Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/11/2020, 10:17 AM

Tượng Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara huyền bí

Tượng Bồ tát Quan Thế Âm Bodhisattva Avalokitesvara bằng đồng nặng 35kg do Henry de Pirey tìm thấy tại một tu viện nhỏ ở vùng Đại Hữu (Quảng Bình) đưa vào Bảo tàng Louis Finot năm 1923, hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.

Chùa Phước Thuận - Ngôi chùa có nhiều pho tượng chuyển màu

Tượng Bồ tát Quan Thế Âm Bodhisattva Avalokitesvara bằng đồng nặng 35kg do Henry de Pirey tìm thấy tại một tu viện nhỏ ở vùng Đại Hữu (Quảng Bình) đưa vào Bảo tàng Louis Finot năm 1923, hiện được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.

Những biểu tượng từ bi ẩn sau tượng Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara 

Toàn thân tượng Avalokitesvara - Ảnh : Tư liệu

Toàn thân tượng Avalokitesvara - Ảnh : Tư liệu

Đây là tác phẩm thể hiện nghệ thuật tạo hình tượng Phật Chămpa thế kỷ thứ 10 (một số nhà nghiên cứu cho xa hơn-khoảng thế kỷ 7-8) giới thiệu qua các tạp chí, ấn phẩm trong và ngoài nước như Bulletin de l’Ecole Francaise d’Extrême Orient năm 1930, Cổ vật Việt Nam do Cục Bảo tồn bảo tàng và Bảo tàng Lịch sử Việt Nam (Hà Nội) xuất bản năm 2003, các tài liệu về hiện vật Việt Nam ấn hành trong dịp tượng Avalokitesvara đưa đi trưng bày ở Mỹ và Hàn Quốc với giá bảo hiểm 2.000.000 USD.

Tượng trong tư thế đứng với dáng người thon nhỏ, cao 54 cm, chỗ rộng nhất 22 cm, chỗ dày nhất 15,5 cm, váy dài ở thân dưới và các đồ trang sức đầy lên ở đôi ngực để trần. Trên bắp tay, cổ tay của tượng đều nổi rõ những vòng đeo trang điểm. Một vành miện hình cung chạy vòng quanh trán làm “nền” cho chiếc mũ hình tháp đội bên trên. Mặt trước của mũ tháp có chạm nổi một tượng Phật đang ngồi trong thế đại định, đó là tượng Phật A-di-đà (Buddha Amita) phù hợp với câu ca lưu truyền: “Tây phương có Phật Di đà. Ngồi trong mũ báu Phật Bà Quan Âm” (Kim Dân), giúp các nhà nghiên cứu có thêm yếu tố để khẳng định đây là tượng Quan Thế Âm. Đến Phòng trưng bày của Bảo tàng Lịch sử Việt Nam TP.HCM, chúng tôi được nghe thuyết minh chi tiết tại chỗ về tượng Avalokitesvara: “tượng có bốn tay - tay phải trên cầm quyển sách pustaka, tay trái trên cầm chuỗi hạt aksamala, tay phải dưới cầm nụ sen padma và tay trái dưới cầm bình nước cam lồ kamandalu”.

Thâm ý qua hình tượng Phật Thích Ca Mâu Ni

Các tùy vật trên khá quen thuộc như:

- Hoa sen tượng trưng cho sức mạnh dứt trừ mọi dơ bẩn để tựu thành sắc đẹp và hương thơm trí tuệ, vươn lên khỏi bùn và nở tươi dưới nắng. Hoa sen trên tay Avalokitesvara là hoa sen chưa nở nhằm biểu thị “tánh Phật” tồn tại trong tất cả chúng sanh (nhưng chưa hiển  lộ), nên ai ai cũng là “vị Phật sẽ thành” như hoa sen sẽ nở.

- Chuỗi hạt tượng trưng cho niệm niệm đại từ đại bi nối tiếp nhau không ngừng, tựa như hạt châu này xâu kết từng hạt châu khác, tạo thành chuỗi ngọc đại nguyện cứu khổ. Theo Louis Frédéric: “về phương diện lý thuyết, 108 hạt cườm tượng trưng 108 dục vọng nơi con người mà Bồ tát Quan Thế Âm thu nhiếp trong lúc lần tràng hạt (…) nhưng các tràng hạt với số hạt ít hơn là những bội nhân khác của 3 (Phật - Pháp - Tăng) cũng được tìm thấy: 9, 18, 21, 42 và 54” (Tranh tượng và thần phổ Phật giáo, Phan Quang Định dịch).

- Bình cam lồ tượng trưng cho chiếc bình thanh tịnh (tịnh bình) chứa nước cam lồ là thứ nước ngọt ngào trong mát hứng từ sương ban mai. Chữ “cam” là ngọt, chữ “lồ” đọc trại của chữ “lộ”, tức là sương. Nghe hai tiếng “cam lồ” người ta nghĩ đến Bồ tát Quan Thế Âm với chiếc tịnh bình đựng nước cam lồ giúp cho người đang bị bức bách hành hạ bởi cơn nóng khát, cơn nhiệt não, cơn phiền lụy trong cuộc sống được thoát khổ và tươi vui trở lại.

Những ứng thân vì đời

Chiêm ngưỡng tượng Bồ tát Quan Thế Âm Avalokitesvara, không khỏi liên tưởng đến 32 ứng thân của ngài ghi trong kinh Lăng Nghiêm và 33 ứng thân trong kinh Pháp Hoa. Các ứng thân đó có mặt khắp nơi. Nếu nơi nào có người mong Phật ra đời thì ngài hóa ra Phật để thuyết pháp. Nơi nào mong có Bồ tát thì ngài thể hiện thân Bồ tát. Cũng vậy ngài hiện thân Bích chi, Thanh văn, La hán để giáo hóa: “Nếu có chúng sanh muốn làm thiên chủ, lãnh đạo chư thiên thì con hiện thân Đế Thích, thuyết pháp cho họ khiến được thành tựu. Nếu có chúng sanh, muốn thân được tự tại, bay khắp hư không thì con hiện thân Đại Tự tại thiên thuyết pháp cho họ khiến được thành tựu. Nếu có chúng sanh thích làm chủ các dòng quý tộc, mọi người cung kính thì con hiện thân trưởng giả, thuyết pháp cho họ khiến được thành tựu”. Đó là trích lời của Bồ tát Quan Thế Âm bạch với Phật Thích ca về những ứng thân của mình.

Ngài còn từ bi hóa thành thân của loài Rồng, thân quỷ Dạ xoa, thân loài người, hoặc loài phi nhân giống như người - đầu có sừng (Khẩn na la), thân rắn Đại mãng xà (Ma hầu la già), thân Thần âm nhạc (Càn thát bà), hoặc Thần hộ pháp Kim cương để hộ trì và cứu khổ tùy theo tiếng kêu cầu của từng loài. Vì thế ngài mang danh hiệu Bồ tát Quan Thế Âm có nghĩa là: “Quán sát tiếng kêu than cầu cứu của mọi chúng sanh để tìm đến cứu giúp” và dựa theo thánh điển chúng ta có thể tin rằng hiện nay ngài vẫn ứng thân đâu đó giữa đời này… 

32 tướng tốt của bậc đại nhân là những tướng nào?

Giao Hưởng

Nguồn: Báo Thanh Niên 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hoài niệm Hòa thượng Thích Trí Thủ

Tư liệu 08:37 06/05/2024

Một buổi chiều xuân năm 1958, tôi lên núi Trại Thủy Nha Trang, thăm chùa Hải Đức. Tôi không vào chùa, tôi đi dạo chung quanh chùa nhìn tứ-vọng-cảnh, rồi ra sân xem những chậu hường, lấy giống từ Đà Lạt.

Niệm Phật vô cùng linh ứng, vô cùng kì diệu

Tư liệu 14:40 04/05/2024

Tôi đang thực tập tại khoa sản, một hôm gặp một phụ nữ vì thai nhi đã chết nên nhập khoa để phẫu thuật. Bà vốn đang buồn khổ vì đứa con đã chết, nay phải đối diện với sự mổ xẻ lại càng lo lắng đau khổ gấp bội, tinh thần rất rối loạn...Tôi đến thăm và khuyên bà niệm Phật.

Cứu rùa và cái kết ly kỳ sau 16 năm

Tư liệu 10:05 03/05/2024

Lòng từ của ông Lâm và lòng tri ân của con rùa nhiếp phục, mọi người đều thề rằng từ đây về sau họ sẽ không bắt, không giết, không ăn con rùa đó nói riêng và tất cả loài rùa nói chung, lời thề nguyện này cho đến hôm nay vẫn còn tồn tại và có hiệu lực trong thôn này.

Giết rắn cả đàn, hậu họa khó lường

Tư liệu 10:30 28/04/2024

Trần Lạc Hạo mắc phải một căn bệnh kỳ quái. Không biết tại sao toàn thân đau nhức và mền nhũn như bún, không thể cử động hay tự sinh hoạt được. Các bác sĩ cho rằng đây là trường hợp lạ, lần đầu tiên họ gặp trong đời.

Xem thêm