Then chốt của công phu niệm Phật thành tựu nằm ở điểm nào?
Chúng ta phải biết đời người vô thường, dù thân thể rất khỏe mạnh, hiện nay thế gian này tai họa ngang trái quá nhiều, tức là những tai nạn ngoài ý muốn quá nhiều, chúng ta có thể bảo đảm chính mình không gặp phải hay không?
Nói thật ra, công phu niệm Phật thành tựu được hay không then chốt ở chỗ chúng ta có thể buông xuống hay không? Chỉ cần chúng ta chịu buông xuống, không có một ai chẳng thành tựu; phàm những người không thành tựu đều là người chẳng buông xuống nổi! Không thể buông xuống danh vọng, tiếng tăm, lợi dưỡng, tham ái ngũ dục lục trần, không buông nổi; còn một thứ nữa là gì? Không chịu xả mạng, tham sống sợ chết, buông xuống không nổi, chuyện này không có cách nào hết, công phu của chúng ta chắc chắn không đắc lực.
Công phu đắc lực chẳng có gì khác, bí quyết chính là buông xuống, chuyện này quan trọng hơn bất cứ chuyện gì khác. Nhất định phải hiểu rõ trên thế gian này cái gì cũng đều giả hết, chẳng có một thứ gì chúng ta có thể mang theo được. Hơn nữa, chúng ta phải biết đời người vô thường, dù thân thể rất khỏe mạnh, hiện nay thế gian này tai họa ngang trái quá nhiều, tức là những tai nạn ngoài ý muốn quá nhiều, chúng ta có thể bảo đảm chính mình không gặp phải hay không?
Trì danh niệm Phật đơn giản lắm
Khi gặp chuyện ngoài ý muốn, chúng ta liền tay chân cuống quýt, đó cũng là ma chướng. Nếu không có công phu chân thật, bị chết khi gặp tai nạn đều không thể vãng sanh. Thí dụ như chết khi bị đụng xe, trong một tích tắc đó, người ấy có niệm A Di Đà Phật hay không? Lúc người ta chết, nếu niệm cuối cùng là niệm A Di Đà Phật thì họ sẽ vãng sanh. Nhưng khi bị đụng xe, phần đông là kinh hoàng, hoảng hốt, trong tâm vừa hốt hoảng liền bấn loạn, quên mất A Di Đà Phật, duyên với A Di Đà Phật bị cắt đứt, tùy theo nghiệp lực đi đầu thai, tự mình không làm chủ được. Niệm Phật vãng sanh là chính mình làm chủ được. Hãy thử nghĩ lúc lâm chung chúng ta có thể làm chủ được hay không? Khi tai nạn to lớn xảy ra, tự mình có làm chủ được hay không?
Chúng ta cứ nắm chặt câu A Di Đà Phật trong tâm, không kinh sợ, không hoảng hốt, dẫu tai nạn bất ngờ xảy ra cũng không sợ hãi. Có bạn đồng tu hỏi lão hòa thượng: “Nếu thế chiến thứ ba bùng nổ, chiến tranh nguyên tử, chiến tranh hóa học xảy ra, chúng con phải làm thế nào? Chúng con đi đâu lánh nạn?” Lão hòa thượng dạy chẳng cần phải trốn tránh, dù bom nguyên tử nổ, chúng ta phải chuẩn bị tâm lý như thế nào?
Giống như coi đốt pháo bông vậy, không sợ hãi, nhất tâm niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ, chắc chắn sẽ được vãng sanh, cần gì phải tìm chỗ đi lánh nạn? Chẳng cần! Ngạn ngữ cổ xưa của Trung Quốc có câu “tại kiếp nan đào”, nghĩa là nếu trong vận mạng của chúng ta có kiếp nạn ấy, chúng ta muốn tránh cũng chẳng tránh khỏi. Đức Phật dạy chúng ta một phương pháp có thể trốn thoát, đừng sợ hãi, hãy nhất tâm bất loạn niệm Phật vãng sanh, phương pháp này vô cùng kỳ diệu! Phương pháp này giống như Tâm kinh đã nói “độ hết thảy khổ ách”, tín niệm như vậy chắc chắn chẳng thua Quán Tự Tại Bồ Tát, Ngài có Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa, chúng ta không sợ hãi, không kinh hoảng, tín nguyện trì danh cầu sanh Tịnh Độ, đó chính là Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa.
Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta chẳng có tơ hào lưu luyến, trên thế gian này, hết thảy mọi thứ chúng ta đều chẳng có, chúng ta không có tâm mong cầu gì hết. Tức là chúng ta chẳng có tơ hào tham luyến gì hết, hoàn toàn buông xuống hết, đó gọi là gì? Đó là công phu niệm Phật thành phiến. Chỉ cần có một mảy may chưa buông xuống được, công phu đó có vấn đề, vì sao? Đến lúc có tai nạn nguy cấp xảy ra, lúc gặp nguy cấp, mảy may chưa buông xuống được ấy sẽ là điểm chí mạng của chúng ta. Chúng ta buông xuống không nổi, chúng ta bỏ lỡ cơ duyên vãng sanh Tịnh Độ trong đời này, vô cùng đáng tiếc!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý
Kiến thức 17:05 22/11/2024Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.
Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?
Kiến thức 10:00 22/11/2024Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?
Bố thí sinh phiền não
Kiến thức 09:32 22/11/2024Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.
Tâm là gì?
Kiến thức 09:16 22/11/2024Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.
Xem thêm