Tôi đi tìm Đạo
Ai cũng có câu chuyện của riêng mình, có thể là bất cứ điều gì, dấu mốc, sự kiện hoặc đơn giản là một ấn tượng ghi nhớ đến tận bây giờ, không bao giờ quên. Tôi cũng như vậy, câu chuyện mà tôi nhớ nhất cho đến bây giờ đó là hành trình đi tìm Đạo, con đường tìm ánh sáng của đời tôi…
Nếu ví cuộc đời như một biểu đồ, có những trục cao, trục thấp và đường biên lúc cao vút hoặc lúc chạm đáy. Thì thời điểm năm tôi 17 tuổi, là dấu mốc của sự chạm đáy đó…
Tôi sinh ra và lớn lên trong một gia đình bình thường như bao gia đình khác, bố mẹ đều làm công chức nhà nước, tiền lương ít ỏi chỉ đủ nuôi gia đình qua ngày và một chút dư giả để phục vụ nhu cầu khác của đời sống. Tôi là chị cả, dưới tôi là một cô em gái kém tôi 6 tuổi, sinh ra đã bị ốm đau bệnh tật và không được may mắn như chị của nó.
Tôi may mắn khi được sống trong một đất nước hòa bình, được chăm sóc, nuôi nấng và ăn học đầy đủ. Ấy vậy nhưng tôi vẫn chưa cảm thấy hạnh phúc. Xung quanh tôi còn có rất nhiều người đau khổ, luôn than thở, trách móc và không kể đâu xa, ngay chính tôi cũng còn đang đắm chìm trong bể khổ đau đó chưa thể thoát ra được.
Từ nhỏ cho tới bây giờ, chị em gái tôi không nhận được sự tôn trọng cũng như quan tâm, chăm sóc từ ông bà nội. Nói thẳng ra là chị em tôi sống trong một gia đình còn tư tưởng “trọng nam khinh nữ” ngay trong khi đang được sống trong một nền văn minh, hiện đại. Điều này đã đem đến cho tôi rất nhiều phiền não, đau khổ và tủi nhục. Tôi chỉ biết rằng, tôi không thể chịu nổi cảm giác này nữa, tôi muốn thoát ra khỏi nơi này, tôi muốn tìm một nơi yên bình để chữa lành những tổn thương. Và câu chuyện con đường tìm Đạo của tôi bắt đầu từ đây.
Con đường ấy đối với tôi vô cùng gian nan và thử thách. Tôi biết đến những lời kinh Phật từ khi còn nhỏ nghe bà trì tụng, nhưng để mà có ý thức và mong muốn hiểu về Đạo là khi tôi học lớp 12. Cái lúc xung quanh có vô vàn điều áp lực bao trùm, tôi tình cờ chợp được một tia sáng từ lời pháp của một sư thầy giảng và được up tải lên video trên youtube. Bài pháp đó nói về chủ đề “Nghiệp quả”.Càng nghe tôi càng thích và mong muốn nghe thật nhiều bài pháp tương tự như vậy.
Dần dần tôi trở thành một tín ngưỡng Phật giáo từ lúc nào không biết. Mỗi khi rảnh dỗi, tôi đều mở các bài pháp trên youtube của các sư thầy, sư cô giảng để nghe và thẩm thấu. Tôi thấy mình trở nên nhẹ nhàng và yên lặng hơn trước. Tôi biết rằng, đời là vô thường, có sinh có diệt, không có gì là tồn tại mãi mãi. Tôi cùng biết rằng, không có gì tự nhiên mà xảy đến với cuộc đời của chúng ta, tất cả đều có nhân – quả. Có lẽ từ vô thỉ kiếp trước, tôi đã làm sai, phạm sai điều gì đó khiến cho đến bây giờ, cuộc sống của tôi phải nếm trải những mùi đau khổ như thế.
Dòng dã một thời gian dài kể từ khi đó đến năm 3 đại học, mọi câu chuyện hay vấn đề gì trong cuộc sống, tôi đều tìm đến Đạo để giải tỏa khúc mắc trong mình. Tôi bắt đầu tập ăn chay, tụng kinh, chép kinh và lan tỏa những bài học tôi học được cho những người xung quanh tôi, tôi thấy cuộc sống dần trở nên tươi sáng lại. Tôi mong muốn trở thành một người con, đệ tử chính thức của Phật trước khi tôi 20 tuổi.
Nhưng không dễ như bản thân nghĩ, tôi không nhận được sự ủng hộ cũng như chấp nhận từ gia đình khi tôi đi đến Chùa. Tôi còn nhớ khi ở nhà nghe pháp hoặc tụng kinh, tôi đều lén la lén lút như một “tên trộm”, chỉ rình người nhà về là tắt vụt đi luôn. Tôi cũng không dám công khai ăn chay mà thay vào đó, một tuần tôi lựa lựa nấu một bữa cơm không thịt cho cả nhà. Cứ nghĩ như vậy sẽ êm đềm, nhưng một lần đỉnh điểm khiến tôi lại một lần nữa chìm vào sự đau khổ.
Tháng 5 hè vừa rồi, tôi có tham gia khóa tu sinh viên mùa hè tại chùa Linh Quang – tỉnh Nam Định với thời gian hai ngày một đêm. Trong thời gian ngắn đó, tôi được là chính mình, tham gia và hòa mình vào với những cơn sóng “nhiệt huyết” được lan tỏa từ nghìn bạn sinh viên như tôi. Tôi được tham gia khóa lễ và nghe pháp từ sư phụ, được hoạt động và trải nghiệm của một người tu là như thế nào, tôi rất vui và hạnh phúc vì điều đó. Đến giờ giao lưu cuối cùng, tôi vẫn nhớ sư phụ có nói rằng: “Đây là nơi luôn chào đón các con, nếu cuộc sống ngoài kia phiền muộn quá thì hãy về đây, Chùa luôn mở rộng cửa chào đón các con quay về”
Tôi vô cùng xúc động và nhớ mãi câu nói ấy cho đến tận bây giờ. Tôi luôn mong muốn có dịp sớm có thể quay trở lại để thăm Chùa và hỏi thăm sức khỏe của quý thầy, quý cô. Nói tiếp đoạn khi tôi vừa bước ra khỏi cổng chùa, nhận lấy điện thoại của mình được ký gửi từ ban tổ chức, vì trong khóa tu các khóa sinh không được sử dụng điện thoại. Lập tức tôi nhận được cuộc gọi từ bố, cùng với cơn mưa mắng chửi xối xả từ điện thoại vào tai tôi, mắng chửi tôi những từ ngữ thô thiển nhất trên cuộc đời này chỉ vì tôi đi Chùa. Tôi chỉ biết im lặng, lắng nghe và khóc.
Có lẽ nhiều người nếu như gặp trở ngại như vậy thì sẽ dừng lại hoặc giảm ý chí đi đúng không. Nhưng tôi thì khác, tôi nghĩ quá trình tu tập này cần phải có những yếu tố đó để xem lòng quyết tâm của mình đến đâu và mình mạnh mẽ như thế nào. Ví dụ như một chiếc xe ô tô cũ, bạn muốn nó thành BMW thì buộc người ta phải đập, ép sắt đó thật vụn, nhỏ để nung đốt lên và đổ khuôn xe mới. Tưởng tượng mình cũng như chiếc xe đó, đang mài giũa lại và đổ khuôn sang cuộc đời mới, tôi thấy nhẹ lòng hẳn đi.
Thời gian sau đó, tôi chưa có cơ hội tham gia lại khóa tu mùa hè nào nữa, nhưng thay vào đó, tôi đi tham gia những khóa thiền, cuộc thi tìm hiểu về Đạo… những địa điểm gần Hà Nội, nơi tôi đang sinh sống để tu và trải nghiệm nhiều hơn. Tôi không từ bỏ, vì tôi biết, Đạo Phật đích thực là nơi tôi muốn tìm đến và trở về. Tôi nguyện có thể quy y và làm đệ tử chính thức của Phật trước năm tôi 20 tuổi. Và tôi đã làm được, tôi đã quy y vào tháng cuối cùng năm tôi 19 tuổi với pháp danh là Tĩnh Tâm Chuyên.
Bạn thấy đấy, tôi rất kiên trì với con đường tìm Đạo của mình, mặc dù trên con đường ấy có vô vàn sự trông gai, trắc trở. Với một lòng tin sâu dày và sự quyết tâm tuyệt đối vào Đạo, tôi thấy cuộc sống của mình dần tốt đẹp và ý nghĩa hơn mỗi ngày.
Một ngày sống ý nghĩa là khi ta sống trọn vẹn được từng phút giây của hiện tại, không mong cầu tương lai, không chấp vào quá khứ. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ban tổ chức đã tổ chức chương trình “Đạo Phật trong trái tim tôi” để những người như tôi có thể chia sẻ câu chuyện của mình và được học hỏi những bài học giá trị và lan tỏa tình yêu thương tới mọi người.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
(*) Bài dự thi của tác giả Lê Thùy Anh, Pháp danh: Tĩnh Tâm Chuyên; Địa chỉ: Số 14, Ngách 31, Ngõ 44 Trần Thái Tông, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội.
Bài tham gia cuộc thi viết “Đạo Phật trong trái tim tôi” do Ban TT-TT TW & Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam phát động. Đạo hữu, Phật tử hoan hỉ gửi bài viết dự thi về email: info@phatgiao.org.vn.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chia sẻ của nữ tiến sĩ Văn học sau một tuần tu tập tại Làng Mai
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:39 19/11/2024Nữ nhà văn đã nghiệm ra một chân lý vô cùng quan trong để cả quãng đời sau này, bà có thể sống trọn vẹn những phút giây hân hoan, của một người hiểu rõ THẾ NÀO LÀ HẠNH PHÚC?
Viết về Đức Phật Dược Sư - thành Quảng Nghiêm một thuở…
Đạo Phật trong trái tim tôi 16:50 31/10/2024Theo tinh thần của Phật giáo Mahayana (Phật giáo Phát Triển) và Phật giáo Vajrayana (Phật giáo Kim Cương thừa) thì Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang là một vị Phật-đà với hạnh nguyện rộng lớn, sẵn sàng xoa dịu những trái tim cằn cỗi đau thương, luôn luôn dang tay cứu độ hết thảy muôn loài trầm kha ngũ thú.
Thiền sư Yantra Amaro - người không nói gì mà pháp tự tuôn chảy
Đạo Phật trong trái tim tôi 10:23 18/10/2024Cũng như bao người trong khán phòng, tôi ngồi đợi từ sớm, rồi cảm giác như có một ngọn gió nào vừa nhẹ đến lan vào trong phòng, trong những tiếng thì thào rất khẽ của những người đang ngồi quanh tôi. Ô, thì ra ông đã đến.
Thiền sư Nhất Hạnh kể chuyện “chiếc áo ba mươi bảy kiếp khổ hạnh”
Đạo Phật trong trái tim tôi 11:09 16/10/2024Có những chiếc áo không bao giờ xấu và cũ. Tôi có một chiếc áo nâu đã sờn rách và bạc màu, nhưng tôi quý hơn tất cả những chiếc áo khác của tôi.
Xem thêm