Thiền (8)
Nỗi sợ hãi chiêu cảm ác pháp và chính ác pháp lại tạo sinh tăng trưởng nỗi sợ hãi. Cái vòng lẩn quẩn của đời sống cứ thế xoay tròn như đèn cù. Những bon chen, tranh giành lợi lạc, đủ mọi tham đắm, si mê, thủ đoạn, lừa lọc…khiến cuộc sống thế tục như một sân khấu...
Sợ hãi khiếp đảm (Bhayabherava sutta) (4). Bài kinh ra đời thời Đức Phật, khi con người còn sống hoang sơ, gần với thiên nhiên chứ chưa phải hiện đại như bây giờ, chưa phải đối mặt với trăm ngàn thứ nỗi sợ hãi khi mà con người bất chấp tất cả, chỉ chạy theo đồng tiền mà giết nhau bằng đủ mọi phương cách: Thuốc trừ sâu, thuốc tăng trưởng, xử lý thịt ôi thiu, đông lạnh, thực phẩm chức năng giả, thuốc giả, con người luôn trong tình trạng…“cảnh giác cao độ”, bị bắt buộc chọn lựa trong trạng thái thôi miên và mong một "điểm tựa tâm lý" để được an toàn giữa thập diện mai phục tình trạng tâm lý tự nhiên như vậy vẫn chưa đủ, con người lại tận dụng nỗi sợ để tạo nên những “chiến thuật” maketting trong truyền thông quảng bá sản phẩm. Nhất là các công ty bảo hiểm nhân thọ. Đời sống càng đầy đủ, xa xỉ con người lại càng sợ hãi…cái chết, bệnh tật sinh ra càng nhiều. Mặc cho các “Phật tử” cứ ra rả về vô thường, vô ngã, mặc cho con người có nghĩ đến bệnh tật, cái chết, các công ty mai táng luôn sẵn sàng săn đón bạn hay truyền thông cứ “khai thác tối đa” nỗi sợ của bạn…vì quy luật cung cầu, vì sự phát triển xã hội. Bên cạnh đó, ta có những người bạn bè thân sơ luôn “doạ nhau” khi có dịp…
Trong lúc con người cứ nơm nớp sợ: ăn mặn sợ huyết áp, ăn ngọt sợ tiểu đường, ăn chua sợ dạ dày… thì ăn chay lại gặp cái sợ khác - thiếu chất. Nỗi sợ trở thành nỗi ám ảnh thường trực của con người, tác giả Nguyễn Hiến Lê đã dịch tác phẩm "Trút Nỗi Sợ Đi" (1969). Nhưng có hơn 50 năm sau, trút nỗi sợ đi đến giờ nỗi sợ ấy không giảm mà ngược lại có vẻ ngày một…tăng trưởng. Khi mà sinh thú cuộc đời ngỡ như “cao ngất” thực ra lại là sự khoả lấp nỗi sợ, chen vào nỗi sợ. Bệnh dịch, tai ương, hoạn nạn, con người ngày một chết trẻ hơn. Sinh ly, tử biệt đủ mọi lo toan. Ngay đến “người ta yêu rồi cũng bỏ ta đi…” hay “sự nghiệp trong tay vừa bổng chốc tan biến…”.
Nỗi sợ đã được Đức Phật thống kê từ hàng ngàn năm trước, nó do rất nhiều nguyên nhân sợ hãi khiếp đảm (Bhayabherava sutta) (4):
- Thân nghiệp không thanh tịnh
- Khẩu nghiệp không thanh tịnh
- Ý nghiệp không thanh tịnh
- Tham dục, ái dục cường liệt
- Sân hận, ác ý
- Hôn trầm thuỵ miên
- Dao động tâm không an tịnh
- Nghi hoặc, do dự
- Khen mình, chê người
- Run rẩy, sợ hãi
- Ham muốn lợi dưỡng, cung kính, danh vọng
- Biếng nhác, kém tinh tấn
- Thất niệm, không tỉnh giác
- Không định tĩnh, tâm bị tán loạn,
- Liệt tuệ, đần độn
Bạn có thể tìm thấy một trong những nỗi sợ không tên ở bất kỳ nơi nào, người nào, kể cả những người tu tập “giải thoát”, hay tầng lớp “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì lại lo sợ nhiều hơn khi đột ngột tra tay vào còng, hay nửa đêm trộm bẻ khoá, đột nhập khoắng mất một số tài sản kếch sù. Mười lăm nguyên nhân mà Đức Phật thống kê cũng chính là sự huân tập Khổ (tập đế, một trong Bốn diệu đế: Khổ - Tập - Diệt - Đạo).
“…Này Bà-la-môn, có một số Sa-môn, Bà-la-môn nghĩ rằng ngày giống như đêm, nghĩ rằng đêm giống như ngày. Như vậy, Ta nói rằng những Sa-môn, Bà-la-môn ấy sống trong si ám. Này Bà-la-môn, Ta nghĩ rằng đêm là đêm, nghĩ rằng ngày là ngày. Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh sẽ nói như sau: "Vị hữu tình nào không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người. Vị ấy khi nói một cách chân chánh về Ta sẽ nói như sau: "Là vị hữu tình không có si ám, sinh ra ở đời vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người…”.
Nỗi sợ hãi chiêu cảm ác Pháp và chính ác Pháp lại tạo sinh tăng trưởng nỗi sợ hãi. Cái vòng lẩn quẩn của đời sống cứ thế xoay tròn như đèn cù. Những bon chen, tranh giành lợi lạc, đủ mọi tham đắm, si mê, thủ đoạn, lừa lọc…khiến cuộc sống thế tục như một sân khấu, mỗi người là một diễn viên điều đó lý giải vì sao mà thân tâm bất xứng con người khổ chồng khổ bởi chính sự giả dối, xảo nguỵ, điêu trá…để rồi phải thốt lên tri nhân, tri diện bất tri tâm. Nhận diện được sự bất xứng để nhìn lại, để điều phối thân tâm trở về với sự chân thành, sự trung thực, yêu thương rộng khắp muôn loài. Để hợp nhất được thân tâm con người bắt buộc phải ngăn và diệt được lòng tham, hành trì Tứ chánh cần. Khi mà 3 nghiệp thân khẩu ý còn chưa thanh tịnh thì nỗi sợ cứ tiếp tục tăng trưởng chiêu cảm ác pháp không ngừng nghỉ. Hiện tượng sợ ma đơn giản cũng chính do ý nghiệp không thanh tịnh, sợ cả những hinh ảnh lưu xuất từ trong tưởng lực của chính mình. Vì vậy mà Đức Phật dạy cho 5 cách sống:
1. Ta phải sống với tâm không có tưởng.
2. Ta phải sống với tâm không động chuyển.
3. Ta phải sống với tâm không chấn động.
4. Ta phải sống với tâm không lý luận.
5. Ta phải sống với tâm từ bỏ ngã mạn.
Ngoài những phương pháp nhiếp phục, ám thị (hay như lý tác ý), cuối cùng Đức Phật cũng chỉ rõ phương pháp tu tập để đối trị hoàn toàn, chiến thắng được bệnh tật, sợ hãi, khiếp đảm. Đó là Tứ thánh định.
Này Bà-la-môn, Ta ly dục, ly các ác pháp, chứng và trú Thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, với tầm với tứ. (1)
Diệt tầm, diệt tứ, Ta chứng và trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm, không tứ, nội tĩnh nhất tâm. (2)
Ly hỷ trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, Ta chứng và an trú Thiền thứ ba. (3)
Xả lạc và xả khổ, diệt hỷ ưu đã cảm thọ trước, Ta chứng và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh. (4)
Chiến thắng bệnh tật, đối trị sợ hãi, khiếp đảm không gì khác hơn đó là Tứ Thánh Định và Tứ Vô Lượng Tâm mà kinh Bát Thành đã nêu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Tuổi nào cho em
Góc nhìn Phật tử 13:43 22/11/2024Tôi vác ba lô trên lưng trở về sau chuyến hành trình nơi đất khách, trong hành trang tôi mang vài thứ từ quê xa làm quà cho anh em. Vừa bước vào cổng chùa nghe hơi lạnh… thoáng mùi chia ly.
Đạo Phật là lối sống đẹp để hướng đến việc hoàn thiện bản thân
Góc nhìn Phật tử 10:24 22/11/2024Trong cuộc hành trình tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời, Đạo Phật xuất hiện như một ánh sáng soi đường, giúp con người thấu hiểu chính mình và hoàn thiện bản thân.
Để Sư nấu
Góc nhìn Phật tử 10:06 22/11/2024Cách đây chừng sáu năm, ngày đó tôi đang là một sinh viên năm thứ ba, sống chung phòng trọ với bảy người bạn nữa ở khu Làng Đại Học Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy chung trọ nhưng chẳng ai cùng quê với nhau cả, Bắc – Trung – Nam đều có.
Nói xấu người
Góc nhìn Phật tử 09:51 22/11/2024Đã nhiều lần tự hứa với bản thân sẽ không bao giờ nói xấu người khác, thế nhưng đâu cũng lại vào đó, cứ hễ tụm năm tụm ba là không nói chuyện của người này cũng nói người khác, hoặc khi ai đó nói về chuyện của người khác dù không nói ra nhưng vẫn có những ý nghĩ xấu, không tốt về họ.
Xem thêm