Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 10/12/2023, 17:00 PM

Thiền (6)

Tư thế kiết già là tư thế mà tất cả các phái thiền đều biết và ứng dụng hiệu quả nhưng tác dụng khoa học rất đơn giản thì không phảỉ ai cũng biết một cách đầy đủ. Và vì vậy người ta không biết sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ thể chất và trí tuệ của mình.

Tư thế kiết già. 

Đó là một tư thế mà tất cả các phái thiền đều biết và ứng dụng hiệu quả nhưng tác dụng khoa học rất đơn giản thì không phảỉ ai cũng biết một cách đầy đủ. Và vì vậy người ta không biết sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sức khoẻ thể chất và trí tuệ của mình.

Điều trước tiên không phải ai “muốn là làm được” vì sao?

Thứ nhất, bạn sẽ cảm nhận cơn đau gọi là cơn đau hành thiền ngay từ khi xếp chân. Và ngay các phái thiền sẽ chẳng ai chịu ai khi tranh luận về tính ưu việt, sẽ cho rằng phương pháp của mình đã được chứng minh trên thực tế…nhưng lại chẳng hiểu tác dụng của tư thế kiết già.

Thứ hai, thì ngay chính vì không hiểu biết nên việc sử dụng bị hạn chế. Trong hàng vài chục phái thiền hiện nay tôi không phóng đại và cảm tính, khi cho rằng Trường Sinh Học (TSH) đang khai thác tốt nhất yếu tố thời lượng (lượng đổi chất) cho dù trong hàng loạt bài viết tôi có phân tích về bhững người bỏ cuộc, những kẻ ra đi và những người ở lại trong TSH.

Chính vì TSH với chỉ 6 ngày học đã “đẩy” thời lượng “thiền” của học viên lên đến 1 giờ. Và rất nhiều người cảm thấy hiệu quả rõ rệt trong việc trị liệu. Thậm chí ở các cấp học lên cao hơn thì thời lượng lên đến 1 đến 2 giờ. Thậm chí, từng làm tư vấn cho CLB K và Tiểu Đường tôi đã gặp trường hợp học viên bệnh K (Thuý An) ngồi đến 3 tiếng rưỡi. Còn các giảng huấn thì chỉ lặp đi lặp lại với học viên“ngồi đi, ngồi nhiều lên, không nhiều giờ thì nhiều lần”. Tuy vậy, lý thuyết thu năng lượng để đẩy trược khí ra khỏi cơ thể chỉ là “nhầm lẫn” của khoa học huyền bí về sự “thu, phát” năng lượng ấy. Khái niệm năng lượng cần được hiểu đúng, không nên pha trộn khoa học thực nghiệm với khoa học tâm linh. Bởi nếu hiểu năng lượng là một thành tố cấu thành mà bất cứ một thực thể nào tồn tại đều phải có chứa đựng bên trong nó thì không còn tưởng tượng ra việc “thu phát”.

Thiền (5)

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Thực tế, chỉ riêng tư thế kiết già đang tạo nên một áp lực khí huyết mạnh mẽ nhất, đẩy thông những ách tắt, uế trược, rối nhiễu để cân bằng tứ đại khi mà bệnh tật chính từ rối loạn tứ đại, những nhiễu động bên trong. Và cũng trên thực tế, “thiền” chỉ có hai nhóm, hai phái hợp nhất hoặc thoát ly có nghĩa rằng, thiền chỉ có ý thức hoặc hoặc diệt ý thức (diệt tất cả niệm khởi). Do đó tuỳ vào việc ta áp vào tư thế kiết già ý thức hay ức chế ý thức để gọi tên môn thiền đó hợp nhất hay thoát ly. Mà sự áp vào tư thế (thuộc Sắc) 4 uẩn (Thọ, Tưởng, Hành, Thức) tức chủ động giao cho ý thức hay tưởng thức điều hành hệ thần kinh (chỉ một trong hai, có tôi thì không có anh). Riêng tư thế sẽ tương thích với trạng thái tinh thần nhưng tách riêng để phân tích thì những tương tác vật lý ứng hợp với tâm lý hợp nhất  hay thoát ly (hoặc tưởng hoặc thức) điều hành sẽ cho hiệu dụng khác nhau. Và hãy lưu ý điều này:

1. Tưởng làm chủ (thoát ly) thì bạn sẽ dừng lại cùng với  cơn đau hành thiền. Và đây khi đến lượt thức quay về làm chủ, thì bạn có đủ dõng mãnh, tinh tấn để tiếp tục hay “thôi, đủ rồi”

2. Thức làm chủ (hợp nhất) với sự tỉnh giác và đúng phương pháp Tứ thánh định thì khác đó là phương pháp diệt thọ tưởng định, tịnh chỉ các hành, tịnh chỉ hơi thở thật vi diệu mà Đức Phật đã truyền đạt lại. 

Tóm lại dù tưởng hay thức tư thế kiết già đều ứng với các uẩn trên tinh thần “vô tư”. 

Cơn đau hành thiền không gì khác chính là những chướng ngại, là ác pháp, là toàn bộ lậu hoặc làm ứ trệ, bế tắc trên hệ thống kinh mạch, khí huyết cả trên động mạch lẫn tĩnh mạch, tạo nên tình trạng gia tăng trương lực cơ. Và thiền đình đó là hành trình làm mới lại cơ thể, điều chỉnh lại sự vận hành thông suốt đến từng tế bào, từng mô cơ, từng dòng mạch khí huyết bị ứ trệ, nghẽn tắt.

Trong hành  trình làm mới bạn phải thông suốt những biến đổi nhỏ nhất, thông suốt, hành trì Tứ niệm xứ. Thế mà tất cả những hành giả theo Tứ thánh định chờ qua giai đoạn xả tâm rồi mới học tứ niệm xứ, và rồi lại “vất bỏ” tứ niệm xứ từ lúc nào chẳng biết. Khi mọi sự biến đổi vượt quá tầm kiểm soát lại đổ cho ma tưởng, thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma... 

Với hợp nhất mọi trạng thái trên Tứ niệm xứ (thân, thọ, tâm pháp) đều là hành trình hoạt hoá, tương tác để thay đổi, biến dịch cho nên 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc cuả Đức Phật phải là tri kiến cơ bản, là pháp đầu tiên. Mà tất cả biến dịch, thay đổi bằng hợp nhất là bằng qui trình thuận mà ta quen gọi ly dục, ly ác pháp với tri kiến tứ đại, Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần. Hợp nhất là tương tác, hoà hợp thân tâm thân định trên tâm, tâm định trên thân là một qui trình chuyển dịch điều hoà giữa tâm lý và sinh lý. Cái muốn hướng thiện, ly dục (tâm lý) phải tương đồng với cái hợp thể thanh tịnh (sinh lý) Khi cơ thể chưa đủ sự thanh tịnh, còn đầy dẫy cấu uế, nhiểm trược, tham dục, bệnh tật chưa được thanh lọc tận gốc rễ thì vấn đề nảy sinh đó chính là bệnh trạng sinh ra do tưởng nhưng nhiều hành giả lại ghép vào thần kinh giả, ngũ ấm ma, tẩu hoả nhập ma.

Xin nhắc lại đó là sự không tương thích giữa tâm và sinh lý, giữa thân và tâm, cái dục của tâm chưa hài hoà với hiện thực chuyển biến của thân. Cơn đau hành thiền giải quyết vấn đề đó. Trong Thiền (4) tôi có trích một đoạn phân tích về nguyên nhân “ngũ ấm ma” mà thầy T.T. trình bày. “… Một cái nguyên nhân thứ nhất là ngồi thiền ráng chịu đau quá, nghĩa là chúng ta cố sức ngồi thiền. Vừa qua chúng tôi bị ngồi thiền khi mà nó đau chân quá rồi ráng cố sức ngồi thời gian cho lâu để tập cho cái giò cho nó quen, thì như vậy là chúng ta đã lầm, ngồi như thế là đã lầm rồi.

Chúng ta phải biết rằng: khi nào, đúng lúc chịu đau là khi nào chúng ta đến từ cái khoảng nhị Thiền mà tiến lên cái cửa Tam Thiền đó, để phá cái thọ đó, là đúng lúc đó ta chịu đau, cái đó phải chấp nhận chịu.

Còn trong lúc này chưa, mới có nhập Sơ Thiền hay là chưa gì đó mà mình chấp nhận chịu đau, đó là mình tu sai. Hoặc giả là mình tiến lên được Nhị Thiền rồi mà mình chấp nhận ngồi để chịu đau thì sẽ bị ma Tưởng Ấm nhập vào thôi…”.

Nên thừa nhận cái hợp thể (sắc) của anh chưa tương thích, chưa đồng bộ với các hành (thọ, tưởng, hành, thức) và chính sự chưa tương thích tạo nên cú sốc thần kinh: ma tưởng ấm, thần kinh giả, tẩu hoả nhập ma. Nhiều hành giả lo xả tâm mà không biết xả thân. Chính cái thân mới chất chứa, mới đầy hệ luỵ từ phiền não, tham dục, danh lợi gọi chung là lậu hoặc và biến thành bệnh tật…

“… Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta. 

Trong bài này, tôi chỉ muốn trao đổi với các hành giả sự biến dịch, thay đổi mà không đủ tri kiến sẽ khiến bạn lúng túng.

Trong 42 giai đoạn tu thiền mà Trưởng lão dạy, tôi đã chụp lại va dán trên bàn làm việc với dòng chữ diệt thọ-điều khiển thức-xả hành. Tôi cho đó là một trình tự mình phải vượt qua mà gần 2 năm vẫn chưa xong diệt thọ.

“…Vừa qua chúng tôi bị ngồi thiền khi mà nó đau chân quá rồi ráng cố sức ngồi thời gian cho lâu để tập cho cái giò cho nó quen, thì như vậy là chúng ta đã lầm, ngồi như thế là đã lầm rồi…”. ( Với tôi người thuyết đã lầm thì đúng hơn và tôi vẫn cho rằng TSH đã để lại dấu ấn và vẫn tồn tại nhờ điếc không sợ súng).

Cuộc chiến diệt thọ - phải gọi như vậy bởi lúc đầu tôi vẫn còn vừa trải nghiệm vừa đánh giá rằng chỉ diệt được thọ khi xả được hành…và ngược lại đó là sự tương ưng, tương tác qua lại nhưng càng về sau thì mới thấy rằng nó theo một qui trình rất rõ ràng. Tôi đã kéo dài cử thiền từ 1h đêm cho đến sáng, trưa, và chiểu…hôm sau (18 tiếng) mặc dù đã diệt thọ cảm thọ chỉ trong ngưỡng chịu đựng, có nghĩa sự thúc động của hành vẫn còn, tôi chưa tịnh chỉ các hành, chưa tịnh chỉ hoàn toàn hơi thở đủ lâu để đóng kín nhĩ căn, nhập nào trạng thái vắng lặng như sự chỉ bảo của Trưởng lão.

Tôi vẫn chưa xả lạc, xả khổ, xả niệm thanh tịnh, diệt sạch hỷ ưu…nhưng đã bằng lòng với tiến trình hành trì. Và vấn đề nằm ở đây. Nếu bạn luôn tỉnh giác, hành trì Tứ niệm xứ câu hữu với Tứ đại và Tứ chánh cần, bạn sẽ luôn “cảm” được những biến đổi nhỏ nhất. Sau cử thiền 18 tiếng hai hôm, tôi đi Bình Thuận (trú xứ Làng Chay của Chú Thích Minh Nhân dự định sẽ ở lại đây trong chặng đường dứt bỏ những gì cần dứt bỏ. Mất hai ngày đầu cho việc giao tiếp, buôi tối, tôi hoàn toàn thức trắng. Không tài nào nhắm mắt được. Tôi chẳng sợ “mất ngủ” nhưng một trạng thái mà bạn hành trì Tứ niệm xứ sẽ dễ dàng cảm nhận, đây cũng là trạng thái mà tôi đã trải qua khi còn ở TSH. Để giải thông uế trược trên hạ tiêu vùng thần kinh toạ mà tôi đã viết Đổ gục ở trường lực. tôi vừa xông củ cải với muối hột và thường xuyên áp dụng kéo ép gối, bài tập của KCYD.

Sau khi kéo ép gối bạn sẽ nghe một trạng thái tê buốt chạy dài cả 2 chi, trạng thái của mở thông hệ thống cấp, thoát (động, tĩnh mạch) để bài tiết, xả ly uế trược thường dồn tụ xuống hạ tiêu. Hai hôm liền tôi ở trong trạng thái ấy. Như vậy có nghĩa rằng tôi chưa sạch lậu hoặc trên thân. Trạng thái như có dòng điện 5-70 V chạy qua vùng hạ chi nghe rưng rức, khó chịu ngủ không được, mà thiền không xong. Tôi bắt buộc phải thực hiện các động tác kéo ép gối một cách quyết liệt. Và rõ ràng sau đó, mọi thứ ổn định. Đó là ngày thứ ba. Bạn sẽ cảm nhận được sự tẩm ướt bột tắm cả trong lẫn ngoài nhưng không chảy thành giọt..như trong kinh thân hành niệm. 

“…Tỳ kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần.

Này các Tỳ kheo, như một người hầu tắm lão luyện hay đệ tử người hầu tắm; sau khi rắc bột tắm trong thau bằng đồng, liền nhồi bột ấy với nước, cục bột tắm ấy được thấm nhuần nước ướt, trào trộn với nước ướt, thấm ướt cả trong lẫn ngoài với nước, nhưng không chảy thành giọt. Cũng vậy, này các tỳ kheo, tỳ kheo thấm nhuần, tẩm ướt, làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do ly dục sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do ly dục sanh ấy thấm nhuần. Trong khi vị ấy sống không phóng dật… (như trên)… tỳ kheo tu tập Thân Hành Niệm…”.

Minh sanh, ánh sáng ánh sáng sanh, ám diệt vô minh diệt là vậy. Từng biến dịch, chuyển hoá của thân cũng chính là biến đổi của tâm mà bạn không thể tách rời bất cứ cái nào. Tứ niệm xứ không phải chỉ là sự quán chiếu mà là sự thấu hiểu, giải thông đồng thời để tương tác hiệu quả với tư thế kiết già. Tôi đã kiểm chứng trên chính mình những biến đổi nhỏ nhất: Mỗi lượt đánh răng là có tí máu ở chân răng, bàn tay phải, ngón giữa (ứng với kinh Tâm và Tâm bào) sau cử thiền thường căng cứng. Và đặc biệt đôi chân tưởng chừng không khéo lại ngồi xe lăn. Chứng thoát vị đĩa đệm, chứng hen phế quản…Cứ quán thân trên thân, quán thọ trên các thọ…để khắc phục tham ưu. Khi mà tất cả tưởng chừng…đã hết, tôi lại bắt đầu nhận ra nó vẫn còn sót lại trong 2 ngày ở Bình Thuận. 

Bạn không nhất thiết thiền định cứ tập ngồi chơi với tư thế kiết già, ngồi làm việc gi đó với tư thế kiết già…Chịu đựng cơn đau, né tránh, lãng quên, thế nào cũng được (đều nằm trong 7 pháp đoạn trừ lậu hoặc). Tôi không thích tất cả những chỉ trích, công kích đúng sai về thiền, về sử dụng tưởng hay thức. Hãy sử dụng đúng chỗ thì bất cứ công cụ nào cũng đem lại lợi lạc cho bạn. Hãy trải nghiệm hãy kiểm chứng và rèn luyện năng lực tư duy.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta

Góc nhìn Phật tử 14:24 01/05/2024

Bước đầu tiên là chấp nhận rằng tất cả sinh linh từng là mẹ của chúng ta. Trong pháp thiền quán này, người mẹ được chọn lựa để làm đối tượng tu tập vì nói chung đó là hình tượng mà người ta cảm thấy gần gũi nhất.

Người sống ở đời, thay đổi là điều không ai tránh khỏi

Góc nhìn Phật tử 11:00 01/05/2024

Những năm gần đây, tôi nhận ra mình thay đổi khá nhiều. Đầu tiên, tôi muốn mình trở nên độc lập hơn. Vì tôi hiểu trên đời này, không ai là vĩnh viễn của ai cả. Người khác tốt thế nào thì cũng là người khác, không thể giúp mình cả đời được.

Lá vàng ắt phải rụng rơi...

Góc nhìn Phật tử 13:45 30/04/2024

Sớm nay, tôi ghé chùa lễ Đức Quán Âm. Tôi thấy ba vị Tăng cử hành một nghi thức trước đài Quán Âm.

Kiếp người vốn vô thường

Góc nhìn Phật tử 11:30 30/04/2024

Một người nọ mỗi khi cầm một tờ báo là mở xem những trang cáo phó chia buồn trước nhất. Anh ta chăm chú đọc từng dòng trên trang cáo phó dù không hề quen biết với người đã mất.

Xem thêm