Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 03/11/2020, 11:52 AM

Hình ảnh cứu khổ cứu nạn của Quan Thế Âm Bồ tát

Hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm uy nghiêm giữa bão lũ miền Trung; hình ảnh Tăng Ni Phật tử dấn thân cứu trợ; lá cờ Phật giáo dẫn đầu trên mọi nẻo đường lũ lụt tang thương để cứu giúp nhân dân, đã hun đúc nên hạnh nguyện Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm qua lời giảng của HT. Thích Thanh Từ

Theo Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm là tuyển tập 500 danh hiệu Bồ Tát Quán Thế Âm. Mỗi danh hiệu tán dương một bản nguyện, công đức, khuyến tu, hóa thân, hoặc uy lực của Bồ Tát, viết thành một câu khá dài. Phần lớn danh hiệu trích dẫn từ Kinh Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni (266 câu), Phẩm Phổ Môn trong Kinh Pháp Hoa (81 câu). Còn lại dẫn từ các Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Bí Mật Tạng Như Ý Luân Đà La Ni, Kinh Bất Không Quyến Sách, Kinh Quán Thế Âm Bồ Tát Như Ý Ma Ni Đà La Ni, Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Kinh Hoa Nghiêm và các Kinh Luận khác. Do dẫn nhiều bản Kinh nên có những chỗ tương tự hoặc lặp lại để tôn trọng ý Kinh.

Trong khi ca ngợi tha lực “nghìn mắt chiếu soi, nghìn tay nâng đỡ” của Ngài, bản Kinh cũng dành đến 18 câu để nhắc nhở người tu tập nhận ra Phật tính, tính biết-như-thật sẵn có nơi mỗi cá nhân (câu 430-447). Ngoài việc khuyến khích trì tụng Tâm Chú Đại Bi, niệm danh hiệu Quán Thế Âm và Đức Phật A Di Đà, bản Kinh cũng khuyên thực hành thiền định và quy kính Đức Phật Bản Sư Thích Ca Mâu Ni. Ngài khích lệ hành giả nỗ lực tu tập và làm việc thiện để chuyển hóa nghiệp ác, luôn luôn vì an vui, lợi ích cho chúng sinh.

Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi thường cứu khổ, cứu nạn cho tất cả chúng sinh bằng tấm lòng của một người mẹ thương con...

Bồ Tát Quán Thế Âm đại từ đại bi thường cứu khổ, cứu nạn cho tất cả chúng sinh bằng tấm lòng của một người mẹ thương con...

Theo đạo lý Duyên Khởi, nói đến chúng sinh là đã bao gồm cả bản thân và bà con nhiều đời của mình. Khi ứng thân theo từng tâm niệm chúng sinh, Ngài không chỉ mang hình tướng cao quý hoặc bình dân, mà còn hình tướng loài vật, hoặc hình tướng dễ sợ như Quỷ Tiêu Diện nơi bàn cúng cô hồn. Với chúng sinh hung dữ, khi lời hiền dịu không hiệu quả thì Ngài cũng dùng biện pháp mạnh, thần thông biến hóa nhưng không bao giờ rời trí tuệ, từ bi và đại định. Vô số Thiên Long Bát Bộ và Thiện Thần nhờ cảm ân đức Từ Bi Hỷ Xả Cứu Độ của Ngài qua vô lượng kiếp mà dũng mãnh phát tâm hỗ trợ Ngài cứu độ chúng sinh. Danh hiệu Ngài tượng trưng cho Trí Tuệ (Quán), Từ Bi (Thế Âm) và Hùng Lực (Bồ Tát), những tính đức của một vị Phật quá khứ - vị lai. Trí Tuệ, Từ Bi và Hùng Lực cũng sẵn có nơi mỗi chúng sinh nhưng còn mờ nhạt, nếu tinh cần tu tập thì ngày càng hiện rõ trong cuộc sống đời thường.

Vì vậy, ai cũng có thể là Bồ Tát giúp cho người khác, tức là hành Bồ Tát đạo mà khởi đầu là bố thí. Nhiều khi chỉ cần một bàn tay đưa ra, một ánh mắt cảm thông, một nụ cười hiền dịu, hay một lời nói nhẹ nhàng cũng có thể cứu được một sinh mạng trong cơn quẫn bách, cứu vãn được một mái ấm gia đình sắp đổ vỡ, hay chuyển hóa được một nghịch cảnh. Làm được như vậy là đã trở thành cánh tay nối dài của Bồ Tát.

Cho nên tu tập không phải là hướng ra ngoài để tìm cầu, mà là quay trở lại tự thân, “lặng mà biết” là Phật tính hiện bày. Theo nhiều Tôn Đức, Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm do một Bậc Cao Tăng Việt Nam (Ẩn Danh) biên soạn. Nhà phiên dịch và chú giải Quảng Minh nghĩ rằng bản Kinh này có từ đời nhà Trần, căn cứ vào câu “Linh Cảm Ngũ Bách Danh” trong Nghi Thức Thí Thực “Thủy Lục Chư Khoa” thịnh hành vào đời nhà Trần, thế kỷ thứ XIII. Kinh Ngũ Bách Danh cho thấy cách tu tập rất Việt Nam là Thiền Tịnh Mật đồng tu. Mật là trì tụng Tâm Chú Đại Bi; Tịnh là niệm danh hiệu Phật A Di Đà cầu vãng sinh Tây Phương Tịnh Độ trong tương lai, Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ thành Phật kế vị Đức Phật A Di Đà ở cõi đó; còn Thiền ở đây có hai phần là Chỉ và Quán.

Chỉ là tập trung vào Chú Đại Bi, không nghĩ chi khác (Danh hiệu thứ 376), đây chính là Định có tầm có tứ. Với tâm lắng yên, hành giả có thể nhìn sâu, nhìn lâu, nhìn kỹ vào lòng sự vật để hiểu đúng, gọi là Quán. Bản Kinh nhắc đến 10 phép quán trong Phẩm Phổ Môn là quán chân, quán thanh tịnh, quán quảng đại trí tuệ, quán bi, quán từ, quán diệu âm, quán phạm âm, quán hải triều âm, quán thế âm, quán thắng bỉ thế gian âm. Năm Trăm Danh Hiệu sắp xếp từ dễ đến khó, từ cụ thể đến trừu tượng.

Trước là kể lại cách tu tập và nguyện lực của Bồ Tát, kế đó là dẫn chứng các bệnh về thân, tâm, nghiệp lực và chướng nạn Ngài có thể giúp tiêu trừ. Lên một bậc nữa, Ngài hướng dẫn cách tiến tu như trì tụng chú Đại Bi, thiền định, chuyển hóa thân tâm, làm việc thiện, phát tâm Bồ Đề vì an vui hạnh phúc cho cộng đồng, nhân loại, tất cả chúng sinh, vì an lành cho nơi cư trú, đất nước, trái đất này. Cuối cùng, Ngài khuyến tấn hành giả mau chứng Tứ Quả, Thập Địa, cho đến Giác Ngộ, Giải Thoát. Giác Ngộ rồi là thực hành cứu độ chúng sinh như 32 ứng thân của Bồ Tát. Như vậy, thực hành lễ lạy vừa dẻo dai cơ thể, trừ nhiều bệnh, vừa sám hối ba nghiệp thân, miệng, ý, dần dần đạt đến thân và tâm nhất như.

Sự linh ứng và nhiệm màu của câu “Nam mô Quán Thế Âm Bồ tát”

Hình ảnh các Tăng Ni, Phật tử tiếp tế nhu yếu phẩm tới bà con đồng bào lũ lụt tại miền Trung.

Hình ảnh các Tăng Ni, Phật tử tiếp tế nhu yếu phẩm tới bà con đồng bào lũ lụt tại miền Trung.

Vậy là nương tướng mà vào tính, tâm với cảnh không hai, người lạy và đối tượng lạy đều đồng một thể rỗng lặng, Phật với chúng sinh không khác. Hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm uy nghiêm giữa bão lũ miền Trung; hình ảnh Tăng Ni Phật tử dấn thân cứu trợ; lá cờ Phật giáo dẫn đầu trên mọi nẻo đường lũ lụt tang thương để cứu giúp nhân dân, đã hun đúc nên hạnh nguyện Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn của Bồ Tát Quán Thế Âm với cõi Sa-bà, với những hình ảnh đó đã minh chứng cho sự có mặt ý nghĩa của Phật giáo giữa cuộc đời.

Một Phật giáo vượt ra khỏi ngôi chùa, khi đất nước đau thương, đến với người dân vùng lũ. Nếu không có hạnh nguyện, không có Phật soi sáng làm sao thúc đẩy chí nguyện dấn thân. Con đường tu tập của hàng cư sĩ cũng như xuất gia: Tất cả đều vượt lên chính bản thân mình như Đức Thế Tôn đã vượt lên những trói buộc mà tìm ra con đường chí thiện. Ba phương pháp phát nguyện hành đạo thời nay, như Kinh Pháp Hoa chỉ dạy: vào nhà Như Lai (vào nhà từ bi rộng lớn), mặc áo Như Lai (mang chiếc áo nhẫn nhục), ngồi tòa Pháp không (trên hướng đến quả vị cao quý, dưới học hạnh xả ly). Với tấm lòng thành kính tri ân Ngài, nhân ngày vía Bồ Tát Quan Âm xuất gia 19 tháng 9 năm Canh Tý sắp đến, chúng con nguyện lễ bái Kinh Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm, mỗi chữ một lạy. Thành tâm cầu nguyện đại dịch Covid-19 trên thế giới hoàn toàn tiêu trừ, cho nhân loại bớt tang tóc, khổ đau. Lại nguyện thiên tai, nhân họa, bão lụt, sóng dữ, bệnh tật, ách nạn tiêu trừ, thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.

Nam Mô Đại Từ Đại Bi Tầm Thanh Cứu Khổ Cứu Nạn Linh Cảm Ứng Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát.

Sự tích Quan Thế Âm Bồ tát

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh

Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024

Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...

Xem thêm