bằng được, nếu không được thì nổi giận, oán hờn, tìm cách trả đũa và quyết tâm chiếm đoạt cho mình nên bất chấp luân thường đạo lý, có khi cũng phải giết người để thỏa mãn lòng tham muốn. Trong cuộc sống này chúng ta có quyền ước mơ, mong muốn chớ đừng nên tham muốn quá đáng mà làm khổ đau cho nhau.

Làm thế nào để giữ chánh niệm lúc lâm chung?

Khi tham muốn được rồi lại muốn nhiều thêm nữa, muốn mà không được thì sinh ra sân hận tìm cách trả thù. Con người khi thiếu thốn quá cho rằng đó là khổ, bởi thiếu thốn nên ta mong muốn có được đầy đủ, nhưng mong muốn mà không được như ý là khổ, được rồi lại mất càng khổ hơn, mọi đau khổ ở đời đều do nguyên nhân chính là dục. Thân xác chúng ta luôn luôn có những nhu cầu cần được thoả mãn như: ăn no, mặc ấm, ngủ nghỉ thoải mái, vui chơi giải trí nhà cao cửa rộng là những điều kiện mà ta cho là hạnh phúc, rồi đến các nhu cầu sinh hoạt khác như hưởng thụ khoái lạc, danh vọng, chức tước và quyền lực.

Vì cuộc sống này như vậy nên chúng ta không thể làm khác được, còn sự sống là còn có tham muốn, nhưng ta phải tham muốn thế nào cho phải lẽ. Ở đây Phật vì lòng từ bi chỉ cho ta biết thân-tâm này không thật ngã để mọi người bớt luyến ái, chấp trước mà làm khổ cho nhau. Thật ra, đã làm người khó có ai muốn ít biết đủ, chỉ một bề mong cầu được nhiều mà không bao giờ nhàm chán. Tham muốn càng nhiều thì tội lỗi càng phát sinh, càng gây ân oán, hận thù cho nhau không có ngày thôi dứt.

Do vô minh mà sinh ra vọng động. Do có vọng động mà sinh ra vọng thức. Do có vọng thức mà sinh ra phân biệt có đủ thứ ta, người, chúng sinh. Do có sự phân biệt ta người, mà sinh ra xúc chạm. Do có sự xúc chạm mà sinh ra cảm thọ. Do có cảm thọ mà sinh ra tham ái, luyến tiếc, và từ đó bám víu, dính mắc vào sự hiện hữu của nó, nên sống chết, khổ não, ưu sầu, buồn lo đủ thứ.

Sân hận có nghĩa là giận hờn. Khi chúng ta giận hờn ai đó mà cứ ghìm mãi trong lòng thì lâu ngày trở nên thù hằn, ghét bỏ, âm ỉ tìm cách trả thù thích đáng, khi có cơ hội là ra tay liền.

Sân hận có nghĩa là giận hờn. Khi chúng ta giận hờn ai đó mà cứ ghìm mãi trong lòng thì lâu ngày trở nên thù hằn, ghét bỏ, âm ỉ tìm cách trả thù thích đáng, khi có cơ hội là ra tay liền.

Chữ sân trong Hán cổ biểu hiện một môi trường sống, như khi con người cảm thấy không hài lòng, vừa ý, bực tức, xung đột, bất bình dẫn đến mâu thuẫn đối kháng, gây hận thù và làm khổ đau cho nhau. Sự tức giận của con người có nhiều cấp độ khác nhau, như nói lời mỉa mai, cay cú, hằn học, mắng chửi, giận dữ, quát tháo, hờn mát, oán thù, đánh đập, chửi bới, hù dọa, triệt tiêu và hủy diệt nhau.

Sân hận là âm Hán Việt, là từ ngữ chỉ chung cho loại phiền não có tính cách bốc lửa. Sân có nghĩa là nóng giận, mỗi khi có sự việc bất bình không được hài lòng, vừa ý là nó bộc phát mạnh ra bên ngoài. Hận có nghĩa là hờn mát âm ỉ sôi sục bên trong, nói cho đủ là giận hờn.

Một khi con người sân hận, cộng với giận hờn mà không đủ khả năng hóa giải, thì lâu ngày trở thành thù ghét, do đó lúc nào cũng muốn tìm cách trả thù hay rửa hận. Giận là lời nói tắt của từ nóng giận, hờn là từ nói tắt của chữ hờn mát, gọp chung lại là giận hờn.

Sân hận có nghĩa là giận hờn. Khi chúng ta giận hờn ai đó mà cứ ghìm mãi trong lòng thì lâu ngày trở nên thù hằn, ghét bỏ, âm ỉ tìm cách trả thù thích đáng, khi có cơ hội là ra tay liền. Giận hờn là một thói quen xấu có tính cách hại người, hại vật, dù nặng hay nhẹ thì chắc chắn cũng làm tổn hại đến những người xung quanh. Không phải ai khi đã thức tỉnh chỉ một lúc là các tập khí, thói quen xấu dứt trừ được hết. Kết quả còn tùy theo sự huân tập tật xấu nhiều hay ít của mỗi người.

Trong khi đó, Phật dạy thân này do bốn chất đất, nước, gió, lửa hòa hợp lại mà thành, nên không có gì là thực thể cố định cả. Cái được gọi là ta, là của ta, nó cũng không thật, ai chấp vào đó thì sinh ra luyến ái, bám víu mà lầm tưởng là thật ta, nên mới chấp ngã rồi từ đó sinh ra chiếm hữu, ai nghĩ và làm như vậy tức là người vô minh nên lúc nào cũng sống trong đau khổ lầm mê.

Ý thức được khổ đau do sự si mê chấp ngã gây ra, mà con người đành lòng nhẫn tâm giết hại lẫn nhau để bảo tồn cái thân vô thường bại hoại này. Chúng ta thử lắng dừng tâm tư một chút, để nhìn thấy rõ cuộc đời là một dòng trôi chảy biến thiên, không dừng hẳn ở một phút giây nào, không đứng mãi một vị trí nào.

Quan niệm cố giữ và chiếm hữu, là nguyên nhân của sự thấy biết sai lầm do sự si mê chấp ngã mà ra. Thân này rồi cũng phải già nua mà chúng ta muốn trẻ mãi không già, thân này bệnh hoạn đau nhức mà chúng ta muốn sống hoài không bệnh, thân này thở ra mà không còn thở vào thì coi như bị ngủm cù đeo mà chúng ta muốn sống hoài không chết. Một sự thật quá rõ ràng mà ít ai nhìn thấy, chúng ta thử quán chiếu cuộc đời này với những cái có hình tướng, coi nó có mãi trường tồn hay không.

Khi chúng ta mưu cầu tìm kiếm hạnh phúc cá nhân, tất nhiên ta phải đụng chạm đến nhiều người khác cũng đang tìm như ta vậy. Sự ham muốn quá đáng làm cho ta mù quáng, do đó chúng ta chỉ muốn hưởng thụ trên sự đau khổ của kẻ khác."Chiến thắng mười vạn quân còn dễ hơn chiến thắng lòng mình, chúng ta tự thắng được mình là chiến công oanh liệt nhất".

Hiểu về Tứ diệu đế để nhận thức chân thật về cuộc đời

Tương lai của chúng ta luôn là sự kết tinh với hiện tại, ngay tại đây và bây giờ ta được bình yên, hạnh phúc thì tương lai cũng sẽ hưởng được nhân quả tốt. Khi rơi vào trạng thái khổ đau quá lớn, ta hay trách móc người thân yêu, để rồi gặm nhấm nỗi đau mà than thân trách phận chứ không tự tìm ra lối thoát. Ta tự chấp nhận mình là kẻ khổ đau nhất trên đời này, chứ không chịu cho ai kéo mình thoát khỏi vực thẳm đen tối ấy.         

Khi còn nhỏ dại và không đủ nhận thức sáng suốt thì em bé dễ hờn dễ khóc, nhưng chỉ cần người khác vỗ về đôi chút là em bé trở lại trạng thái bình thường. Vậy nên ta muốn có ánh sáng bình minh, muốn vượt thoát cơn khổ đau tuyệt vọng thì ta phải làm mới lại chính mình, bằng cách làm chủ bản thân từ thân miệng ý. Cây khô mọc theo triền núi một khi đã sống rồi thì dù có phong ba bão táp cũng không thể làm nghiêng ngã được. Ta cần phải sống lại con người chân thật thuở ban đầu như trẻ thơ hồn nhiên suốt năm tháng khi còn nhỏ.    

Chúng ta phải dám nhìn nhận sự thật mới thấy thân tâm này là vô thường tạm bợ nên bớt tham đắm luyến ái mà tạo ra nỗi khổ niềm đau cho mình và người. Chúng ta hãy thường xuyên quán chiếu như vậy nên thấy rõ mạng sống trong hơi thở là giảm bớt tham muốn quá đáng.

Vậy mà chúng ta cứ cắm đầu lo hết việc này đến việc khác, còn việc làm sao để gạn lọc thân tâm cho được trong sáng, tốt đẹp bớt tham sân si thì ta ít quan tâm tới. Phần nhiều Phật tử đi chùa học Phật, chỉ muốn tu để đời sau được sung sướng hơn, đẹp đẽ hơn, nhiều của cải vật chất hơn, chớ không muốn được giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Nhân quả báo ứng theo ta như bóng với hình, nổi khổ niềm đau sẽ theo ta từ đời này cho đến kiếp khác không có ngày thôi dứt, chính vì sự sống của mình mà chúng ta phải giết hại các loài vật.

Người tin theo truyền thống có ông trời tạo ra, cuộc đời của ta do trời sắp đặt, mọi sự thăng trầm nên hư thành bại đều do trời quyết định, con người không có khả năng và quyền lực gì cả, cuối cùng chấp nhận số phận đã an bài.

Học thuyết này chỉ phù hợp khi con người còn ăn lông ở lỗ, chưa có  kiến thức nhận định đúng sai nên mới tin rằng có một đấng sáng tạo và con người bị điều hành, sai sử bởi đấng này. Ai tôn thờ và nương theo đấng quyền năng ấy thì có được cuộc sống tốt đẹp, hạnh phúc, còn ai không theo sẽ bị đọa đày, đau khổ. Con người chỉ có con đường duy nhất, theo thì nên, không theo thì hư. Vậy học thuyết đó có đúng hay không?

Quan niệm về thân kiến này sẽ trường tồn mãi mãi và chỉ có hai con đường để ta chọn lựa, một là lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao, hai là xuống địa ngục chịu khổ đau lâu dài. Ảnh minh họa.

Quan niệm về thân kiến này sẽ trường tồn mãi mãi và chỉ có hai con đường để ta chọn lựa, một là lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao, hai là xuống địa ngục chịu khổ đau lâu dài. Ảnh minh họa.

Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học, con người dễ nhận ra nguyên lý sống của vũ trụ, tất cả mọi hiện tượng sự vật đều do nhiều yếu tố hợp lại mà thành, không có gì là do một nhân mà có thể tồn tại trên thế gian này. Thời xa xưa, những hiện tượng như mưa gió bão bùng, sấm sét long trời lở đất, người ta cho rằng, đó là do thần linh hay thượng đế muốn răn dạy con người bớt làm các việc xấu ác. Nếu có ai chẳng may là nạn nhân của các hiện tượng này thì họ phương tiện nói rằng, có đấng  quyền năng tối cao trừng phạt người làm việc xấu ác. Từ đó, lâu ngày thành ra phong tục, tập quán, rồi người ta cứ chấp chặt vào đó mà lung lạc lòng người, họ quên đi những điều rất thực tiễn gieo nhân nào thì được quả nấy.

Thường thì con người thế gian lấy bản ngã làm tâm điểm, nhân danh đấng thần linh thượng đế, để tạo ra sự bất công và muốn chiếm hữu, nên đã gây ra nhiều tội lỗi cho muôn loài vật. Tất cả những điều này là do cái thấy biết sai lầm của một số người thế gian, họ lạm dụng sự thiếu hiểu biết của nhân sinh mà áp đặt số mệnh, để con người phải chấp nhận phục tùng một cách mù quáng như một tín đồ, mà không có quyền góp ý xây dựng trên tinh thần yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ, sẻ chia, để cùng nhau sống với trái tim hiểu biết.

Từ cái thấy thân kiến là cái thấy sai lầm về thân, tức chấp vào sự hiện hữu của cơ thể con người là tôi, là của tôi, nên từ đó bắt đầu chiếm hữu. Ai đụng đến cái tôi này thì có sự phản kháng mãnh liệt, do đó dấy khởi phiền não tham sân si, mà dẫn đến tranh đấu giành phần thắng lợi về cho riêng mình để loại trừ lẫn nhau.

Quan niệm về thân kiến này sẽ trường tồn mãi mãi và chỉ có hai con đường để ta chọn lựa, một là lên thiên đàng hưởng phước báo tối cao, hai là xuống địa ngục chịu khổ đau lâu dài. Đó là cái thấy sai lầm do không có sự thể nghiệm thực tế, không có sự trải nghiệm bản thân, mà làm cho con người mất hết quyền làm chủ chính mình trong cuộc sống hiện tại.

Biên kiến là cái thấy một bên, nghĩa là có một linh hồn bất tử sống đời không thay đổi, tức là thường còn mãi mãi và quan niệm chết là hết, tức là không còn gì nữa, chỉ có một đời sống hiện tại mà thôi. Linh hồn bất tử là cái hồn sáng không bao giờ mất, nói như vậy có phù hợp với chân lý hay không?

Trên đời này có hai hạng người. Một hạng cho rằng, sau khi chết là hết, chỉ có một đời sống hiện tại, làm ác hay làm thiện gì cũng đều chung một số phận như thế. Đến khi nhắm mắt xuôi tay, từ giã cõi đời, thân thể trở về cát bụi và sự thấy nghe hay biết cũng không còn gì nữa, coi như hoàn toàn mất hẳn.

Hạng người thứ hai cho rằng có một linh hồn bất tử. Sau khi chết, thân thể tan rã, bại hoại, nhưng linh hồn vẫn còn mãi theo thời gian, nên người chết sinh người, trời chết sinh trời, thú vật chết sinh thú vật, trước sau như một không thể đổi thay. Vậy chết là hết hay sao? Làm gì có chuyện đó được! Nếu không hết thì làm sao mất hẳn? Chết không phải là hết, mà chỉ là thay hình, đổi dạng, để có một đời sống mới tiếp theo, tùy sự gieo tạo nghiệp nhân tốt hay xấu ngay nơi hiện tại mà cho ra kết quả ở tương lai. Nghiệp lực tuy không có hình tướng cụ thể, không ai có thể trông thấy được, nhưng nó có sức mạnh chi phối, cuốn hút, hấp dẫn lạ thường. Cũng như gió, tuy không thấy hình tướng ra sao mà nó có thể làm nên phong ba bão táp, cuốn trôi tất cả khi đủ nhân duyên. Nghiệp lực cũng lại như thế.

Có niềm tin ở Đức Phật là đã gieo được quả ngọt

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa

Kiến thức 13:29 02/11/2024

Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.

Nói về Tứ niệm xứ

Kiến thức 10:40 02/11/2024

Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.

Xem thêm