Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 16/12/2023, 09:30 AM

Trừ sạch phiền não bằng cách nào?

Con người trên thế gian có rất nhiều việc gây nên phiền não, ví dụ như: Trong thân thể chúng ta có sự phiền não già, bệnh, chết, về tâm lý có phiền não tham sân si.

Phiền não của chúng ta sâu rộng như biển lớn, um tùm như rừng cây. Chúng ta mê lầm tạo nghiệp, lưu chuyển trong sinh tử luân hồi đều do phiền não mà ra.

Trong tận cùng sâu thẳm của phiền não, xét kỹ nó hoàn toàn không ngoài chữ “ngã” (Ta) tạo thành. Bởi do ngã chấp, ngã ái, ngã kiến... dấy khởi cái thấy biết sai lệch, làm cho chúng ta sinh ra biết bao phiền não khôn cùng. Cho nên chúng ta cần học đạo, đầu tiên cần phải tu học như thế nào để khắc phục những phiền não ấy. Cội gốc chủ yếu của tất cả phiền não chính là tham sân si, nên nói: “Bắt giặc trước là bắt vua”, để phá trừ phiền não, điều trước tiên làm sao đem ba độc tham sân si bỏ quách đi.

Trong Kinh Phật có câu: “Cần tu giới định huệ để dứt trừ tham sân si”. Ảnh minh hoạ.

Trong Kinh Phật có câu: “Cần tu giới định huệ để dứt trừ tham sân si”. Ảnh minh hoạ.

Vương Dương Minh từng nói: “Bắt kẻ giặc trong núi thì dễ, trừ giặc trong tâm lại khó”. Như giặc trong núi dễ bắt, ba độc tham sân si trong tâm chúng ta lại khó dứt trừ. Trong Kinh Phật có câu: “Cần tu giới định huệ để dứt trừ tham sân si”. Bởi vì, trong đời sống chúng ta có nhiều tập khí, việc ích lợi cho người thường không chịu làm, nếu biết vận dụng năng lực của “giới”, thì sẽ có thái độ hy sinh sở thích của mình, chứ không xâm phạm đến lợi ích của người khác. Do vậy có thể thấy “giới” đối trị được bệnh tham. Ví dụ như: Những mong cầu trong tâm của chúng ta, trong đời sống hiện tại luôn có sự tị hiềm oán giận, chúng ta cần thực hiện công phu để được “định”, khiến cho cõi lòng chúng ta không nghiêng lệch, ngay thẳng sáng suốt, mới có thể xa lìa sự trói buộc của phiền não, từ đó trí huệ mới phát sinh. Nói đến si thì phải dùng “trí” để đối trị, Phật dạy trí không phải là trí thức ở thế gian, bởi vì trí thức ở thế gian ít khi hoàn toàn là thiện. Nếu trí Bát-nhã trong tâm không phát sinh, thì làm việc gì cũng không hợp với Phật pháp, tất cả chỉ dựa vào tình cảm riêng tư thông thường ở thế tục mà hành động, đây gọi là làm trong mê muội. “Trí” Phật dạy là do thực hành văn tư tu mà thành tựu, là phương pháp quán chiếu trung đạo thật tướng, nương vào phương pháp này mới có thể diệt trừ căn bệnh lớn vô minh là “Tham sân si”.

Có một lần tôi dạo chơi nơi công viên Nhật Quang nước Nhật Bản, tôi trông thấy kèo cột trên nóc nhà nọ có khắc chạm ba con khỉ, dáng vẻ sinh động như thật. Một con lấy hai tay che con mắt, một con lấy hai tay bịt lỗ tai, một con lấy hai tay bụm miệng. Tôi chợt nhận ra ba con khỉ này là tượng trưng cho những đạo lý, những đạo lý ấy là gi?

Các giác quan của con người: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý. Tất cả đều hướng ra bên ngoài theo đuổi không ngừng, đối với trần cảnh thế gian phân biệt một cách hư dối, do đây sinh ra rất nhiều phiền não. Nếu chúng ta đối với tất cả cảnh giới bên ngoài nên xoay trở lại quán xét tự tâm, không để tâm mình chạy theo trần cảnh, cái chẳng nên nhìn thì không nhìn, cái chẳng nên nghe thì không nghe, việc chẳng nên nói thì không nói thì phiền não sẽ ít đi. Điều này giống như Khổng Tử từng nói: “Điều phi lễ chớ nhìn, điều phi lễ chớ nghe, điều phi lễ chớ nói, điều phi lễ chớ làm!”. Nếu thực hành được như thế, thì có thể diệt trừ kiết sử phiền não tham sân si che đậy nội tâm chúng ta, đồng thời việc làm của chính mình sẽ không đến nỗi xảy ra sai trái, phiền não từ đó tự nhiên dần dần giảm thiểu.

Bà ngoại của tôi là một Phật tử thuần thành, từ năm mười bảy tuổi đã ăn chay niệm Phật, sự xuất gia của tôi chính là chịu ảnh hưởng từ bà. Bà là người hiền hậu, có ba người con trai. Thế nhưng những đứa cháu, con của ba người cậu, tôi nhớ những người con ấy vào khoảng ba bốn tuổi đều chết. Nhưng xưa nay bà ngoại của tôi, không buồn khổ vì việc ấy, lẽ nào bà không có tình cảm chăng?

Không thương yêu con cháu sao? Đương nhiên không phải vậy! Đó là do bà học Phật pháp, biết con người ở đời có sinh ắt có tử, có tạo nghiệp là có chịu quả báo, dù ai có làm sao đi nữa cũng không tránh được. Sinh ra con cháu, là do nhân duyên hòa hợp thọ thai vào gia đình ấy; nếu có chết đi, thì coi như nghiệp báo hiện đời của nó đã trả xong mối nợ tình cảm đối với những người thân ấy. Thọ mạng của con người xưa nay dài ngắn không đồng, những đứa trẻ hiện tại quấn quýt bên chúng ta, nhưng trong tương lai chắc chắn chúng sẽ rời xa. Nếu những đứa trẻ có duyên lành, nó tự có sẵn phước báo, cần gì phải ưu phiền lo lắng cho nó! Cho nên người học Phật, đối với quan niệm sinh và tử, tuy cùng là con người nhưng phước báo không ai giống ai, thì đối với người thân mất đi, việc buồn thương khóc lóc đâu có ích lợi gì.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch

Sống an vui 16:50 22/11/2024

Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.

Những cảnh giới cao nhất

Sống an vui 13:15 22/11/2024

Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?

Buông xả những nỗi lo âu

Sống an vui 11:00 22/11/2024

Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.

Học chim làm tổ

Sống an vui 07:30 22/11/2024

Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.

Xem thêm