Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 21/05/2023, 09:00 AM

Thập Bát Giới (Phần 1)

Thập bát giới gồm có sáu nội giới tức Lục căn, sáu ngoại giới tức Lục trần và sáu trung giới tức Lục thức.

Thập Bát Giới diễn nôm là Mười tám cõi, Mười tám khu vực đóng khung tầm nhìn của con Người. Tiếng ghép đôi thông dụng như giới hạn, biên giới, báo giới... Trong Phật học hay dùng tiếng ghép đôi như cảnh giới, pháp giới, nhân giới, ma giới, Phật giới...Đây là nhãn quan tổng quát của người thiện học khi nhận định về cuộc sống con Người trong môi trường xã hội và môi trường thiên nhiên, tương đương như tầm nhìn vừa là Nhân sinh quan vừa là Vũ trụ quan.

Đây cũng là Đối trị môn có hiệu năng diệu ứng triệt phá Chấp Ngã khi hành giả thâm quán nhận ra Thập bát giới giai Không, nghĩa là cả mười tám cõi đều là Không. Chưa đạt tới nhận thức này thì chưa Chứng Ngộ được Đạo pháp viên dung.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

1. Tổng quát 

Thập bát giới gồm có sáu nội giới tức Lục căn, sáu ngoại giới tức Lục trần và sáu trung giới tức Lục thức.

Lục căn: Tiếng đơn Căn nghĩa là rễ, nguồn gốc phát sinh ra năng lực như căn bản, căn nguyên... Trong Phật học thường dùng tiếng ghép đôi như thiện căn, nghiệp căn, ngũ căn (tín căn, tinh tấn căn, niệm căn, định căn và tuệ căn)...Ngũ căn là nguồn gốc phát sinh ra ngũ lực (tín lực, tinh tấn lực, niệm lực, định lực và tuệ lực)... Lục căn trong Thập bát giới là sáu nội giới đóng vai chủ thể Năng hành gồm có Nhãn căn, Nhĩ căn, Tỷ căn, Thiệt căn, Thân căn và Ý căn. Nói nôm na, đây là sáu bộ phận trong cơ thể con Người đóng vai trò nhận biết sự vật ở ngoại cảnh: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thể xác và bộ óc. Lục căn còn gọi là lục nhập diễn ý là chỗ cho Lục trần nhập vào, là nơi tiếp nhận Lục trần.

Lục trần: Tiếng đơn Trần nghĩa là bụi, vật rất nhỏ, tầm thường như hồng trần, trần ai, trần gian... Trong Phật học thường dùng tiếng ghép đôi như vị trần, trần sa, trần cảnh, trần duyên... Lục trần trong Thập bát giới là sáu ngoại giới ở ngoài cơ thể con Người đóng vai Đối thể Sở hành gồm có Sắc trần, Thanh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần và Pháp trần.

Có Chủ thể thì phải có Đối thể, có Năng hành thì phải có Sở hành, thường nói ngắn gọn là Năng và Sở, nếu thiếu một thì sự vật không hiện hành, việc làm không xẩy ra. Vì lý do tương hội tương nhập này, một danh xưng gọi chung tập hợp Lục căn với Lục trần là Thập nhị xứ, nôm na là Mười hai vùng. Ban đầu gọi là Thập nhị nhập, sau đến đời nhà Đường bên Trung quốc Trần Huyền Trang (602–644) mới gọi là Thập nhị xứ.

Lục thức: Tiếng đơn Thức nghĩa là nhận biết như nhận thức, kiến thức, thức giả... Trong Phật học thường dùng tiếng ghép đôi như thức tâm, thức thực (coi sự hiểu biết là món ăn để nuôi sống con người), thức uẩn (biết phân biệt Tâm với Cảnh)... Căn tiếp xúc với Trần, hội nhập vào nhau sinh ra Thức. Vì lý do này Lục thức có tên gọi là trung giới nghĩa là ở giữa nửa bên trong nửa bên ngoài cơ thể con Người. Lục thức gồm có Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thần thức và Ý thức. Nói nôm na là Thị giác, Thính giác. Khứu giác, Vị giác, Xúc giác và Tri giác.

Tổng quan trong giáo lý đạo Phật chỉ gồm có Thập bát giới, ngoại giới chỉ gồm có Lục trần. Vật gì, sự kiện gì vô lý, không hề có, không hề xảy ra thường gọi là Thập cửu giới, Đệ thất trần cũng như Lông rùa, sừng thỏ, chữ Hán là Quy mao, thỏ giác.

Một sự việc đơn giản dẫn giải Thập bát giới: Một người trông thấy bông hoa thơm bị gió lay làm rụng cánh xuống đất. Phân tách sự việc như sau:

Mắt có ấn tượng về hình dáng và mầu sắc bông hoa: Người nhìn thấy bông hoa. Mắt là nhãn căn, hình dáng và mầu sác bông hoa là Sắc trần, sự nhìn thấy bông hoa là nhãn thức.

Mũi có ấn tượng về hương thơm bông hoa: Người ngửi thấy hương thơm. Mũi là tỷ căn, hương thơm bông hoa là hương trần, khả năng ngửi thấy hương thơm bông hoa là tỷ thức.

Gió lay làm rụng cánh hoa xuống đất có ấn tượng một sự việc xảy ra. Nhận biết gió làm rụng cánh hoa là ý căn. Sự cánh hoa rụng xuống đất là pháp trần. Khả năng có khái niệm gió làm nguyên nhân làm cho cánh hoa rụng cánh xuống đất là ý thức.

Sự phân tách một sự việc là căn, trần và thức là Duy Thức luận nhằm mục đích làm sáng tỏ mọi việc ở thế gian do con Người quán chiếu nhận thấy bằng cách phân biệt, tách rời ra làm ba căn, trần và thức. Thực thể thì không phải là ba thứ rời tách nhau vì sự liên hợp viên dung Ba là Một, Một là Ba: Có Trần mới sanh Căn, có Căn Trần hợp nhau mới sanh Thức.

(còn tiếp).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Ý nghĩa Đại lễ Tam hợp Vesak, tưởng niệm đức Phật đản sinh, Thành đạo và Nhập Niết bàn

Nghiên cứu 12:00 11/05/2024

Ngày Đại lễ Tam Hợp Vesak mang những ý nghĩa rất sâu sắc, rộng lớn, biểu trưng cho các nguyên lý của Phật giáo, mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh. Cuộc đời của đức Phật và sự hình thành Phật giáo được công nhận là sự kiện quan trọng, mang lại một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại.

Tìm hiểu về khả tính thành Phật của nữ nhân

Nghiên cứu 15:00 07/05/2024

Chính từ sự kiện 'nữ nhân khả tính' một phần nhấn mạnh tầm quan trọng của bức thông điệp 'Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành', duy nhất, tuyệt vời chỉ có ở giáo Pháp của đức Phật, cũng là lời khẳng định về tính thống nhất toàn bộ tư tưởng Phật giáo.

Niềm tin và sự khủng hoảng của niềm tin trong lĩnh vực Phật giáo

Nghiên cứu 15:10 02/05/2024

Mục đích bài viết nhằm phân tích để thấy rõ niềm tin của con người và sự khủng hoảng về niềm tin Phật giáo hiện nay, để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và những giải pháp tốt hơn trong tương lai.

Mẫu hình người cư sĩ lý tưởng

Nghiên cứu 15:55 17/04/2024

Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.

Xem thêm