Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Tư duy về tri kiến Phật

Pháp Hoa kinh là vua của các kinh vì ở vào thời kỳ thứ 5 trong lịch sử đạo Phật. Lúc bấy giờ là cuối đời thọ mạng của đức Phật nên kinh giảng của người mang toàn bộ tính chất của đạo Phật do người thuyết pháp. Có hai cốt lõi của kinh Pháp Hoa là Phật tánh và Tri kiến Phật.

Bất nhị là triết lý đông phương (I)

Phật tánh đã được tóm lược trong bài nhận biết Phật tánh cùng tác giả. Tri là biết, kiến là thấy, biết thấy Phật là gì? Biết là tuệ giác người dạy cho chúng ta và thấy là thấy đại từ bi của Phật. Đó là trí tuệ và từ bi là đôi cánh chim đại bàng cất cao bay lên trong tu tập. Chúng ta nghiên cứu trí tuệ của toàn bộ đạo Phật một cách tổng luận để tư duy, về phần từ bi chúng ta đã hiểu qua bài tôi học kinh Pháp Hoa đồng tác giả. Trí tuệ đạo Phật có gồm hai phần triết lý đạo Phật và ứng dụng. Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.

Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.

Tri kiến Phật là nắm hết các điểm chính của đạo Phật theo lịch sử của thời gian. Chúng ta hãy đi sâu về tuệ giác.

Triết lý và ứng dụng

a. Nguyên lý duyên khởi: Khi Đức Phật đắc đạo, nguyên lý đầu tiên người giảng giải là duyên khởi: cái này có cái kia có, cái này sinh cái kia sinh, cái này diệt cái kia diệt, cái này không cái kia không. Vạn pháp làm duyên cho nhau mà hiện hữu và tiêu diệt theo luật thành trụ hoại không, sinh trụ hoại diệt. Không có một thượng đế nào sáng tạo ra muôn loài. Đây là một lý thuyết nồng cốt đi xuyên suốt đạo Phật.

Ứng dụng 1 là nghiệp cảm duyên khởi, còn gọi là 12 nhân duyên. Đây là nguyên lý giải thích sự luân hồi của con người chuyển biến qua 12 giai đoạn tạo thành một vòng tròn kín theo thời gian. Tây phương xem thời gian là đường thẳng từ quá khứ đi đến hiện tại rồi tương lai. Đạo Phật xem thời gian là vòng tròn, bất cứ việc gì xảy ra của vũ trụ con người đều là vòng tròn kín, vì kín nên không có bắt đầu và không chấm dứt. Vô minh là sự tiếp theo của cái chết, vô minh không có nghĩa là ngu dốt mà có nghĩa là có ý thức nhưng mù quáng, có hiểu biết nhưng đam mê.

Quá khứ có 5 giai đoạn: Vô minh rồi đến hành động rồi lục nhập là 6 cửa nhập vào cơ thể là mắt tai mũi lưỡi thân ý là 6 giác quan. Đứa bé được chào đời là có ngay 3 giai đoạn này. Kế tiếp là có tiếp xúc ở 2 năm đầu. Từ xúc thì có cảm thọ là cảm giác, tri giác. Đến 5 tuổi đứa bé là bắt đầu ở giai đoạn hiện tại. Đó là Ái Thủ Hữu là trưởng thành của con người. Chúng ta lớn lên bắt đầu có ý thức và trách nhiệm nên có bắt đầu là yêu ghét thích thú buồn phiền gọi là ái. Từ ái dục đưa đến chấp thủ là ôm lấy giữ lấy vào người để chiếm hữu nó nên gọi là ái thủ hữu, ba giai đoạn đi liền với nhau. Tương lai là sáu tuổi trưởng thành đỉnh cao là bắt đầu đi xuống. Giai đoạn này là sinh ra già bịnh chết gọi là lão tử. Kết luận 12 nhân duyên là vô minh, hành, thức, danh sắc: đặt tên theo hình dáng bên ngoài của vạn vật, sáu xứ còn gọi là lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử. Giai đoạn hành là tạo nghiệp nên gọi là nghiệp cảm duyên khởi. Hành rất phức tạp gồm có thân khẩu ý tạo nên hành.

Theo luật nguyên nhân và hậu quả vào giai đoạn hành này tạo ra nghiệp quả. Nghiệp thì có biệt nghiệp riêng chúng ta và cộng nghiệp là nghiệp chung cộng đồng. Nghiệp xảy ra liền thì gọi là thuận hiện nghiệp. Nghiệp gây báo ứng trong đời còn sống là thuận sinh nghiệp. Nghiệp báo ứng đời sau này thì gọi là thuần hậu nghiệp. 12 nhân duyên chia ra vô minh ái thủ gọi là Hoặc mê hoặc, còn lại là 5 quả hiện tại và 2 quả tương lai gọi là Khổ kết quả đau khổ. Mê hoặc là bịnh của tâm, nghiệp là hiện ra vật lý của bịnh đó và kết quả là đau khổ. Nghiệp sinh ra quả nhưng ở giữa cũng có duyên làm chất xúc tác như phản ứng hóa học cần chất xúc tác ở giữa cho phản ứng xảy ra. Vì thế tu chuyển nghiệp là chuyển duyên ở giữa này. Chuyển duyên cũng là áp dụng nguyên lý duyên khởi.

Ứng dụng thứ hai là a lại da duyên khởi. Nghiệp do thân khẩu ý như vậy ý thức có a lại da thức là nơi tàng trữ ý lực là hành động của tâm, tạo ra hành động. Từ đó nguyên nhân của nghiệp từ a lại da thức có chủng tử mà phát khởi ra là căn nguyên của Nghiệp cảm duyên khởi là a lại da duyên khởi. Gọi đó là tâm thức, chỉ có tâm thức đi đầu thai chứ không có linh hồn. Từ ý thức đến Mặc na thức là cái ngã cái tôi rồi tồn trữ là tàng thức, gọi chung lại là tâm thức.

Ứng đúng thứ ba là chân như duyên khởi. Chân như còn gọi là Như Lai tạng là Phật tánh nằm sẵn trong tâm của chúng sinh. Đó là trạng thái chân thật của vạn vật cội nguồn của giác ngộ, là thật tướng của các pháp. Như đây là chữ như thị như thật. Như thật là lúc vạn pháp không còn có không gian thời gian bình đẳng như như vô tướng tịch tĩnh. Chân như chính là Phật tánh kinh Pháp Hoa. Chân như duyên khởi là cơ bản sinh ra chủng tử trong A lại da duyên khởi. Chân như biến hiện ra các chủng tử này.

Ứng dụng thứ tư là Pháp giới duyên khởi: đây là kinh Hoa Nghiêm xin đọc bài tôi học kinh Hoa Nghiêm. Thế giới này không có sự riêng lẻ mà có sự giao thoa với nhau và đó là 4 pháp giới giữa lý và sự. Tất cả bốn lý sự này tương thông tương đồng hổ tương cho nhau và làm duyên cho nhau chằng chịt như một matrix sinh diệt.

Tinh thần Từ Bi - Vô Ngã của Phật giáo song hành cùng lịch sử - văn hóa dân tộc Việt Nam

tu-duy-ve-tri-kien-Phat 3

b. Nguyên lý tất định và bất định

Nói dễ hiểu là nguyên lý có định mệnh và ngược lại không có. Khoa học chủ trương thuyết không có số mệnh mà đạo Khổng Tử thì cho là có số mệnh. Đạo Phật phủ định cả hai. Định mệnh cho rằng có số mệnh sống chết, ngược lại không có gì được định đoạt hết. Phật thì nói là do duyên và nghiệp mà vận hành. Tất cả đều do ý thường mà hiện hữu nên ý dẫn đầu các pháp trong kinh Pháp Cú, hay kinh Hoa Nghiêm nhất thiếc duy tâm tạo. Tương ứng khoa học thuyết bảo toàn năng lượng của Einstein mass and energy conversion sự chuyển động của vật chất và năng lượng chuyển đổi không ngừng. Ứng dụng nguyên lý này là duyên khởi nên vô ngã vô pháp vô thường tạo ra Trung quán luận do Bồ Tát Long Thọ dẫn giải.

c. Nguyên lý tương dung

Tương dung là hổ tương dung nhiếp hai ý niệm đối kháng nhau đi đến đồng nhất. Có 3 cách đồng nhất như hình tướng khác nhau nhưng đồng nhất là một, cách thứ hai là có hình tướng đối lập nhưng cùng đồng nhất một bản chất, thứ ba là vừa đồng nhất hình tướng vừa đồng nhất bản chất như nước và sóng. Như vậy trong động có tĩnh và tĩnh có động lòng vô trong nhau. Đời sống có Niết bàn ngay trong lúc còn sống là vậy.

d. Nguyên lý Như thị

Nguyên lý này còn gọi là bất nhị không phân biệt. Trạng thái chân thực là trạng thái không có điều kiện riêng biệt nào. Nguyên tắc nầy đưa đến Trung quán luận là Như thị chỉ đạt được khi phủ nhận sự hiện hữu và phủ nhận luôn duy tâm là vậy. Hoa Nghiêm thì không có cá biệt độc lập, kinh Pháp Hoa thì như thế là như thế với thực thể chân thật nơi tại bản chất. Như thị giải thích là đóa hoa đang rụng chết là có đóa hoa đang nở sinh ra. Trong cái rụng chết có chứa cái nở sinh ra gọi là hổ tương đối đãi là trung quán.

e. Nguyên lý Viên dung.

Xin đọc bài tôi học kinh Hoa Nghiêm. Viên dung còn gọi là Pháp giới duyên khởi của kinh Hoa Nghiêm có 4 vô ngại pháp giới giữa Lý và Sự. Theo nguyên lý này không có sự hiện hữu nào có một mình hay cho cái khác. Thế giới lý tưởng này là nhất chân pháp giới.

f. Nguyên lý Niết bàn hay giải thoát viên mãn

Niết bàn được so sánh như ngọn lửa đã tắt là trạng thái của Phật sau khi nhập diệt. Phật có bảo các đệ tử đừng khóc vì pháp và luật của người để lại còn là người còn dưới hình dạng Pháp thân Phật. Sau đó có kinh luật ra đời là sự vi diệu của pháp và luật do các trưởng lão và Ananda kiến tạo. Kết tập được lập ra kỳ 1, 2, 3 tiếp theo, đầu tiên là những thánh điển không văn tự, tất cả đều do lời nói nhắc lại mà thôi. Kế tiếp là thánh điển không tô vẻ không đúc tượng. Sau đó là chấp nhận có kinh và tượng và bắt đầu thảo luận về Niết bàn. Kinh Đại bát Niết bàn đẻ ra giải đáp vấn đề này cho đến nay vẫn là một đề tài bàn thảo. Xin đọc bài Tư duy về Niết bàn cùng tác giả. Tất cả đều nói về trạng thái Niết bàn nhiều hơn là xác nhận vật lý một không gian cho cõi Niết bàn nên gọi là Niết bàn vô trú xứ. Vật lý ngày nay cho không gian cong nên có định vị không gian thời gian cho Niết bàn. Sự từ chối không thời gian không không gian không tạo tác không nhân duyên không bị dao động làn sóng sinh tử, sẽ không có Pháp giới theo nghĩa động nhưng có Pháp giới theo nghĩa tĩnh là Chân Như hay như thật trạng thái tối hậu hay gọi là trạng thái Niết bàn.

Tri kiến Phật

Tri kiến Phật là hiểu thấu hết tuệ giác Phật dạy cho chúng ta đi xuyên suốt lịch sử của đạo Phật từ Nguyên thủy đến Đại thừa, thống nhất lại là nhất thừa là Phật thừa của kinh Pháp Hoa là tuệ giác tri kiến Phật.

Tri kiến Phật là hiểu thấu hết tuệ giác Phật dạy cho chúng ta đi xuyên suốt lịch sử của đạo Phật từ Nguyên thủy đến Đại thừa, thống nhất lại là nhất thừa là Phật thừa của kinh Pháp Hoa là tuệ giác tri kiến Phật.

Oai nghi của người tu

Sau phần triết lý ứng dụng của đạo Phật chúng ta nghiên cứu sự hình thành của Đại thừa về tri kiến Phật. Đó là những vấn đề liên quan Phật tánh, Tánh không và Duy thức luận.

a. Phật tánh

Kinh Pháp Hoa là kinh đầu tiên nói về Phật tánh của chúng sinh. Mọi người đều có sẵn Phật tánh và sẽ tu thành Phật. Phật tánh là tánh chất của phật, là chân như là chân tâm là tánh giác là trí tuệ Phật là Như lai tạng. Vấn đề được bàn cãi nhiều là Phật tánh có sẵn trong ta nhưng tại sao khi sinh ra đời ta lại vô minh mà không có cái tánh giác này mà sử dụng?

Trong bài Tôi tìm đường giác ngộ cùng tác giả: Khi xưa Bà la Môn có hỏi Phật tại sao chúng sanh có Tánh giác sẵn trong người mà không lấy nó ra, tại sao sanh ra thành vô minh? Hỏi 3 lần Phật không trả lời, Phật bảo Ananda rằng câu hỏi này cũng giống như con người từ đâu mà có? Trái đất vũ trụ này từ đâu mà có? Chúng sanh bị bắn tên độc tham sân si không lo giải độc mà cứ hỏi ai bắn tên này? Tại sao lại bắn tên này?

Có nhiều giải thích về việc này: như khi sanh ra con người bị đau đớn quá đổi vì ép thân xác nhỏ lại đi qua âm đạo phụ nữ nên đau quá mà không còn nhớ gì biết gì Tánh giác sẵn có, rồi ra đời lại bật lên ý thức phân biệt làm thành vô minh. Nhưng nếu sanh ra giải phẫu bụng thì có đau đớn như vậy đâu? Có giải thích khác mơ hồ hơn là đi đầu thai thì phải ăn cháo lú để quên hết tánh giác của mình và quá khứ của mình. Thật ra nếu ta tu hành đạt tánh giác gọi là chánh đẵng chánh giác thì không còn luân hồi nữa thì có trở lại vô minh được đâu, Phật dạy rằng khi vàng quặng mỏ nhiễm tạp chất được phân giải thành vàng ròng (pure) rồi thì không thể trở lại vàng tạp quặng như cũ được. Đã đắc đạo Ngộ được rồi thì không bao giờ trở lại vô minh được, mà không trở lại vô minh thì không bị vòng 12 nhân duyên gò ép thì không còn sanh tử luân hồi thì thoát ra rồi, đâu còn đầu thai làm người vô minh?

Như vậy chỉ có người vô minh bị nghiệp lực dẫn đi mới đầu thai làm người 6 nẻo luân hồi thì vô mình mới sanh ra mà thôi, tức là vô minh mới trở lại vô minh còn Giác ngộ rồi không thể trở lại vô minh được nữa, họ đã thành A la hán, Bồ Tát, Phật rồi. Trả lời câu hỏi bà la môn là lúc khởi thủy loài người tại sao không giử Tánh giác mà lại đầu thai là vô minh? Lời giải thích là ý thức làm che mờ Tánh giác.

Như vậy Tánh giác ta có được sẵn trong tâm thức đi đầu thai nhưng khi chào đời đứa bé có dòng điện neuron dưới từ trường trái đất lên đến não bộ để tạo ra ý thức và ý thức này có trước rồi tánh giác mới có sau, do vậy mà ý thức che lấp tánh giác đi. Tuy tánh giác có sẳn trong tâm thức đi đầu thai nhưng khi sắc thân do 5 uẩn duyên hợp thì ý thức có trước do sắc có, rồi tánh giác có sau nên bị che mờ. Quan điểm này được cho là duy vật vì vật chất có trước ý thức có sau. Cũng có thể tánh giác có trước nhưng đó chỉ là cái nhân tố của tánh giác mà thôi. Tức là vô minh thì trở lại vô minh nhưng khi tu tập Giác được rồi thì không trở lại vô minh nữa mà Giác đó là tánh giác có sẵn trong chúng sanh, chứ không lấy từ đâu mà có. Đặt câu hỏi có thật sự chúng sanh có sẵn tánh giác đó hay không? Trả lời là đúng vậy.

b. Tánh Không

Trung quán luận Tánh không của Bồ Tát Long Thọ được gói tròn trong câu: Bất cứ điều gì do nhân duyên sanh ra ta gọi đó là Không, cái đó là giả danh, cái đó cũng có nghĩa là trung đạo. Vì duyên khởi nên các pháp không có tự tánh, không tự nó độc lập hiện hữu mà phải làm duyên cho nhau mà hiện hữu. Vậy là giả danh và Long Thọ giải thích trên hai hiện tượng luận là tục đế và chân đế. Tục đế là hiện tượng các pháp hiện ra, chân đế là bản chất chân lý tìm ẩn của hiện tượng đó. Chân đế đó phải tu tập và thiền định mới hiểu được. Phải hiểu tánh không thì mới đạt được tánh giác, Trung quán luận đưa ra cho chúng ta tu tập một cách rất trừu tượng. Vì có tánh không nên vạn pháp không ở đứng yên một vị trí nào cố định của hai đầu cực đoan mà nó di chuyển không ngừng giữa chúng. Đó là Dịch hoá Pháp. Với tánh không chúng ta không bao giờ xác nhận vạn pháp ở bất cứ một vị trí nào. Như không giả cũng không thật, Niết bàn cũng là phiền não thế gian, vạn pháp không có xác định ở một điểm gì cố định. Như hiện tượng tương đối thì có tuyệt đối bên trong và ngược lại. Thuyết trung quán không phủ nhận hiện tượng tương đối nhưng cho rằng chân lý là không chấp nó cố định vì nó do duyên nên vô thường di chuyển liên tục. Sự từ chối của Trung quán luận có hai lần từ chối là cuối cùng sự khẳng định.

Để đạt được cái trừu tượng này chúng ta tu tập thiền định nhìn vạn pháp bằng trực nhận trực giác là kiến thức nằm thấp dưới cái nhìn của ý thức phân tích phán xét nên đưa đến chân lý tối thượng. Tánh Không trung quán là nhận được sự tuyệt đối nầy bằng từ bỏ ý thức phân biệt hay gọi là nhị nguyên tính, nhờ đó nhìn ra được không tự tánh không tự ngã, vô pháp. Trong bài giảng về Tuệ trung thượng sĩ của Thầy Thích Nhất Hạnh có nói về sự tánh Không như sau: Thân tùng vô tướng bản lai Không; Huyễn hoá phân sai thành nhị kiến. Quán chiếu thấy thân của ta tùy thuộc vào vô tướng là ba cái giải thoát: Không - Vô tướng - Vô tác. Thân là 5 uẩn do duyên hợp lại có bản chất vô tướng của nó là Không, trống rỗng không, do duyên là nương vào nhau mà hiện hữu nên không có tự tánh độc lập tự mình mà có nên gọi là vô ngã không có cái tôi.

Phật dạy vô ngã tướng là không có cái ta, không có tướng nhân là thương người, không có tướng chúng sanh là loại vô tình và hữu tình cũng như nhau, không có tướng thọ giả là thọ mạng thời gian vô lương thọ. Tương tự câu Long Thọ bảo nhờ có Không mà các pháp hiện hữu. Vạn pháp như huyễn vì ý thức nên tạo thành nhị kiến là nhị biên. Khi bỏ nhị biên thì chúng ta đạt được vô tác là vô thủ là vô xã vô đắc vô nguyện. Tâm trạng nầy Phật gọi là Lạc (joy). Tuệ trung thượng sĩ có câu: khi mê thấy không sắc, khi ngộ thấy sắc không.  Mê thì không có và sắc tướng tức là vô tướng hữu tướng phân biệt, ngộ thì sắc tức là Không là tánh Không. Kế tiếp là mê ngộ cũng không phân biệt rõ ràng vì trực nhận trực giác nên ta hết còn phân biệt nhị nguyên. Khi đó đạt đến Chân Không và ngũ nhãn không: 5 mắt Phật mắt Bồ Tát mắt thánh, mắt chư thiên, mắt người cuối cùng. Biển sinh tử con người trôi lăng ngụp lặng như làng sóng nhưng dưới đó là sự tĩnh lặng không có sinh diệt là Phật tánh.

c. Chân không diệu hữu

Chân không diệu hữu ra đời khi có kinh Pháp Hoa có Phật tánh. Chân thật của tánh không là có một điều thật kỳ diệu là Phật tánh. Tuy là trống không nhưng bản chất tìm ẩn là Phật tánh của chúng sanh là tánh giác. Bản chất này nay xuất hiện dưới nhiều tên gọi: Kim Cang gọi là Kim cang ba la mật. Kinh Viên Giác gọi là Viên giác tánh. Kinh Pháp Hoa gọi là tri kiến Phật hay Phật thừa. Kinh Hoa Nghiêm gọi là Trí tuệ Phật. Kinh Lăng Nghiêm gọi là Chân tâm hay Như lai tạng. Kinh Duy ma cật gọi là Pháp môn Bất nhị. Thiền tông gọi là chơn tánh, chân như, pháp thân, bản lai diện mục. Muốn nhận ra nó là vô phân biệt, vô thời gian, vô không gian, Như thị, vô giới hạn số lượng, không đối đãi không tác ý không hình tướng. Giác ngộ là vậy, từ chối từ chối như thiền sư Suzuki bảo sự từ chối liên tục để đến tuyệt đối là cái có, cái hữu lạ kỳ diệu hữu. Đó là bản lai diện mục theo Lục tổ Huệ Năng dạy cho thượng tọa Minh. Không nghĩ thiện, không nghĩ ác bản lai diện mục thượng tọa Minh ở đâu? Vì khi tâm bình thường tĩnh lặng không nghĩ thiện ác là động thì hiện ta bộ mặt chân thật của ta tức ngộ đạo. Ngộ tánh giác là áp dụng ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm của Kim Cang kinh nên lục tổ Huệ Năng nói ra 5 cái đâu ngờ: Đâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh; Đâu ngờ tự tánh vốn không sinh diệt; Đâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ; Đâu ngờ tự tánh vốn không dao động; Đâu ngờ tự tánh hay sanh muôn pháp. Ngộ đạo phải ngộ nhỏ gọi là tiểu ngộ rồi có đại ngộ và nhiều lần.

d. Nguyên lý không có 4 lãnh vực: Hư không, Huyễn không, Nhân không, Chân không

- Hư không: là không gian, khoảng không, không khí hay môi trường. Còn được gọi là không trong 7 đại: đất nước gió lửa không kiến thức. Nhờ có hư không mà vạn pháp có hiện hữu. Theo kinh Lăng Nghiêm, hư không có tánh hư không và tướng hư không. Tánh hư không Phật gọi là thật tánh giác vì tánh giác là thật hư không. Tánh hư không gọi là không đại là tâm chân như, là Như lai tạng bao trùm khắp giới. Tướng hư không là do nghiệp chúng sinh mà hiện hữu khắp đầy mười phương. Tướng hư không tất cả chúng sanh ba cõi không thể tìm ngoài Tánh hư không của Tâm chân như. Ngược lại Tánh hư không của Tâm chân như cũng không thể tìm thấy ngoài tướng hư không, lời kinh Lăng Nghiêm Phật dạy. Tánh là bản chất tướng là hình tướng là hiện tượng. Nhìn lên bầu trời chúng ta thấy không trống rỗng là tướng hư không bao trùm vũ trụ. Tánh là bản chất hư không lại là chân như tâm chân như là vô tướng là bản thể.

- Huyễn không: đứng về nguyên lý không, vạn pháp là không thật thể có, giả tạo nên gọi là huyễn không. Huyễn hữu là vạn pháp có mặt giả tạo không thật thể do duyên sanh, do ngũ uẩn hiện hành. Vì vạn pháp có tên gọi do chúng ta đặt ra từ ý thức của chúng ta mà có. Vạn pháp do ngủ uẩn do duyên kết thành vũ trụ cũng vậy chúng ta cũng vậy và do ý ta đặt tên mà có danh sắc. Huyễn không là nói về bản thể thì do tâm thức mà hình thành thì là huyễn không, do nghiệp mà tạo ra nên có ngả có tôi có pháp nên gọi là ngã pháp. Như vậy nghiệp tướng mà bị xóa đi thì vạn pháp không còn dấu vết nào nữa. Tất cả là không có thật thể nên gọi là huyễn không.

- Nhân không:  nhân đây là nguyên nhân còn gọi là nhân tố hạt giống của các yếu tố là không, trạng thái không Bát nhã Tâm kinh gọi là ngủ uẩn vai không.

- Chân không: Bồ Tát Long Thọ gọi Trung quán luận là Chân không diệu hữu, hữu là có cách kỳ diệu là Chân như Niết bàn. Niết bàn tịch tĩnh không có nghiệp tướng của các pháp nên không có sanh diệt dơ sạch tăng giảm như Bát nhã Tâm kinh. Kinh Lăng Già tam ấn và Luận Đại thừa Khởi tín đều gọi nghiệp tướng chuyển tướng và hiện tướng là ba tướng được sanh ra. Nhân tạo ra do nghiệp nên gọi là nghiệp tướng sinh ra quả kết quả là chuyển tướng và hiện tướng là tướng hiện tiền. Trong thế giới chân không tịch tĩnh không còn nghiệp tướng nữa nên kinh Bát nhã Tâm kinh gọi là không tướng nên không sanh diệt tăng giảm dơ sạch. Vậy thật sự chân như pháp tánh là chân thật nơi Phật an trú là trạng thái chân không là tánh Không qua kinh Hoa Nghiêm là thế giới không bị ngăn ngại nên gọi là thế giới Vô dư Niết bàn. Chúng ta hiểu đoạn văn này bằng hiểu bản chất vô tướng trong khi hiện tượng thì do nghiệp có hình tướng mà sinh ra. Tu tập là tìm về thế giới chân thật chân như pháp tánh Vô dư Niết bàn.

Bất nhị là triết lý đông phương (II)

Tri kiến Phật là theo bước chân Phật tuy biết rằng tự mình thấp đuốc mà đi tuy độc hành cô độc nhưng có Phật trước mặt là năng lượng là ánh đạo vàng dẫn dắt ta đi đúng đường.

Tri kiến Phật là theo bước chân Phật tuy biết rằng tự mình thấp đuốc mà đi tuy độc hành cô độc nhưng có Phật trước mặt là năng lượng là ánh đạo vàng dẫn dắt ta đi đúng đường.

e. Duy thức luận

Vạn pháp duy thức ba cõi duy tâm là tiêu chí của Duy thức luận do Bồ Tát Vô trước thế thân được Phật di lạc dạy bảo. Duy thức ra đời sau 700 năm đức Phật nhập diệt. Để giải quyết tất cả 5 căn đều có cửa vào cơ thể gồm mắt tai mũi lưỡi thân, vậy căn ý cửa vào cơ thể là đâu? Duy thức ra đời đó là ý căn là Mặc na thức là thức số 7 còn gọi là Ego cái ngã cái tôi của thức. Tất cả sẽ đi vào thức cuối cùng là Tàng thức dự trữ để mang đi đầu thai. Như vậy thức số 7 là Mặc na thức sẽ cùng thức số 8 là Tàng thức hay gọi tên là A lại da thức, số 7 là cầu nối, số 8 là tích trữ, nên khi đi đầu thai 2 thức này đi để nối vào ngủ uẩn mới khác hình thành con người đứa bé sinh ra. Chính vì thế mà duy thức nhấn mạnh tu tập để giữ lại trong tàng thức nghiệp và tu tập thức số 7 là thức cái tôi cái ngã thì tu thành vô ngã. Vì ngã do chúng ta thành lập chứ không phải tự nhiên hay do thượng đế nào tạo ra. Chúng ta chỉ là một dòng tâm thức luân chuyển không ngừng mỗi sắc na. Tàng thức trữ các hạt giống gọi là chủng tử từ uẩn Hành do thân khẩu ý mỗi giây phút tạo ra chủng tử vào Tàng thức là huân tập tức là chín mùi tạo thành nghiệp có nghiệp lực.

Dưới góc cạnh khoa học chủng tử là năng lượng, năng lượng này được tạo ra từ hành động thân khẩu ý của ta đi từ ngoài vào tâm thức ta là Tàng thức, rồi năng lượng nào giống nhau thì chồng chất lên nhau tạo từng tầng tâm thức. Năng lượng thiện chồng chất thiện, năng lượng ác thì chồng chất ác , năng lượng không thiện ác thì chồng chất không thiện ác, sự chồng chất gọi là huân tập vì nó không ở yên chạy ra chạy vào không ngừng. Thí dụ đầu tiên có ý ác chạy vô tàng thức trú đó, khi có thời cơ ý ác này chạy ra thành hành động ác chạy vô kết quả trú đó, nhiều lần xảy ra hành ác này chồng chất thành tầng tâm thức ác. Tầng này nhiều quá thì tâm thức thiện ít đi nên bị lấn ép, sau nghiệp lực ác sẽ mạnh dẫn đi đầu thai ác, nhưng cũng dẫn theo tầng tâm thức thiện nên người sanh ra có ác có thiện. Duy thức có 3 lý thuyết căn bản gọi là ba tự tánh: Biến kế sở chấp, y tha khởi, viên thành thật. Biến kế sở chấp là biến là biến đổi, kế là kế thừa, sở là đối tượng và chấp là dựa vào. Biến kế sở chấp là dựa vào hình tướng thay đổi và kế thừa của đối tượng mà cho là sự hiện hửu có một cái tên tức là giả lập là vọng là phân biệt. Y tha khởi là y theo nương theo cái khác mà sinh khởi do duyên mà có, còn gọi là tùy thuộc. Viên thành thật là viên tròn tức hoàn hảo tuyệt đối thật tánh nên gọi là tự tánh tuyệt đối. Ba tự tánh nầy kế tiếp nhau tuần tự của vạn pháp. Tu tập theo duy thức là chuyển tâm thức thành tâm trí (xin đọc bài tôi tìm đường giác ngộ cùng tác giả).

4. Kết luận

Tri kiến Phật là hiểu thấu hết tuệ giác Phật dạy cho chúng ta đi xuyên suốt lịch sử của đạo Phật từ Nguyên thủy đến Đại thừa, thống nhất lại là nhất thừa là Phật thừa của kinh Pháp Hoa là tuệ giác tri kiến Phật. Lịch sử đạo Phật từ 5 giai đoạn đến triết lý có 6 nguyên lý và ứng dụng. Về luận có Trung quán luận và Duy thức luận cho ta một tổng quan (summary) kết cấu của toàn thể đạo Phật. Với tổng quan này chúng ta tu tập biết con đường nào mình đi, vị trí nào mình đang đứng, thành quả nào mình đang đạt, tuệ giác nào mình đang có, từ bi nào mình đang mang, hành động nghiệp nào mình đang gánh.

Tuy ta chỉ là một dòng tâm thức vận hành nhưng ta biết tuệ giác Phật để vận hành năng lượng nầy thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Qua thiền định chúng ta tư duy tri kiến Phật như thế là tu thông minh, không chạy theo tu phong trào, tu mù quáng. Tri kiến Phật là theo bước chân Phật tuy biết rằng tự mình thấp đuốc mà đi tuy độc hành cô độc nhưng có Phật trước mặt là năng lượng là ánh đạo vàng dẫn dắt ta đi đúng đường. Khi ta chết ta vẫn một lòng theo bước chân Phật đi bằng tâm thức này, tinh tấn tin tưởng theo người với nhất thiếc duy tâm tạo, tâm thức ta dẫn ta đi qua nhiều kiếp, với nguyện lực: Bất Thối Chuyển của Bồ Tát hạnh. Nam Mô Thích Ca Mâu Ni Phật.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Phạm vi cõi Cực lạc

Nghiên cứu 20:45 18/11/2024

Với pháp môn Niệm Phật, bất luận là bậc đại đức bác thông tam tạng hay là hạng độn căn tối dạ một chữ không học, hễ cứ nhất tâm chuyên niệm, dứt trừ được các mối nghi thì thảy đều được vãng sanh, không bỏ sót một ai.

Xem thêm