Thế nào là người sống miên mật với chánh niệm tự thân?
Ở đây tôi không nói chuyện chứng thánh hay chuyện chấm dứt phiền não, sanh tử. Không! Tôi không nói chuyện trên trời. Tôi nói chuyện trước mắt thôi.
Tại sao anh thích nói chuyện? Tại sao vậy? Vì anh không có khả năng sống một mình. Anh không có khả năng an lạc với bản thân anh, với chánh niệm, với sự tỉnh thức nên anh mới tìm đến sự giao tiếp với người khác. Và, một chuyện nữa, trong đầu anh có nhiều rác cần trào ra, nên anh mới kiếm chỗ để đổ rác. Cho nên, trò chuyện là gì?
Trò chuyện là: kiếm chỗ để đổ rác và đổi rác.
Đổ rác: có nghĩa là mình tìm chỗ để tuôn ra mấy cái đang có trong đầu mình.
Đổi rác: nghĩa là tên kia xáp vô, nó đem rác nó đưa qua mình, mình đưa rác trong đầu mình qua nó.
Cho nên, tật hay nói chuyện, hay gặp nhau trao đổi, kể cả hai hành giả mà thích nói chuyện là mình phải hiểu ngầm là hai vị đang đổ rác và đổi rác.
Sự tu hành bước căn bản là quán sát tự thân
Trong khi, một người sống tinh tấn, có trí tuệ, có chánh niệm trong đầu họ chỉ tập chú một chuyện, hễ đang ngồi nằm thì theo dõi hơi thở, theo dõi thân, thọ, tâm, pháp. Đang ngồi cũng vậy, đang đi cũng vậy. Lúc đó, họ chỉ tập trung cái đó thôi.
Tôi xin nhắc lại lần nữa.
Toàn bộ công phu tu tập chánh niệm chỉ trở nên dễ dàng, và sung sướng khi nó trở thành nếp sống của mình. Còn đằng này khi quý vị còn sống chánh niệm bằng lời khích lệ của ai đó, bằng những trang kinh mình đọc được, bằng những lời dạy của thiền sư mà trong khi bản thân chưa thấy an lạc với đời sống chánh niệm thì lúc đó chưa khá. Lúc đó mình còn cần đến những nhu cầu giao tiếp, trao đổi, trò chuyện, đàm thoại, đàm luận và tranh luận.
Một người sống miên mật với chánh niệm tự thân, lúc bấy giờ tục sự họ đã tránh và ngay cả chuyện mở miệng ra họ cũng lười nữa. Lười thì không đúng, mà họ không muốn, không màng nữa. Bởi vì, mình chỉ theo dõi hơi thở, theo dõi tâm, cảm xúc của mình là đã hết giờ rồi. Còn giờ đâu mà đi trao đổi?! Không gì bậy cho bằng mất thời giờ cho những đề mục, đề tài chỉ làm khổ mình. Chẳng hạn như, ở không đem chuyện covid ra bàn, đem chuyện thời sự chính trị của Nga của Ukraine, của Đài Loan, của Trung Quốc ra bàn. Mình bàn thì mình được cái gì? Chỉ có bậy thôi. Lúc bàn chỉ có sân hận, tham thích, bất mãn. Chỉ có nhiêu đó thôi!
Nhớ cái đó! Chỉ có tham thích và bất mãn.
Cho nên, im lặng là vàng và hành giả chỉ nói cái gì quý từ cỡ vàng trở lên họ mới nói. Còn bạc là họ đã không nói rồi. Những câu này nghe hơi sáo rỗng vì giảng sư nào cũng nói, tôi chỉ nhắc chừng cái thôi. Coi chừng nghe riết quen tai, thấy vị nào cũng giảng như vậy hết!
Nhưng mà nhớ cái này: Ai thường xuyên nghĩ nhiều về cái già, cái bệnh, cái chết thì chánh niệm người đó mới khá. Chỉ vậy thôi!
Ở đây tôi không nói chuyện chứng thánh hay chuyện chấm dứt phiền não, sanh tử. Không! Tôi không nói chuyện trên trời. Tôi nói chuyện trước mắt thôi. Người nào nghĩ nhiều về: một chứng bệnh quằn quại, một tuổi già quạnh hiu và một cái chết kinh hoàng (phải thêm cái đó cho nó mới ớn), thì phải nhớ mấy cái đó thì tinh tấn nó mới có.
Xin nhắc lại, trong đây có những người chưa được 30. Nhưng hãy nhớ rằng, cả ba cái này trong đó chỉ có cái tuổi già nó phải đến từ từ qua mấy cuốn lịch, 20 cuốn, 50 cuốn, 70 cuốn; riêng những cơn đau quằn quại và cái chết kinh hoàng nó có thể đến với mình bất cứ lứa tuổi nào và bất cứ lúc nào.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”
Kiến thức 16:50 21/11/2024Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?
Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Kiến thức 16:10 21/11/2024Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?
Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu
Kiến thức 13:12 21/11/2024Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.
Nhớ ơn Thầy Tổ
Kiến thức 08:35 21/11/2024Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...
Xem thêm