Thứ tư, 14/07/2021, 16:26 PM

Thân trung ấm và tuổi thọ của thân trung ấm

Thân trung ấm, tức “Linh Hồn” theo lối dân gian thường gọi. Tổng quan về Thân trung ấm thì: Chúng sanh sau khi mạng chung (chết), đã bỏ thân tiền hữu, chưa thọ thân hậu hữu thì ở vào giai đoạn cảm thân Trung hữu. Thân Trung hữu này do năm ấm vi tế kết hợp, nên cũng gọi là thân trung ấm.

Trong đây, trừ những chúng sanh tạo nghiệp cực thiện thuộc cõi trời Vô sắc. Hoặc nghiệp cực ác thuộc nẻo Địa Ngục A tỳ. Thì liền hóa sanh ngay những nơi đó, mà không trải qua Thân trung ấm.

Thân trung ấm là gì?

Thân trung ấm (tiếng Phạn: Antarābhava – Bardo) hay thân trung hữu là một thuật ngữ nói về trạng thái trung gian hoặc khoảng không gian mà chúng ta sẽ trải nghiệm giữa cái chết và lần tái sinh tiếp theo. Đó là khoảng thời gian chuyển trạng thái khi mà tâm và thân đã tách rời độc lập, không còn liên kết với nhau nữa.

Ấm hay uẩn tức là chỉ ngũ ấm hay ngũ uẩn, là năm yếu tố sắc thọ tưởng hành thức, tổ hợp nên chúng sinh trong tam giới. Chúng ta có thể hiểu nôm na là sự sống sau khi chết, trước khi thần thức của con người đi tái sinh vào nơi mà mình có thể khế hiệp với nghiệp của mình trong sáu cõi.

Thân trung ấm nếu có phước báo thì lấy hương thơm làm thức ăn để bồi dưỡng, còn thân trung ấm không có phước báo thì lấy mùi xú uế làm thức ăn.

Thân trung ấm không có xác thịt mà chỉ lấy tư tưởng làm thân. Thân trung ấm đều có thần thông, nó có thể trông thấy những gì mà mắt thường của chúng ta không nhìn thấy được.

Những hình ảnh xuất hiện ở giai đoạn trung ấm

Trung ấm chỉ trụ được bảy ngày đêm.

Trung ấm chỉ trụ được bảy ngày đêm.

Tuổi thọ của Thân trung ấm

Trung ấm chỉ trụ được bảy ngày đêm. Nếu trong thời hạn ấy không tìm được chỗ thác sanh, thì chết rồi sống lại. Nhưng đại khái trong vòng 49 ngày là được thọ sanh. Trung ấm khi chết, hoặc sanh trở lại như thân trước. Hoặc do nghiệp lành dữ chuyển biến, đổi lại thành thân của các loại khác.

Thân trung ấm cũng có tên là Hương hành, vì đi tìm mùi, dùng mùi mà tự nuôi sống. Lại Trung ấm, khi sắp diệt để thọ thân hậu hữu, tùy theo nghiệp đã tạo, thấy nhiều tướng khác nhau: Bấy giờ tâm thức mơ màng dường như ở trong mộng.

Những kẻ tạo nghiệp sát, hay giết heo, dê, gà, vịt, tôm, cá, thì lúc ấy thấy những loài đó. Lại thấy có người đang làm thịt, tùy theo túc nghiệp tự nhiên sanh ra ưa thích muốn đi đến xem. Khi đến nơi liền bị cảnh sắc làm trở ngại không thể thoát ly, liền diệt mà nhập thai. Lúc sắp diệt, Trung ấm thấy nhiều màu sắc sanh diệt liên tục. Như người sắp chết thấy những hình tướng tạp loạn, mắt chăm chú nhìn, tay chỉ chỗ nầy, chỗ khác.

Quan niệm sai lầm về thân trung ấm

Ánh sáng màu sắc thấy ở giai đoạn trung ấm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm