Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 25/08/2023, 12:05 PM

Thơ, đời và đạo

Nếu thơ đời là thức ăn nhanh, ăn vặt, ăn ngon bất kể lúc nào, thì thơ đạo lại được dùng bằng sự tiết chế, thẩm thấu, bổ ích thật sự. Với sự chân phương trong ngôn ngữ, sự chân thành trong thể hiện sự bổ dưỡng tâm hồn trẻ trung, đôn hậu tôi vẫn muốn thơ Lê Minh Vũ cứ là thơ đạo.

 Bây giờ là tháng Tám

Này em ạ, tháng tám hiền sắc nắng

Anh đem phơi những ký ức đời mình

Hoà khúc nhạc yêu thương nồng ấm

Thấy mùa thu trong trẻo buổi bình minh.

 

Này em ạ, tháng tám vừa trở lại

Chẳng hẹn hò anh vẫn đến vườn xưa

Se se lạnh đủ gần nhau môi ấm

Khúc giao mùa khe khẽ giọt thu mưa.

 

Và tháng tám phượng cuối mùa rụng xuống

Anh cầm lên nỗi nhớ tuổi học trò

Sân trường vắng tà áo dài con gái

Bài thơ tình dang dở … hóa buồn so!

 

Và em ạ, bây giờ là tháng tám

Hương mùa thu ướp mắt biếc trong ngần

Anh cúi nhặt chiếc lá vàng phiêu lãng

Tháng tám về trong thương nhớ bâng khuâng

Lê Minh Vũ.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đạo và đời 

Người ta “chia” thơ ra rất nhiều loại tuỳ vào cảm quan của từng người để nói lên cảm xúc với từng tác giả, tác phẩm. Và kỳ lạ, người ta bỗng nhận ra sự phong phú đến không ngờ bởi vô số yếu tố: cấu trúc ngôn ngữ, tính đa nghĩa, sức biểu đạt, sự mô phỏng thế giới thực…Và rất nhiều người thích thú với phát kiến về hình thức và nội dung phong phú vừa kể. Với tôi, chỉ có 2 loại thơ đạo và đời. 

Thơ như đã kể trên đây. Nó được thể hiện bởi tính đa nghĩa, sức biểu đạt rộng đến vô hạn và thế giới thực gần như biến ảo đến vô cùng. Ngay người sáng tạo (tác giả) cũng thật sự khám phá chính mình sau cái nhìn đầy màu sắc của nhà phê bình. Và người ta đánh giá sự thành công của thơ ca, của từng tác giả qua sự phóng khoáng, đa nghĩa đó. Tôi cho đó là thơ đời. 

Thơ đời là một dạng tôn giáo. Nó biến ảo bởi chính cuộc đời “chấp niệm” tuỳ từng người, tuỳ cảm nhận. Tương tự như Đức Thích Ca tìm con đường giải thoát qua bao nhiêu gian truân có lúc đối diện với cái chết để rồi chứng đạo và tuyên thuyết về hướng đi giải thoát khác với các tôn giáo đương thời, ru ngủ, dẫn dắt vào đắm nhiễm, mê lầm.

“Thiên thượng thiên hạ/ Duy ngã độc tôn/ Nhứt thiết thế gian/ Sanh - Lão - Bệnh - Tử” 

Hướng đi giải thoát đó chính là đưa con người lầm lạc vào con đường thoát khỏi bệnh khổ bằng những pháp hành cụ thể. Ngài đã dẫn dắt 500 Tỳ kheo được chọn vào tăng đoàn (trong số 1250) đều chứng đắc. Hàng ngàn năm sau chúng sinh tiếp tục đoạ đày trong đắm nhiễm, khổ ách bởi đạo Phật trở thành là tôn giáo với hàng vạn pháp môn, với vô số giáo thuyết được kết tập sau khi tăng đoàn đã không còn.

Thơ đời chính là sự biến hoặc vô thường đó với những chiều kích biến thiên như giáo lý mạo xưng như thế.

Tôi muốn nói đến một “dạng thơ” gọi là đạo, nhưng có nhầm vào ai cũng đừng bảo tôi rằng “thương nhau cũng thể bằng mười hại nhau”. Bởi nhiều người thích được khám phá và khám phá được mình từ thơ đời. Cái lý muôn đời bất di bất dịch của văn học đó là Chân - Thiện - Mỹ. Điều đó giống như bốn chân lý: Khổ - Tập - Diệt - Đạo. Nó không phải thứ nghệ thuật ẩm thực với ngũ sắc, ngũ vị, với sự phong phú đa dạng và…thừa thải so với nhu cầu.

Nếu thơ đời là thức ăn nhanh, ăn vặt, ăn ngon bất kể lúc nào, thì thơ đạo lại được dùng bằng sự tiết chế, thẩm thấu, bổ ích thật sự. Với sự chân phương trong ngôn ngữ, sự chân thành trong thể hiện sự bổ dưỡng tâm hồn trẻ trung, đôn hậu tôi vẫn muốn thơ Lê Minh Vũ cứ là thơ đạo. Chính thế khi còn công tác ở Báo Văn Nghệ, Đài Truyền Hình dự định làm chương trình giới thiệu Vũ với tập truyện ngắn tôi cũng không thể nói khác đi: “Sở trường của Vũ là…thơ”. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm