Thiền (7)
Để trở về với thiện lương, chân thành, trung thực, thẳng thắn tức đã xả bỏ được những ác pháp đã và đang tạo nên thọ khổ ở thân bệnh tật đau yếu, thọ khổ ở tâm ưu bi, sầu khổ, phiền não, tạo nên đủ loại bệnh tật cả ở thân cả ở tâm.
Sự bất xứng thân tâm.
Sự bất xứng thân tâm đó là tình trạng phổ biến của tất cả mọi người. Cứ lấy lời Đức Phật để tham chiếu “Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật”. Trong Tăng Nhất A Hàm - tập 3 Phật dạy:
1. Nhất tâm là định.
2. Bốn (tứ) niệm xứ là định tưởng.
3. Bốn (tứ) tinh cần là định tư cụ.
4. Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy.
5. Thở vô và thở ra là thân hành.(4)
6. Tầm tứ là khẩu hành. (2)
7. Tưởng thọ là tâm hành. (3)
Trưởng lão Thích Thông Lạc chú giải: “…Nhất tâm là gì? Nhất tâm là “tâm ly dục ly ác pháp”, chứ không phải nhất tâm là tâm “không vọng tưởng, tâm không niệm thiện niệm ác”. Tâm ly dục ly ác pháp là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ, cho nên đức Phật gọi là “Bất Động Tâm Định”. Do vậy nên câu này đức Phật dạy: “Nhất tâm là định”."
Đời sống thế tục bon chen, tranh giành lợi lạc, đủ mọi tham đắm, si mê, thủ đoạn, lừa lọc…khiến cuộc sống thế tục như một sân khấu, mỗi người là một diễn viên điều đó lý giải vì sao mà thân tâm bất xứng để rồi chính con người thốt lên tri nhân, tri diện bất tri tâm.
Do đó mà khởi đầu là nhận diện được sự bất xứng để nhìn lại, để điều phối thân tâm trở về với sự chân thành, sự trung thực để hợp nhất. Tôi không xem lời phản tỉnh là sự xúc phạm bậc A-la-hán mà chỉ là lời góp nhặt để làm sáng tỏ thêm con đường tu tập theo A-la hán, theo Đức Phật. Làm sao có thể xem bước đầu tiên học Phật đã lập nên nhất tâm là tâm ly dục, ly ác pháp, là tâm bất động trước cảm thọ và ác pháp được. Do đó, tôi khéo hiểu như lời Trưởng lão dạy. Và như những bài viết trước đây, tôi không muốn là người học trò giỏi, lặp lại thầy mà chỉ muốn làm cho con đường thầy vạch ra sáng rõ hơn. Nhất tâm để trung thực hơn, thẳng thắn hơn, hoá giải dần những xảo nguỵ, điêu trá, những ác pháp từ trong thân từ trong tâm mỗi người.
Ta có thể thấy toàn bộ đường lối của Đức Phật nằm gọn trong Tăng Nhất A Hàm này. Để trở về với thiện lương, chân thành, trung thực, thẳng thắn tức đã xả bỏ được những ác pháp đã và đang tạo nên thọ khổ ở thân bệnh tật đau yếu, thọ khổ ở tâm ưu bi, sầu khổ, phiền não, tạo nên đủ loại bệnh tật cả ở thân cả ở tâm. Cùng với Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần (một là vũ khí của tư tưởng định tưởng, một là phương tiện định tư cụ).
Chúng ta sẽ hành trì giáo pháp thật hiệu quả nếu theo đúng qui trình, không phải tạo nên những ức chế nặng nề trong tâm thức, không tạo nên sự khiên cưỡng trong giao tiếp với đồng môn, đồng đạo, không tạo nên một đôi ngũ chỉ lặp lại giáo lý như con vẹt mà phải tiêu hoá, phải thẩm thấu nhuần nhuyễn. Hội chứng “thuyết pháp” cũng chính là thói quen phô trương của những người thích tổ chức thích hội nhóm, thích ồn ào.
Chỉ khi mọi hành động, suy tư chính chắn từ sự chuyển hoá chánh kiến, chánh tư duy, từ tâm thức, từ đời sống độc cư thì mới thực sự đem lại hiệu quả chứ không phải sự tuân phục máy móc, sự nhồi nhét kiến thức. Đó cũng chính là làm theo lời Phật dạy “hãy thắp đuốc lên mà đi”. Tác ý hay ám thị là một công cụ hiệu quả nhưng không thể thay thế cho đường lối, là hướng đi xuyên suốt.
Trong 7 pháp của Tăng Nhất A Hàm này bạn thấy rõ: Nhất tâm, Bốn niệm xứ, Bốn tinh cần. Đó là 3 pháp ngay từ lúc sơ cơ. Không có nhất tâm thì khó thông suốt, quán chiếu thường xuyên Tứ (bốn) niệm xứ và nếu không có Tứ (bốn) chánh cần thì không thể hành trì đúng pháp, đúng lúc để ngăn ác diệt ác, chuyển hoá xấu ác trở nên thiện lành. Tứ niệm xứ cũng vậy, nếu không đủ khả năng tư duy sẽ không thấy được đây là pháp ứng với cả thân, cả tâm xem xét, dõi theo những chuyển biến, dính mắc đang được khắc phục tham ưu như thế nào, không loại trừ bất cứ phương pháp nào hiệu dụng để đoạn trừ lậu hoặc trên thân, trên tâm.
Tại sao việc hành trì chủ yếu ở hiệu dụng, ở sự phân biệt, hành trì Tứ chánh cần lại phải chấp vào pháp nào là pháp Phật. Trong bài "Mưa tháng sáu" tôi từng khẳng định để phục vụ con người thì tất cả những gì là tinh hoa đều không thuộc tài sản riêng của giáo phái, pháp môn hay phe nhóm nào. Và Pháp Phật cũng vậy, những tinh hoa của chánh pháp rồi sẽ đến với tất cả chúng sinh. Tại sao người học Phật lại không dụng được pháp khác khi mà thể dục, thể thao bởi chính lao tác như trong tu viện cũng chính là phương pháp kích thích bài tiết, xả bỏ uế trược, độc tố, thanh lọc cơ thể. Thực ra đây mới chính là tinh hoa Phật học, nhưng giờ đã trở thành là tài sản của loài người. Các động tác yoga cũng vậy thôi, chúng ta chưa biết chọn lấy tinh hoa biến thành tải sản vô giá…Tứ niệm xứ cũng là như vậy, chứ không nên chỉ biết lắng nghe, để tâm theo dõi...mà chẳng làm gì cả.
Chúng ta học Phật hàng ngày nhưng đã bỏ qua hoặc thực hành chiếu lệ với pháp Tứ niệm xứ. Bản thân tôi, chứng viêm đa xoang tôi đã tự giải quyết khi còn chưa biết đến Nguyên thuỷ, chưa biết đến tác ý, đuổi bệnh. Có đến hàng chục lần thiền định, trải bên dưới tấm giẻ lau, nước mũi từ trên kéo thành sợi chảy xuống ướt đẫm. Tôi biết có vô số những hành giả, các vị tôn túc không thiếu tâm sức trong tu tập, bám theo pháp Tứ thánh định nhưng đến giờ không vào được tứ thiền bởi họ bỏ quên Tứ niệm xứ. Họ cố sức, họ duy ý chí và cho đến khi ma ngũ ấm tấn công họ không còn đủ sự tinh tấn, dõng mãnh nữa vì không có bậc thiện trí thức bên cạnh. Và như đã nói, với tôi Tứ niệm xứ và Tứ chánh cần là hai pháp bất ly. Chúng ta chưa biết dụng đến bậc thiện tri thức qua những pháp hành vi diệu của Phật để lại. Không phải cố nhồi nhét nữa, hãy độc cư, hãy suy nghiệm…
Đức Phật dạy: Ta thành chánh giác là nhờ tâm không phóng dật. Khi thân định trên tâm, tâm định trên thân (nhất tâm) một cách dễ dàng chính là lúc thân đã thanh tịnh, đoạn trừ được ác pháp một cách cơ bản, buông xả thực sự, không còn bệnh tật, không còn nỗi sợ hãi vu vơ từ cái tâm lý sợ mất mát, sợ sự tước đoạt, sự tranh giành, cố sức thủ giữ. Do vậy ba pháp: Nhất tâm, Bốn (tứ) niệm xứ, Bốn (tứ) tinh cần là 3 pháp cơ bản để ly dục ly ác pháp mà phần: 4 - Sự luyện tập, sự tu tập, sự tái tu tập của những pháp ấy là tu tập định ở đây vậy là một đúc kết chặng đường giới, chặng đầu tiên trên hành trình từ thấp đến cao: Giới-Định-Tuệ.
5- Thở vô và thở ra là thân hành. (1)
6- Tầm tứ là khẩu hành. (2)
7- Tưởng thọ là tâm hành. (3)
Đây là ba bước hành trì, ba pháp hành trì để đi đến thân tâm vô lậu. 5 - Thở vô và thở ra là thân hành.(1) Nhiếp phục được thân để hợp nhất thân tâm do tưởng giải mà trở thành không niệm thiện, niệm ác bản lai diên mục hiện tiền. Mà nhiếp phục tức đang chuyển hoá ác pháp, trở về với thanh tịnh, vô nhiễm. Đây là pháp trong sơ thiền để có được căn bản. Nhưng vế sau lại chính nó là bước hành trì bậc cao thở vô, thở ra…khi việc hợp nhất đạt đến sự hoà hợp nhuần nhuyễn do quá trình tu tập định.
Tâm điều hành được thọ (32) tâm có định lực, diệt thọ (33) (34) và tâm điều khiển thức (35). Cuối cùng là xả hành ấm (36). Đây chính là giai đoạn sự tương quan, hợp nhất hoàn hảo để cùng dừng lại mà rất nhiều hành giả (tôi tin thế) đang lúng túng nửa muốn liều lĩnh tiếp tục nửa lại an phận dừng lại vì không có thiện hữu tri thức bên cạnh. Họ không muốn vì cái tham vi tế muốn chứng đạo, đưa mình vào bẫy rập của ác ma, của ngũ ấm ma.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
Dành cho bạn
Truyện ngắn: Điều hạnh phúc nhất
Góc nhìn Phật tử 13:50 14/11/2024Bé Sony đã ngủ từ lâu. Nằm trên giường, môi con mím lại, chúm chím, trông đáng yêu vô cùng.
Mẹ là chính một kỳ quan
Góc nhìn Phật tử 16:30 13/11/2024Mẹ là vằng vặc trăng rằm/ Cho con ánh sáng soi thềm bóng đêm/ Mẹ là điểm tựa trước đèn/ Cho con tỉnh giấc ngủ quên giữa đường...
Tu tập đúng mang lại sự cân bằng và hài hòa cho gia đình
Góc nhìn Phật tử 11:20 13/11/2024Sự tu tập đòi hỏi một trái tim sâu sắc và ý thức nhạy bén để hiểu rõ về cân bằng giữa gia đình và phụng sự. Sự cân bằng này sẽ giúp người chồng và người vợ cảm nhận được sự liên kết mạnh mẽ giữa việc phục vụ xã hội và hạnh phúc gia đình.
Nhàn hạ đích thực
Góc nhìn Phật tử 20:08 12/11/2024Trong một buổi chiều mùa thu yên ả, khi ánh mặt trời dịu dàng rải xuống từng tia nắng ấm, tôi ngồi dưới bóng cây bồ đề trong sân chùa, lặng lẽ quan sát những chiếc lá rụng lác đác trên mặt đất.
Xem thêm