Thấy nghiêng nên nói lệch, Phật tử rất băn khoăn khi nghe Pháp
Tôi nghe pháp và rất băn khoăn vì có một vị thầy (xin giấu tên) giảng rằng: Người thân chúng ta không thể thọ hưởng được những phước báo thiện lành mà chúng ta đã tu tạo và hồi hướng cho họ. Vì ai làm thì người đó hưởng, có làm mới có hưởng, đó là luật nhân quả.
Hỏi:
Người kia không làm (không gieo nhân) mà mình hồi hướng cho họ thì họ làm sao hưởng được (nhận quả)? Cũng như chúng ta không thể chỉ ly nước và nói với người khác rằng: Tôi hồi hướng ly nước này cho anh thì người kia hết khát được, mà người kia phải uống ly nước thì mới hết khát”. Tôi nghĩ: Nói như vậy thì không có cộng nghiệp sao?
Tôi cũng nghe nói câu: Người tu thành đạo thì cha mẹ được siêu thăng? Nếu hồi hướng không có giá trị gì thì vì sao rất nhiều kinh điển nói về hồi hướng? Mỗi lần tụng kinh xong chúng ta đều hồi hướng?
Đáp:
Kinh Kalama, Đức Phật dạy “chớ vội tin” bất cứ ai nói về bất kỳ điều gì, hãy suy xét kỹ rồi mới tin. Nói chính xác là tin khi đã hiểu, tin đi liền với tuệ. Bạn nghe pháp cũng vậy, nghe rồi phải tư duy suy xét thấu đáo, không nên nhắm mắt tin càn dù người thuyết giảng là bất cứ ai. Nói về nhân quả mà hạn cuộc nơi “nhân nào quả đó” thì chỉ đúng với dạng thức nhân quả đơn tuyến (nhân-quả) của ngoại đạo, trong khi nhân quả Phật giáo vốn dĩ đa tuyến, tương tác đa chiều, xuyên suốt ba thời quá khứ-hiện tại-vị lai (nhân-duyên-quả).
Vì chỉ hiểu đơn tuyến “nhân nào quả đó” nên mới khái quát về nhân quả là “có làm thì có hưởng, không làm thì không hưởng”. Trong khi thực tế mối quan hệ giữa “làm và hưởng” vốn biến hóa phức tạp. Có khá nhiều trường hợp ngược lại “có làm mà không hưởng, không làm mà có hưởng” thì sao?
Cụ thể, người lương thiện chí thú làm ăn mà vẫn nghèo khổ, người không lương thiện làm ăn phi pháp lại giàu sang. Nhân quả đơn tuyến không giải thích được vấn đề này. Chỉ có nhân-duyên-quả Phật giáo với hiện báo, sinh báo và hậu báo cùng tương tác đa chiều mới có thể giải thích rõ ràng vấn nạn này. Cần lưu ý là không thể đem hình ảnh thô thiển của ly nước rồi lý luận “không thể hồi hướng ly nước này cho người kia hết khát được mà người kia phải uống ly nước thì mới hết khát” để nói về giáo lý hồi hướng. Ly nước là vật chất thô trược vận động theo quy luật vật lý-chảy từ trên cao xuống thấp, trong khi phước báu là một dạng năng lượng vi tế nên vận hành theo quy luật riêng có thể vượt ngoài nhận thức thông thường của chúng ta.
Nói cách khác, ta không thể mang ly nước rồi hồi hướng cho người thân ở xa nhưng ta có thể đem ly nước ấy bố thí hay cúng dường rồi hồi hướng phước báu ấy. Không nên đánh đồng việc hồi hướng phước báu với hồi hướng ly nước. Vì hiểu chưa đúng về nhân quả và hồi hướng theo Phật giáo nên mới quy kết rằng làm thiện để hồi hướng phước báu cho ai đó là vô ích vì người được hồi hướng không thể nhận. Mặt khác, nói đến nhân quả Phật giáo chính xác là nhân quả-nghiệp báo. Nhân quả có nhân-duyên-quả. Nghiệp báo có biệt nghiệp-cộng nghiệp. Nói “ông tu ông đắc, bà tu bà đắc” là biệt nghiệp, “người tu thành đạo thì cha mẹ được siêu thăng” hay “đời cha ăn mặn đời con khát nước” là cộng nghiệp.
Trong biệt nghiệp có cộng nghiệp và ngược lại. Hồi hướng cũng vậy, dĩ nhiên người làm phước thì tự thân họ sẽ được phước báu (biệt nghiệp), đem phước báu hồi hướng cho người khác thì phước kia được nhân ra nhiều thêm, mọi người đều lợi ích. Y báo sẽ tương ưng với chánh báo. Tu tập cần hồi hướng công đức để trang nghiêm y báo. Nên có thể xem, làm thiện và hồi hướng công đức-phước báu là một trong những hạnh tu căn bản của Phật tử.
Thiết nghĩ, cũng cần nói thẳng rằng, phủ nhận việc làm thiện nhằm hồi hướng phước báu để cầu an-siêu hay nguyện cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc là biên kiến, tà kiến, cần phản biện và nghiêm khắc phê phán để bảo vệ Chánh pháp.
Một người không hiểu rõ về nhân quả Phật giáo và không am tường về hồi hướng mà lại nhân danh Phật giáo phủ nhận hồi hướng thì thật nguy hiểm, gieo rắc tà kiến cho hàng Phật tử sơ cơ, sẽ tạo ra hậu quả khó lường. Nhân đây chúng tôi cũng đề nghị Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam cần tham gia biện chính, chấn chỉnh ngay những vị nào có nhận thức và quan điểm lệch chuẩn với Chánh pháp.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Theo Phật giáo, con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Hỏi - Đáp 17:46 18/12/2024Thưa Ngài, theo triết học cuả Phật giáo thi con người từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu?
Cảnh giới của "Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” như thế nào?
Hỏi - Đáp 12:27 18/12/2024Kinh Vô Lượng Thọ có đoạn: “Lâm chung mộng kiến bỉ Phật” (mạng chung mộng thấy Đức Phật A Di Đà), xin giải thích cảnh giới này như thế nào? Nếu ở trong mộng gặp A Di Đà Phật, chẳng may bị người thân quyến thuộc gọi tỉnh giấc, có phải là đánh mất cơ hội vãng sanh rồi không?
Lưu thông sách về Tây phương cực lạc sẽ tạo nghiệp ác?
Hỏi - Đáp 12:15 18/12/2024Con đem sách Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký giới thiệu nhưng có đồng tu nói sách đó nói không đúng sự thật, lưu thông sẽ tạo nghiệp, xin lão Hòa thượng khai thị.
Dọn cơm cúng thế nào cho đúng?
Hỏi - Đáp 11:14 08/12/2024Tôi thường thấy lúc cúng vong, có ba chén cơm để ngang nhau...
Xem thêm