Thiền nằm chữa trị mất ngủ
Nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ có nhiều nhưng chung quy lại là do không những không có thói quen sinh hoạt điều độ tích cực, mà còn không ít người sống buông lung tùy tiện bất chấp thời gian tiết độ trong ăn uống ngủ nghỉ làm việc, gây tổn thương về cả thể chất và tinh thần gây ra chứng mất ngủ
Trong xã hội hiện đại con người phải lo toan quá nhiều thứ cơm áo gạo tiền nhà cửa công việc con cái... dẫn đến căng thẳng, khó ngủ, mất ngủ.
Nguyên nhân gây mất ngủ, khó ngủ có nhiều nhưng chung quy lại là do không những không có thói quen sinh hoạt điều độ tích cực, mà còn không ít người sống buông lung tùy tiện bất chấp thời gian tiết độ trong ăn uống ngủ nghỉ làm việc học hành... gây tổn thương về cả thể chất và tinh thần gây ra chứng mất ngủ
Những người bị chứng khó ngủ mất ngủ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của mình và người thân xung quanh mình.
Căn cứ số liệu thống kê của Bộ Y tế, hiện nay có đến khoảng 50% dân số người Việt Nam đang gặp vấn đề rối loạn giấc ngủ, bao gồm các tình trạng khó ngủ, mất ngủ, thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc có cảm giác mệt mỏi khi thức dậy. Một trong những nguyên nhân chính gây mất ngủ, khó ngủ là do căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi do áp lực từ chi trả cuộc sống hằng ngày.
Bên cạnh các giải pháp thuốc men chữa trị chuyên môn từ các bác sĩ chuyên khoa, thiền nằm là một trong những giải pháp hữu hiệu và triệt để nhất nếu thực tập đúng cách và kiên trì
Tùy theo thời gian và điều kiện ta chọn những nơi yên tĩnh thoáng mát không khí trong lành như vườn thiền, công viên, hiên nhà, sân vườn..... chuẩn bị chỗ nằm chờ bằng phẳng như tấm phản, sofa gỗ, giường, nệm cứng, nền nhà nếu cần có tấm lót lưng mềm.
Hãy thực tập mỗi đêm 30 phút hoặc nhiều hơn trước giờ ngủ, theo mấy cách sau:
Cách 1: Chúng ta nằm ngửa thẳng, hay chân dang rộng bằng vai, hai tay đặt xuôi thẳng, lòng bàn tay hướng lên trên, đầu gối trên chiếc gối mỏng mềm đủ giữ cho thân thể ngay thẳng thăng bằng khí huyết dễ lưu thông nhất, thân thể dễ buông lỏng nhất
Bắt đầu ta để tâm chú ý nơi đầu chót mũi hơi thở ra vào, hơi thở ra vào đếm 1 và cứ thế lần lượt đến 100 với ý thức xoa dịu toàn bộ thân tâm, thư giãn tinh thần
Ta ý thức rằng mỗi lần hít vào là đang hít toàn bộ năng lượng tốt lành của vũ trụ vào ngập tràn trong cơ thể, lấp đầy thân thể, vào tủy xương, từng tế bào trong cơ thể được hòa quyện với năng lượng từ bi của chư Phật giúp khôi phục chữa lành mọi bất ổn trong cơ thể.
Khi thực tập thiền nằm hãy tránh hôn trầm thiu ngủ vật vờ, cũng như tránh chú ý quá căng thẳng làm mệt thân tâm.
Trong thời gian thực tập nếu ta bị phân tâm suy nghĩ lo lắng chuyện này chuyện nọ thì hãy mỉm cười quay lại đếm hơi thở từ 1
Nguyên tắc chữa bịnh của thiền nằm là phát huy sức mạnh năng lượng của tâm lực, năng lượng của tự thân khi thân được chăm sóc tốt, tâm được thư giãn và tập trung, phát huy năng lực chữa lành của tự thân đến mức tốt nhất.
Quan trọng nhất của thiền nằm là nương theo hơi thở, lắng dịu thân hành, thư giãn toàn thân, phục hồi năng lượng tích cực giúp ta từng bước nâng cao sức khỏe, thiết lập lại nếp sống tiết độ phù hợp. Đương nhiên khi làm được như vậy thì chứng mất ngủ khó ngủ sẽ được giải quyết tận gốc chất lượng cuộc sống được nâng lên từng ngày sau mỗi lần thực tập.
Hãy nhớ cứ thực tập cho đúng và kiên trì đừng có tâm lý mong nhanh chữa lành chứng mất ngủ, khó ngủ. Và chúng ta sẽ ngủ ngon và sâu lại một cách tự nhiên không mấy khó khăn.
Thiền đi - ứng dụng quan trọng trong thiền học Phật giáo
Không chỉ riêng trong thời gian thực tập thiền nằm, ta hãy tập biết lắng nghe tỉ mi mọi tiếng nói của cơ thể và chăm sóc chúng một cách chu đáo thì mọi vấn đề bịnh tật sẽ được giải quyết. Tập lối sống lương thiện tích cực tiết độ cũng là điều kiện giúp ta ăn ngon, ngủ ngon.
Sống không lương thiện, bất kính Tam Bảo, buông lung tùy tiện, tâm ác tánh xấu, không tiết độ thì muốn không bịnh, không khổ, không mất ngủ cũng khó.
Khi cơ thể chúng ta bị ngược đãi thì nó lên tiếng phản đối bằng những biểu hiện bịnh đau bất thường nhưng ta lại bỏ qua không thèm quan tâm đến khi nghiêm trọng thì mới hoảng lên chạy đôn chạy đáo, có khi không còn kịp thời gian nữa.
Cách 2: Cũng như hướng dẫn ở trên nhưng khác là không nằm ngửa thẳng mà nằm nghiêng người bên phải theo thế cát tường của nhà Phật (hay gọi là Sư tử ngoạ, như thế nằm của đức Phật khi nhập Niết Bàn), đầu gối nhẹ lên bàn tay phải, chân trái thắng và trên chân phải.
Thế nằm cát tường này là pháp của bậc thánh, lúc đầu hơi khó nhưng thực tập được sẽ giúp ta đi vào giấc ngủ an lành không mộng mị, không vọng tưởng.
Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của cách thiền nằm đó là ta không cần dùng bất kỳ bộ phận cơ thể nào để duy trì sự thăng bằng. Do đó, dễ dàng tập trung dễ dàng hơn vào phương pháp thực hành thiền nằm.
Khi ta muốn áp dụng phương pháp thiền nằm để đi vào giấc ngủ an lành thì hãy buông thư xoa dịu bộ phận đầu và các dây thần kinh não cùng với hơi thở đều đặn nhẹ nhàng của hơi thở sẽ giúp cơ thể nhanh vào trạng thái nghỉ ngơi.
Ứng dụng thiền nằm chữa bệnh mất ngủ sẽ mang lại thêm các lợi ích:
Lắng dịu thân hành, điều hòa sinh lý và nhịp sinh học tự nhiên.
Buông thư toàn thân giúp đưa cơ thể dễ đi vào giấc ngủ.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn
Tái lập nếp sống điều độ, thói quen ăn ngủ đúng giờ giấc.
Góp phần nâng cao sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật về cả thể chất và tinh thần.
Điều trị tận gốc chứng mất ngủ lâu dài mà không cần thiết dùng thuốc
Tuy nhiên, thiền nằm chữa bệnh mất ngủ là liệu pháp tác động chủ yếu đến tư tưởng, tâm lý của người bệnh, góp phần hỗ trợ đáng kể việc cải thiện tình trạng mất ngủ về mặt tâm lý.
Nhưng còn tổn thương về mặt vật lý bên trong cần được tác động trực tiếp hơn để điều trị tận gốc nguyên căn gây nên bệnh mất ngủ thông qua các bác sĩ chuyên khoa có tâm
Chính vì thế, ban đầu để có thể điều trị mất ngủ hiệu quả, người bệnh cần kết hợp thiền nằm với những phương pháp y học sẽ có hiệu quả tốt nhất. Khi thực tập thiền nằm một cách thuần thục có hiệu quả thì sẽ không cần thêm thuốc men gì nữa
Tập thiền nằm
Trị mất ngủ
Thư giãn toàn thân
Phát huy tiềm năng
Thực hành nhé
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm