Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/09/2023, 09:00 AM

Thấy có cha, có mẹ là chánh kiến

Người học Phật đều biết chánh kiến là thấy biết chân chánh, như thật về Bốn sự thật, Nhân quả, Duyên khởi v.v… , ngược lại được gọi là tà kiến. Pháp thoại này, Đức Phật nói cụ thể hơn về những phương diện của chánh kiến, đặc biệt là thấy “có cha, có mẹ”.

"Một thời Đức Phật du hóa tại nước Câu-lâu-sấu, ở Kiếm-ma-sắt-đàm, đô ấp Câu-lâu. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:

- Có một con đường khiến chúng sanh được thanh tịnh, xả bỏ ưu sầu, than khóc, dứt hết buồn khổ ảo não, chứng được như pháp. Đó là Thánh chánh định, có tập, có trợ và cũng có cụ, bao gồm bảy chi….

- Trong các chi ấy, chánh kiến đứng ngay hàng đầu. Nếu thấy rõ tà kiến là tà kiến thì đó gọi là chánh kiến. Nếu thấy rõ chánh kiến là chánh kiến thì đó cũng gọi là chánh kiến.

- Thế nào là tà kiến? Đó là cho rằng không có bố thí, không có trai tự (cúng dường), không có chú thuyết (tế lễ), không có thiện, ác nghiệp, không có quả báo của thiện, ác nghiệp, không có đời này đời sau, không có cha, không có mẹ, không có bậc Chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cõi này, khéo hướng đến cõi kia, tự tri, tự giác, trong đời này hay đời sau mà tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là tà kiến.

- Thế nào gọi là chánh kiến? Đó là thấy rằng có bố thí, có trai tự, có chú thuyết, có thiện, ác nghiệp, có quả báo của thiện, ác nghiệp, có đời này đời sau, có cha có mẹ, có bậc Chân nhân ở trên đời đi đến thiện xứ, khéo ra khỏi cõi này, khéo hướng đến cõi kia, trong đời này hay đời sau tự tri, tự giác, tự tác chứng, thành tựu an trụ. Như vậy gọi là chánh kiến".

(Kinh Trung A-hàm, phẩm Song, kinh Thánh đạo, số 189 [trích])

01

Lời bàn: 

Người học Phật đều biết chánh kiến là thấy biết chân chánh, như thật về Bốn sự thật, Nhân quả, Duyên khởi v.v… , ngược lại được gọi là tà kiến. Pháp thoại này, Đức Phật nói cụ thể hơn về những phương diện của chánh kiến, đặc biệt là thấy “có cha, có mẹ”.

Thoạt nhìn, chánh kiến này có vẻ đơn giản, ai mà không thấy biết về cha mẹ của mình? Thực tế thì lại khác, khá nhiều người dù biết rõ “có cha, có mẹ” nhưng vẫn tự huyễn tin rằng con người do thần thánh tạo ra. Cha mẹ sinh ra ta là sự thật chắc chắn mười mươi, kiểm chứng được mà không tin, trong khi chuyện sáng tạo vốn mông lung, mờ mịt thì lại tin, tà kiến chính là đây.

Có người xem sự hiện hữu của mình chính là hậu quả đam mê dục lạc của cha và mẹ; không có gì thiêng liêng ở đây và cũng chẳng cần phải thực hành bổn phận hay trách nhiệm gì với họ cả. Bấy giờ cha mẹ có cũng như không, chữ hiếu trở nên thừa thãi. Mọi tội lỗi bất hiếu, xúc phạm mẹ cha đều bắt nguồn từ cái thấy sai lạc, tà kiến “không có cha, không có mẹ” này.

Thế nên, thấy “có cha, có mẹ” để biết cội nguồn, niệm ân đức dày công nuôi dưỡng. Người con hiếu mong được báo đền ân đức mẹ cha dù biết rằng chẳng bao giờ đủ. Vậy nên, những ai chủ trương vứt bát hương, bỏ thờ tự, dẹp giỗ quảy… là theo tà kiến chối bỏ cội nguồn, quay lưng với tổ tiên.

Hãy tỉnh thức để sớm nhận ra những nhận thức, quan điểm “không có cha, không có mẹ” là tà kiến, là bất hiếu để quay về làm người con hiếu thảo. Hiếu thảo là một trong những nhân cách đạo đức căn bản của con người. Ai cũng có lòng hiếu thảo, chỉ vì tà kiến ngăn che, hiểu biết sai lạc mới thành ra vô ơn, bất hiếu. Vậy nên, để cho hoa hiếu hạnh tỏa ngát yêu thương thì cần thêm ánh sáng trí tuệ, phá bỏ tà kiến si mê, nhất là cái thấy sai lầm “không có cha mẹ”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Ai làm ta đau khổ?

Lời Phật dạy 10:48 12/11/2024

Đi tìm một lý do là tài năng của bản ngã.

Oán gia không muốn kẻ thù được khen ngợi

Lời Phật dạy 17:40 11/11/2024

Người có tâm oán thù thì không mong kẻ thù có danh tiếng, được khen ngợi. Ngược lại, họ còn cầu cho kẻ thù luôn bị tiếng xấu, thậm chí thân bại danh liệt. Âu đó cũng là chuyện thường của thế gian.

Những phương pháp sống khỏe theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 07:56 11/11/2024

Đức Phật luôn khuyến khích con người sống một lối sống lành mạnh, bằng cách thay đổi tư duy về ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc để có một thân thể quân bình cả thân lẫn tâm.

Khởi lên ý niệm cai trị, quản lý liền rơi vào lưới ma

Lời Phật dạy 19:00 07/11/2024

Pháp thoại này cho thấy Thế Tôn đã từng nghĩ đến việc thiết lập một xã hội đức trị lý tưởng trong đó có cai trị mà “không giết hại, không để người giết hại; không chinh phục, không khiến người chinh phục; không sầu muộn, không khiến người sầu muộn”. Đây là một ý tưởng tuyệt vời, tâm nguyện vì chúng sanh cao cả.

Xem thêm