Tây Du Ký: Lý do Trư Bát Giới không thể thành Phật
Trong Tây Du Ký, Tôn Ngộ Không từng đại náo thiên cung, hạ đao sát giới gây nhiều biến cố, bị chôn 500 năm dưới đá Ngũ Hành mà vẫn trở thành Phật còn Trư Bát Giới lại không thể thành Phật, vậy lí do là gì?
>>Những triết lý rút ra từ Tây Du Ký
Trư Bát Giới là nhân vật điển hình cho dục vọng
Ngô Thừa Ân khi sáng tạo ra 5 học trò của Đường Tam Tạng đã khéo léo lồng vào đó hình ảnh tâm thức một con người. 5 thầy trò tượng trưng cho 5 thuộc tính của tâm hồn: Đường Tăng tiêu biểu cho vị tha, nhân ái; Ngộ Không đại diện cho sức mạnh, trí tuệ; Sa Tăng thể hiện tính nhẫn nại; Tiểu Bạch Long cần cù; còn Trư Bát Giới điển hình cho dục vọng. 8 dục vọng mà Bát Giới đã hành bao gồm:
1. Tham ăn
Bởi vì tham ăn nên trên đường đi lấy kinh, Bát Giới đã gặp rất nhiều phiền toái, vô cùng nguy hiểm. Nếu không có sự ngăn cản, trợ giúp của Tôn Ngộ Không thì Trư Bát Giới sớm đã trở thành “món ngon” trong miệng bầy yêu quái.
Trong đoạn Trư Bát Giới ăn dưa hấu, tính tham ăn của Trư Bát Giới biểu hiện rõ nhất. Sau này, Trư Bát Giới từng bước từng bước từ bỏ tật xấu này.
2. Háo sắc
Khi bắt đầu bước trên hành trình đến Tây Thiên lấy kinh, Trư Bát Giới hễ nhìn thấy mỹ nữ là lập tức mọi người “tìm không ra” nữa, không còn phân biệt được người hay yêu quái nên đã nhiều lần bị nguy hiểm. Về sau này, nhờ sự dạy bảo của Đường Tăng, sự trêu đùa có thiện ý của Tôn Ngộ Không và Sa Tăng, tính háo sắc này của Trư Bát Giới mới được giảm bớt đi.
3. Tham của
Trên đường đi lấy kinh, mỗi khi gặp yêu quái ngăn trở, ngay cả Tôn Ngộ Không cũng không có kế thì Trư Bát Giới luôn áng chừng phần của cải của mình trong đoàn và nhớ kỹ rồi sau đó chạy lấy người. Dưới sự ra sức “mắng nhiếc” của Tôn Ngộ Không và lời khiển trách của Sa Tăng thì ý niệm phân chia tài sản trong đầu Trư Bát Giới mới dần dần mất đi.
4. Ghen ghét, đố kỵ người tài
Trư Bát Giới luôn là người châm ngòi ly gián, ngấm ngầm đả kích Tôn Ngộ Không. Sư phụ Đường Tăng trong lòng ít nhiều cũng hiểu rõ, Ngộ Không và Ngộ Tĩnh nhiều lần tố giác, khiển trách đúng lúc mới khiến cho “âm mưu” của Trư Bát Giới lần lượt thất bại. Dần dần, Trư Bát Giới đã vượt qua được khuyết điểm “lợi cho địch, hại cho bản thân” này, khiến cho bản thân mình hoàn toàn dung nhập, hỗ trợ sư huynh, sư đệ hoàn thành sư mệnh.
5. Giả dối, lừa gạt
Trư Bát Giới đã có rất nhiều lần làm chuyện lừa gạt, dối trá. Đứng trước hành vi không tốt này, Ngộ Không đã nhiều lần sử dụng phép biến hóa của mình để kịp thời vạch trần và uốn nắn cho Trư Bát Giới. Điều này dần dần giúp Trư Bát Giới vứt bỏ “giả” mà theo “thật”, không bao giờ làm giả nữa.
6. Nhàn hạ
Khi Tôn Ngộ Không bị đuổi đi, Trư Bát Giới vì tham ngủ nên đã làm hại Đường Tăng bị yêu quái bắt vào huyệt động. Không những thế, nhiều lần trên đường đi xin đồ ăn, Trư Bát Giới lại trốn ở trong rừng cây mà ngủ ngon. Mỗi lần bắt gặp Bát Giới lười biếng, Ngộ Không lại biến thành những con côn trùng nhỏ để trêu cợt và cảnh giới. Hoặc là Ngộ Không sẽ tự mình làm trước, giúp Trư Bát Giới nhìn thấy mà làm theo. Cứ như vậy, khiến cho Trư Bát Giới xấu hổ, không dám lười biếng nữa.
7. Sợ khổ, sợ khó
Trên đường đi lấy kinh, núi cao, nước sâu lại có vô vàn khổ nạn giữa đường. Mỗi khi gặp khó khăn, khổ nạn, Trư Bát Giới lại dễ dàng đòi rút lui, nửa đường bỏ cuộc. Những lúc ấy, Đường Tăng, Ngộ Không và Sa Tăng đều khai thông, khuyến khích, khích lệ Trư Bát Giới, tăng cường tín tâm. Cuối cùng, Trư Bát Giới cũng cam tâm tình nguyện hết lòng cho sứ mệnh của mình và hoàn toàn thoát ra khỏi loại tình cảm sợ hãi ấy.
8. Tham công lao
Trư Bát Giới có công phu không cao, mỗi lần gặp yêu quái thì thực sự rất ít khi giao chiến mà thường thường là chạy trốn, nhiều nhất cũng là “vừa đánh vừa lui”. Nhưng Trư Bát Giới lại có tính tham công lao, luôn lấy công lao của người khác ghi tạc thành công lao của bản thân, hướng đến Sư phụ tranh công. Nhờ sự kiên nhẫn giúp đỡ của Đường Tăng và sư huynh, sư đệ mà cuối cùng Trư Bát Giới cũng vượt qua được khuyết điểm này.
Tóm lại, những dục vọng của Bát Giới đôi khi làm thầy trò Đường Tăng khốn khổ. Ở đây ta thấy được một phép ẩn dụ đầy thâm ý: sức mạnh và trí tuệ khi quá thịnh dễ dẫn đến kiêu ngạo, chỉ có lòng khoan dung, nhân ái mới kìm chế lại được và để biết khi nào kìm chế lại thì phải cần một chút dục vọng mách bảo. Dục vọng của Bát Giới mách bảo lòng khoan dung, nhân ái ở Ngộ Không và những huynh đệ khác.
Lý do Trư Bát Giới không thể thành Phật
Trong số các đồ đệ của Đường Tăng, Trư Bát Giới hẳn là đồ đệ đặc biệt nhất của Đường Tăng. Khác với nhị sư huynh Sa Tăng bị lừa vào đội ngũ đi lấy kinh, khác với số phận éo le của Tôn Ngộ Không hay thậm chí là Bạch Long Mã, trước khi đi thỉnh kinh, Trư Bát Giới đã từng trải qua một cuộc sống vô cùng hạnh phúc.
Để thuyết phục Trư Bát Giới lên đường đi thỉnh kinh, Quan Âm đã khuyên Bát Giới muốn có được tiền đồ vô lượng, đắc đạo thành tiên, thành Phật thì hãy đi theo Đường Tăng. Nhưng lão Trư vẫn từ chối vì cho rằng đi thỉnh kinh cực khổ, sợ bị đói, sợ phải tuân theo hàng loạt quy tắc nhà Phật.
Không có gì ngạc nhiên bởi lúc đầu Trư Bát Giới không hề để tâm đến lời khuyên đi theo Đường Tăng của Bồ Tát. Bát Giới đang có cuộc sống không lo ăn mặc, hạnh phúc và thoải mái không cần thiết phải trở thành người hộ tống Đường Tăng, bước vào cuộc hành trình gian lao, đầy nguy hiểm và thử thách phía trước.
Nhưng đến cuối cùng, tại sao vị đồ đệ thứ hai của Đường Tam Tạng lại nghe theo lời Quan Âm lên đường đi thỉnh kinh?
Ai cũng biết nhân vật Bát Giới chính là người không có lợi cho bản thân tuyệt sẽ không làm. Quan Âm đã nắm lấy điểm này và khiến Bát Giới cam tâm tình nguyện lên đường và trở thành nhị đồ đệ của Đường Tam Tạng.
Bồ Tát thuyết phục Bát Giới rằng nếu đi theo thỉnh kinh, đi theo con đường chính nghĩa, hướng thiện thì Trư Bát Giới sẽ có được cơ thể và ngoại hình như mình hằng mong muốn mà không phải cơ thể nửa người nửa heo như hiện tại. Hơn thế nữa, Bát Giới sẽ đi được nhiều nơi, nếm được nhiều món ngon của nhân gian.
Quan Âm Bồ Tát đã dùng thức ăn để “dụ” Bát Giới tham gia vào nhóm đệ tử đi Tây Thiên cùng Đường Tăng, và nhiều khán giả cho rằng điều này giống như một "cú lừa" với Thiên Bồng Nguyên Soái. Tại sao lại như vậy?
Đầu tiên, khi lên đường cùng Đường Tam Tạng - một tăng ni nhà Phật ăn chay thì khái niệm “ăn no” của Bát Giới khó mà thực hiện được. Bát Giới thường hay phải vơ vét đồ ăn thừa của mọi người để đảm bảo mình được no bụng.
Thứ hai, mặc dù những đóng góp của Bát Giới trong cả cuộc hành trình đi lấy kinh không tốt như Ngộ Không nhưng “không có công lao cũng có khổ lao”. Anh ta đi lấy kinh là vì ăn, thế nhưng ai mà biết đãi ngộ còn không bằng thuộc hạ của yêu quái. Như vậy thật khiến cho Bát Giới chuyên phải ăn “cơm thừa canh cặn” không hề phục.
Cuối cùng, đây cũng là điều “đau khổ” nhất đối với nhị đồ đệ của Đường Tăng, Trư Bát Giới vượt qua biết bao thử thách và khổ cực đi lấy kinh vì miếng ăn ngon thì sau khi đến Linh Sơn khẩu vị ăn uống lại giảm đi đáng kể.
Lý giải về việc tại sao sau khi lấy kinh thành công, Quan Âm lại không đồng ý thực hiện những điều đã nói với Bát Giới lúc ở núi Phúc Linh. Đáp án, thực ra rất đơn giản.
Thứ nhất, Bát Giới bị đầy xuống hạ giới với một hình hài kì quái, xấu xí nửa người nửa lợn vì bản tính háo sắc trêu ghẹo Hằng Nga.
Thứ hai, trên đường đi Tây Thiên thỉnh kinh quá nhiều lần Bát Giới gặp khó khăn mà muốn quay trở về bỏ mặc sư phụ và các sư huynh sư đệ của mình. Hai điều này đều không thoát khỏi bàn tay của Phật Tổ Như Lai và Quan Thế Âm Bồ Tát nên anh ta không thể được độ thành Phật.
Thêm vào đó, trong show truyền hình Vương bài đối vương bài phát sóng trong dịp đầu năm 2018, “Trư Bát Giới” Mã Đức Hoa đã lý giải rằng bốn thầy trò Đường Tăng là biểu tượng cho nhân sinh.
Đường Tăng là đại diện tinh thần tích cực, Tôn Ngộ Không là đại biểu sức mạnh, Sa Tăng là sự chân thành kiên nhẫn. Trong khi đó, Trư Bát Giới là đại diện của dục vọng và lòng tham của con người.
“Dục vọng của con người mãi mãi không thể thay đổi. Con người chỉ có thể cố gắng nỗ lực để lấn át dục vọng phần nào. Trong cuộc sống, tôi luôn nghĩ phải bỏ bớt những sân si, đố kỵ để sống tốt”, Mã Đức Hoa chia sẻ.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm