Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (2)
Như phần trước đã đề cập, kinh Pháp Hoa ngoài việc chuyển tải giáo nghĩa giải thoát, khẳng định khả năng và con đường thành Phật cho tất cả chúng sanh thì đồng thời và trước tiên, nó được xem là một tác phẩm văn học.
II. Ý nghĩa văn chương
Tính văn học được thể hiện rõ nét qua nghệ thuật sử dụng ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật mang tính gợi mở của bộ kinh. Đây là điểm thường gặp trong hệ thống kinh điển Đại Thừa, người đọc cần phải biết “lãnh ý quên lời”, vượt qua lớp võ ngôn ngữ và hình ảnh biểu trưng để tìm đến ý nghĩa chính muốn chuyển tải, mới không bị rơi vào trạng thái ảo tưởng, thần thánh hóa.
Điểm đặc biệt của Kinh Pháp Hoa là tuy diễn đạt những nghĩa lý cao thâm, nhưng không hề làm khó người đọc, ở chổ đều có sự liên tưởng và giải thích ý nghĩa rõ ràng ngay liền sau mỗi thủ pháp nghệ thuật. Như trong phẩm “Thí dụ” thứ ba nói về hình ảnh những đứa trẻ ham mê chơi giỡn trong nhà lửa, người cha đứng ngoài thấy quá nguy hiểm, nhưng nói sao các con cũng không chịu chạy ra, vì “chưa hiểu gì là lửa, gì là nhà, thế nào là hại, chỉ cứ đông tây chạy giỡn nhìn cha mà thôi”. Người Cha phải dùng những món đồ chơi để dẫn dụ, mới thành công. Kinh liên tưởng những đứa trẻ giống như chúng ta, là những người con của Phật đang ở trong thế giới đầy sự bất ổn của tam giới. Dù vậy, chúng ta vẫn cảm thấy sự thoát ly khỏi thế giới này là chưa hoặc không cần thiết. Vì thế đức Phật phải dùng các quả vị tu hành khác nhau để khuyến khích, nhưng cuối cùng cũng quy về cảnh giới duy nhất, là sự giác ngộ hoàn toàn mới thật sự là rốt ráo, đáng để tất cả hướng về.
Triết lý giác ngộ và ý nghĩa văn chương trong Kinh Pháp Hoa (1)
Kinh Pháp Hoa có tất cả “ba châu chín dụ nghĩa kín mầu”, ngoài ảnh dụ về nhà lửa, còn có ảnh dụ về về ba loại xe, tượng trưng cho ba con đường và quả vị tu chứng của một hành giả, bao gồm:
- Xe dê nhỏ yếu chỉ chuyên chở được một người, chỉ cho hàng Thanh Văn, chuyên tâm tu tập pháp Tứ diệu đế để tự thân thoát ly tham, sân, si, khổ đau của sinh tử.
- Xe hươu chỉ cho bậc Duyên Giác chuyên ở chổ riêng lẽ vắng lặng quán sát pháp Thập nhị nhân duyên để chuyển hóa vô minh,... lão tử ưu bi khổ não, hết lưu luyến tam giới, có trí tuệ giải thoát mạnh hơn hàng Thanh Văn.
- Xe trâu được xem là lớn mạnh nhất, có thể chở được nhiều người, chỉ cho hàng Bồ Tát phát tâm thành Phật. Họ là những bậc đã tự ra khỏi tam giới, nhưng vì “có lòng thương xót làm an vui cho chúng sanh”, nên quay lại bằng hạnh nguyện lợi tha, đi vào cuộc đời để giúp đỡ chúng sanh, khiến họ cũng được giải thoát như mình, khi nào tâm nguyện thành tựu sẽ bước lên quả vị Phật.
Kinh Pháp Hoa còn giới thiệu hình ảnh và ý niệm về “Người Cùng Tử” (người con nghèo khổ) sau này được sử dụng rất phổ biến trong Phật giáo. Đó là người con vốn không hề nghèo, mà chỉ vì một phút lầm lỡ, rời bỏ vị cha giàu có, lang thang trôi nổi quên mất gia thế và quê nhà, đến mức phải làm những công việc thấp hèn để mưu sinh. Cũng giống hình ảnh người nghèo có “viên ngọc trong chéo áo” mà không hay biết, phải đi xin xỏ những thứ thấp hèn để nuôi thân, lúc được chỉ ra gia tài tiềm ẩn của mình mới vỡ òa trong hạnh phúc. Những người tu hành cũng vậy, công phu tu tập hằng ngày sẽ giúp họ tìm về với gia tài đồ sộ kia, khi đạt được niềm an ổn tĩnh lặng của tinh thần rồi, thì những vật ngoài thân sẽ không còn quan trọng nữa.
Đời sống tinh thần luôn mang tính quyết định nhất, nếu bạn thật sự có sự phong phú về tinh thần, chắc chắn bạn sẽ có cuộc sống vui vẻ và hạnh phúc. Và người ta chỉ cúi đầu trước những trái tim vĩ đại, tinh thần vĩ đại, như đức Phật hay đức Chúa. Họ đều là những người vô sản, nhưng nhân cách và năng lượng tích cực được cả nhân loại ca tụng và học theo. Vì vậy không chỉ trong Phật giáo, hay nền triết học phương Đông mà cả những tác phẩm về bàn về hạnh phúc ở phương Tây cũng đều hướng con người bồi đắp sự lớn mạnh, phong phú về tinh thần, đó mới là gia tài thật sự của mình, nó sẽ theo ta không chỉ một đời, mà còn ảnh hưởng đến kiếp sau và cả những thế hệ tiếp nối.
Trở lại kinh Pháp Hoa, có một ví dụ rất thực tế và gần gũi, đó là ví dụ đức Phật như người thầy dẫn đường, như vị bác sỹ chẩn bệnh cho thuốc. Vấn đề là rất nhiều bệnh nhân dù thuốc đã sẳn có, nhưng lại không chịu uống. Cũng như chúng ta, suốt ngày than khổ, nhưng nếu bảo bỏ cái khổ kia đi, lại có trăm ngàn biện minh vì do tại bị. Cũng giống như một ví dụ vui, những người cầu vãng sanh Tịnh Độ, nhưng nếu Phật Di Đà đến tiếp dẫn liền thì rất sợ hãi, hẹn lần lữa vì còn nhiều việc chưa làm xong. Thật chất cái gọi là “chưa xong” đó vốn do mình không nỡ buông mà thôi, trên đời có gì là không thể thay thế không?! Hiểu điều này, tự nhiên chúng ta sẽ bớt cầu xin lại, vì Phật Bồ Tát vốn không phải vị thần ban phước giáng họa, quý ngài chỉ là vị thầy chỉ đường, còn đi hay không, nhanh hay chậm, có kết quả sớm hay muộn là do sự thực hành của bản thân chúng ta quyết định...
Bộ kinh này, càng đọc càng nhận ra nhiều triết lý sống và tu tập hằng ngày, càng thấy thương cho hạnh nguyện độ sanh không mệt mỏi của chư Phật và Bồ tát. Xuyên suốt bộ kinh còn rất nhiều nội dung và tầng nghĩa khác mà mình chưa thể lãnh hội trọn vẹn, nên tạm thời chỉ giới thiệu đến đây, ai có hứng thú xin mời đọc trực tiếp để trải nghiệm thêm nhé!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Thứ lớp quả vị của Bồ tát Thập địa
Kiến thức 13:29 02/11/2024Nhờ có trí tuệ thấy rõ khổ đau và thực hành Bát chính đạo cùng giáo lý Trung đạo, hành giả phát khởi Bồ đề tâm, hành trì Lục độ Ba la mật để dần đạt các cấp độ thành tựu trên con đường Giác ngộ.
Nói về Tứ niệm xứ
Kiến thức 10:40 02/11/2024Học, hiểu và tu tập Tứ niệm xứ là rất cần thiết dù tu sĩ hay cư sĩ giúp ta sống chất lượng, sâu sắc ý nghĩa, thanh tịnh thân tâm, thành tựu đinh lực trí tuệ hướng đến an vui giác ngộ giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi nỗi khổ niềm đau.
Xem thêm